Tranh chấp về đất khai hoang là vấn đề được nhiều người đề cập đến nhiều nhất bởi đất khai hoang mà chưa có giấy tờ pháp lý rất khó để chứng minh chủ sở hữu. Tranh chấp đất khai hoang không có giấy tờ giải quyết thế nào? Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất khai hoang được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về việc sử dụng đất khai hoang:
1.1. Đất khai hoang là gì?
Hiện nay, đất khai hoang không được định nghĩa một cách cụ thể. Tuy nhiên, trước đây, tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 52/2014/TT-BNNPTNT thì đất trồng trọt là đất đang để hoang hoá hoặc đất khác đã quy hoạch cho sản xuất nông nghiệp do cấp có thẩm quyền quyết định.
Theo khoản 2 Điều 9 Luật Đất đai 2013 thì nhà nước khuyến khích người sử dụng đất đầu tư nhân lực, vật tư tiền vốn và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào việc khai hoang, cải tạo, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hoá vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
1.2. Đất khai hoang có được cấp sổ đỏ không?
Điều 101 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất như sau:
– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 mà không có các giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất với điều kiện :
+ Phải có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
+ Được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định;
– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01/7/2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với điều kiện sau:
+ Được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp;
+ Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chung xây dựng đô thị và quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt tại nơi đã có quy hoạch.
Theo khoản 4 Điều 22
2. Thẩm quyền xử lý tranh chấp đất khai hoang:
Nếu tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại UBND cấp xã; mà không thành thì được giải quyết như sau:
Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận; không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nếu tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết;
Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận; trường hợp không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013; thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây: Nộp đơn khởi kiện giải quyết vụ việc tại toà án nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013.
Khởi kiện tại Toà án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai;
Trường hợp đương sự yêu cầu giải quyết khiếu nại tại toà án cấp có thẩm quyền; thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như sau:
– Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết; thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; hoặc khởi kiện tại Toà án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
– Trường hợp tranh chấp giữa một bên tranh chấp là tổ chức; cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết; còn có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; hoặc khởi kiện tại Toà án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013 phải ra quyết định giải quyết khiếu nại. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên đương sự tự giác chấp hành. Trường hợp các bên không tuân thủ sẽ bị cưỡng chế thi hành
3. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất khai hoang không có giấy tờ:
Theo quy định tại Điều 202 của Luật Đất Đai năm 2013, tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hoà giải được cần phải gửi đơn tới uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn bị lấn chiếm để hoà giải. Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hoà giải tranh chấp đất đai ngay tại địa phương của mình. Thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai ở Uỷ ban nhân dân cấp xã được tiến hành không quá 45 ngày kể từ khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
Việc hoà giải cần được lập thành biên bản có chữ ký của nhiều bên và có xác nhận hoà giải thành hoặc không thành của uỷ ban nhân dân cấp xã.
Trong trường hợp không hoà giải được hoặc kéo dài thời gian giải quyết thì cần làm đơn khởi kiện tới Toà án nhân dân cấp huyện có đất để yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp.
Trường hợp phát sinh tranh chấp đối với đất khai hoang thì căn cứ vào Điều 202, Điều 203 Luật đất đai, trình tự giải quyết như sau:
Bước 1: Hòa giải cơ sở xã /phường.
Bước 2: Chọn một trong hai hình thức nộp đơn yêu cầu giải quyết tại ủy ban nhân dân cấp quận, huyện hoặc khởi kiện ra tòa án.
Điều 202 quy định về hòa giải tranh chấp đất đai trong
– Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai bằng hoà giải ở cơ sở.
– Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không thoả thuận được thì gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp yêu cầu giải quyết.
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo công tác giải quyết tranh chấp đất đai tại địa bàn quản lý; trong quá trình triển khai thực hiện phải phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các đoàn thể xã hội khác. Thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai tại Uỷ ban nhân cấp xã được tiến hành trong thời gian không quá 45 ngày, kể từ khi nhận được đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai.
– Việc hoà giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hoà giải thành hay hoà giải không thành của UBND cấp xã. Biên bản phải được chuyển cho từng hộ gia đình, lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp.
– Đối với trường hợp hoà giải thành công không có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Uỷ ban nhân dân cấp xã gửi biên bản này đến Phòng Tài nguyên và Môi trường trong trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân hoặc cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với những trường hợp khác.
– Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
4. Thủ tục khởi kiện khi đất khai hoang bị lấn chiếm:
Để bảo đảm quyền lợi về đất khai hoang bị lấn chiếm, trước hết người khởi kiện cần phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất. Cụ thể gồm: việc tham gia đóng góp thuế từ năm bắt đầu sử dụng đất khai hoang, xác nhận của UBND xã về diện tích đất canh tác ổn định lâu dài, một số tài liệu pháp lý có liên quan khác chứng minh về việc sử dụng đất khai hoang và thực hiện các nghĩa vụ khi sử dụng mảnh đất đó theo quy định của pháp luật.. ..
Nếu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật, đất khai hoang bị xâm phạm cần làm theo những thủ tục tố tụng như sau:
Gửi hồ sơ khởi kiện tới Toàn án theo các hình thức:
– Nộp trực tiếp đến Toà án;
– Gửi qua đường bưu điện hoặc qua trang thông tin điện tử được Toà án cho phép (nếu có) .
– Toà án sau khi nhận được đơn khiếu nại sẽ tiến hành xét xử hoặc đưa ra thông báo giải quyết vụ việc tranh chấp ruộng đất. Sau khi giải quyết vụ án sơ thẩm xong toà án sẽ thực hiện các bước, thủ tục để thụ lý.
– Sau khi xét xử sơ thẩm xong, nếu không đồng ý với bản án thì bạn có quyền làm đơn khởi kiện tới Viện kiểm sát nhân dân cấp cao yêu cầu giải quyết theo thủ tục tố tụng hình sự.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Nghị định 43/2014 NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai;
– Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính;
– Nghị định 04/2017/NQ-HĐTP hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 điều 192