Trạng thái tinh thần bị kích động là gì? Quy định pháp luật về phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh?
Giết người là tội được xem là nặng nhất và nghiêm trọng nhất theo pháp luật Hình sự Việt Nam. Do đó khi điều tra xét xử cần làm rõ tình huống khi tội phạm thực hiện hành vi phạm tội giết người, đang trong tình trạng bình thường hay rơi vào trạng thái tinh thần bị kích động. Phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động là một hoàn cảnh đặc biệt đã được quy định cụ thể trong pháp luật hình sự Việt Nam.
Căn cứ pháp lý:
–
–
– Nghị quyết số 04/HĐTPTANDTC.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Trạng thái tinh thần bị kích động là gì?
Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là một trong những tình tiết giảm nhẹ theo qui định của Bộ luật Hình sự 2015. Theo hướng dẫn tại Điểm b Mục 1 Chương 2 Nghị quyết số 04/HĐTPTANDTC/NQ của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, để có thể xác định tinh thần của người phạm tội có bị kích động mạnh hay không và để phân biệt giữa “kích động” với “kích động mạnh”, cần xem xét một cách khác quan, toàn diện các mặt: thời gian, hoàn cảnh, địa Điểm, diễn biến, nguyên nhân sâu xa và trực tiếp của sự việc; mối quan hệ giữa nạn nhân với người phạm tội, trình độ văn hóa, chính trị, tính tình, cá tính của mỗi bên: mức độ nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật của nạn nhân, mối quan hệ nhân Tình trạng tinh thần bị kích động là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình.
Nói chung, tham khảo Điểm b, mục 1, chương 2 Nghị quyết số 04-HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986 hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự:
“Tình trạng tinh thần bị kích động là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình. Nói chung, sự kích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên sự phản ứng dẫn tới hành vi giết người. Nhưng cá biệt có trường hợp do hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè nén, áp bức tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại, sự kích động đó đã âm ỷ, kéo dài, đến thời Điểm nào đó hành vi trái pháp luật của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích động không tự kiềm chế được; nếu tách riêng sự kích động mới này thì không coi là kích động mạnh, nhưng nếu xét cả quá trình phát triển của sự việc, thì lại được coi là mạnh hoặc rất mạnh.
Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó tuy làm cho người phạm tội bị kích động mạnh, nhưng nói chung chưa đến mức là phạm tội. Nếu hành vi trái pháp luật đó trực tiếp xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc lợi ích hợp pháp của người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội hoặc của xã hội, đã cấu thành tội phạm, thì hành vi chống trả lại gây chết người có thể được xem là trường hợp phòng vệ chính đáng (theo Điều 13) hoặc do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (theo Điều 102).
Trong trường hợp cá biệt hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân cấu thành tội phạm nhưng là tội phạm ít nghiêm trọng (như tội làm nhục người khác, tội vu khống) thì cũng được coi là giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh và được xử lý theo Điều 101, khoản 3. Thí dụ: hai anh em đồng hao ở chung nhà bố mẹ vợ, người anh thường xuyên làm nhục thô bạo và trắng trợn vu khống người em, đến thời Điểm nào đó lại lăng nhục người em nên người anh bị em giết.
Đối với trường hợp người dùng chất say (uống rượu) hoặc chất kích thích mạnh khác mà bị say, nhân có hành vi trái pháp luật không nghiêm trọng của nạn nhân mà thực hiện hành vi giết người, thì không coi là trường hợp phạm tội do bị kích động mạnh. Phải tùy theo hoàn cảnh, tính chất và mức độ sai trái của hành vi do nạn nhân thực hiện cũng như các tình tiết khác của vụ án, mà xử lý theo điều 101 về tội giết người.
– Để có thể xác định tinh thần của người phạm tội có bị kích động mạnh hay không và để phân biệt giữa “kích động” với “kích động mạnh”, cần xem xét một cách khác quan, toàn diện các mặt: thời gian, hoàn cảnh, địa Điểm, diễn biến, nguyên nhân sâu xa và trực tiếp của sự việc; mối quan hệ giữa nạn nhân với người phạm tội, trình độ văn hóa, chính trị, tính tình, cá tính của mỗi bên: mức độ nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật của nạn nhân, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân với tình trạng tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội.”
Nói tóm lại, người bị kích động về tinh thần là người không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc bình thường, nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức. Lúc đó họ mất khả năng tự chủ và không thấy hết được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình; trạng thái tinh thần của họ gần như người điên (người mất trí). Trạng thái này chỉ xảy ra trong chốc lát, sau đó tinh thần của họ trở lại bình thường như trước. Trường hợp người phạm tội có bị kích động về tinh thần nhưng chưa tới mức mất khả năng tự chủ thì không gọi là bị kích động mạnh và không thuộc trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Tuy nhiên họ được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật hình sự.
