Tranh chấp đất mua bán với chính quyền từ năm 90. Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi: Công ty luật Dương Gia, Tôi có 1 vấn đề sau mong nhận được sự tư vấn của quý Công ty: Nhà tôi có 1 cái ao liền với phần chân đê ( 1 bên đê là ao và 1 bên đê là sông) đã được chính quyền ký bán từ những năm 90. Tại thời điểm đó, chính quyền xã yêu cầu mua tách phần lòng ao và chân đê. Nếu mua 1 trong 2 phần thì chính quyền sẽ không bán. Do vậy, nhà tôi đã mua phần lòng ao và 1 nhà khác (nhà B) mua phần chân đê, tuy nhiên trên giấy tờ thì ao đó đứng chỉ đứng tên nhà tôi. (Do là chỗ quen biết nên nhà B không đòi hỏi cùng được đứng tên) Hiện tại, nhà B muốn xây nhà trên phần đât đê và có đổ đất lấn vào phần lòng ao. Xin luật sư tư vấn là nhà B làm như vậy có đúng hay không và tối đa phần đất được lấn vào lòng ao là ban nhiêu? Trân trọng cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Căn cứ theo quy định tại Điều 11
– Đang sử dụng đất ổn định mà không phải do lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép thì loại đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng
– Đang sử dụng, đất do lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép thì căn cứ vào nguồn gốc, quá trình quản lý, sử dụng đất để xác định loại đất
Như bạn đã trình bày, gia đình bạn và nhà ông B cùng thống nhất mua phần diện tích ao liền và chân để trong đó nhà bạn sở hữu phần ao và nhà ông B sở hữu phần chân đê đã có xác nhận của Ủy ban xã, đã có căn cứ xác định về quyền sở hữu đất. Đất đang được sử dụng ổn định mà không phải do lấn, chiếm thì mục đích sử dụng đất được xác định dựa theo hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm xã xác nhận việc mua bán đất.
Như vậy, nếu trên phần diện tích đất chân đê, từ trước gia đình ông B vẫn sử dụng để ở thì ông B hoàn toàn có quyền xây dựng nhà ở.
Căn cứ theo quy định tại Điều 12
“Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.”
Như vậy, nếu ngay thời điểm tiến hành việc mua phần diện tích này đã có thỏa thuận về phần diện tích thì căn cứ dựa trên nội dung thỏa thuận để xác định chính xác gia đình nhà ông B có lấn chiếm đất đai phần diện tích nhà bạn hay không? Nếu có căn cứ nhà ông B lấn chiếm, bạn hoàn toàn có quyền trình báo chính quyền địa phương yêu cầu giải quyết.
Căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có quy định như sau:
“Điều 10. Lấn, chiếm đất
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.
…
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;
b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.”
Hành vi lấn chiếm đất và đổ đất vào lòng ao nhà bạn của gia đình ông B là hành vi vi phạm pháp luật đất đai, tùy theo hành vi và mức độ lấn chiếm, vi phạm thì sẽ bị áp dụng mức phạt tương ứng và buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm, trả lại đất đã lấn chiếm.