Việc xác định một người có bị kích động mạnh về tinh thần hay không là một vấn đề phức tạp. Bởi vì trạng thái tâm lý của mỗi người khác nhau, cùng một sự việc nhưng người này xử sự khác người kia; có người bị kích động về tinh thần, thậm chí “điên lên”, nhưng cũng có người vẫn bình thường, thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra. Và cách xử sự của môi người cũng rất khác nhau. Ví dụ: anh A thấy vợ mình quan hệ bất chính với người khác, liền chạy về nhà lấy dao đến đâm chết tình nhân của vợ, nhưng anh B gặp trường hợp này lại gọi vợ về giáo dục, sau đó vợ chồng vẫn sống chung với nhau, còn anh C gặp trường hợp tương tự lại làm đơn ly hôn. Vì vậy, không thể có sẵn một chuẩn mực để “đo” tình trạng kích động mạnh hay chưa mạnh về tinh thần của con người, mà phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, xem xét một cách toàn diện các tình tiết của vụ án, nhân thân người phạm tội, quá trình diễn biến của sự việc, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, hoạt động xã hội, điều kiện sống, tính tình, bệnh tật, hoàn cảnh gia đình, quan hệ giữa người phạm tội với nạn nhân v.v… từ đó xác định mức độ bị kích động về tinh thần có mạnh hay không, mạnh tới mức nào.
2. Quy định về phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động:
Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là hành vi của một người không tự kìm chế được mình trước hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với chính mình hoặc đối với người thân thích của mình nên đã giết chết nạn nhân. Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định như sau:
“Điều 125. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.”
a) Mặt khách thể
Mặt khách thể của tội phạm là: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh xâm phạm quyền sống của con người.
Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là hành vi của một người không tự kìm chế được mình trước hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với chính mình hoặc đối với người thân thích của mình nên đã giết chết nạn nhân.
Hành vi khách quan của tội này cũng tương tự như hành vi trong tội giết người (Điều 123) như: đâm, chém, bắn, đấm, đá, bóp cổ, dìm xuống nước,…
Tình trạng tinh thần bị kích động mạng là tình trạng người phạm tội đã không thể tự chủ, tự kiềm chế hành vi phạm tội của mình. Người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh bị ức chế tâm lý ở mức độ cao khó có đủ bình tĩnh để lựa chọn, để suy xét về hành động của mình. Người phạm tội thực hiện việc giết người ngay trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
Tình trạng tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội phải do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên đối với người phạm tội. Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng là hành vi trái pháp luật nói chung (không chỉ riêng trái pháp luật hình sự), ở mức độ nghiêm trọng và thường xảy ra một cách tức thời. Cũng có trường hợp hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè nén, áp bức nặng nề, đến một thời Điểm nhất định lại bùng lên thì người phạm tội vẫn được coi là phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
Nạn nhân phải là người đã có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó. Nếu người phạm tọi lại không giết người thực hiện hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với mình hoặc đối với người thân thích của mình, mà giết vợ, con hoặc người thân thiết của người này thì họ không phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mà phạm tội giết người
b) Chủ thể
Chủ thể của tội phạm: Là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiêm hình sự. Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp.
c) Mặt chủ quan
Lỗi của người phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là lỗi cố ý. Người phạm tội biết hoặc phải biết hành vi của mình là hành vi nguy hiểm cho xã hội và mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra.
d) Mặt khách quan
Trường hợp người phạm tội có bị kích động về tinh thần nhưng chưa tới mức mất khả năng tự chủ thì không gọi là bị kích động mạnh và không thuộc trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.Tuy nhiên, việc xác định trạng thái tinh thần của một người có bị kích động mạnh hay không là rất khó, bởi vì mỗi người có một trạng thái tâm lý khác nhau, cùng một sự việc nhưng người này xử sự khác người kia, có người tức giận nổi điên lên nhưng cũng có người bình tĩnh, thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra. Ví dụ : A và B đang uống rượu cùng nhau thì có một thanh niên bàn bên cạnh chạy lại khiêu khích, văng tục chửi A và B. Anh A tức giận liền đứng dậy đánh cho thanh niên kia một trận, tuy nhiên anh B thì chỉ cười và cho qua, anh B kéo anh A ra chỗ khác để tránh trường hợp xô xát. Vì vậy, không thể có sẵn một chuẩn mực để đo trạng thái kích động mạnh hay chưa mạnh về tinh thần của con người mà phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, xem xét một cách toàn diện các tình tiết của vụ án, nhân thân người phạm tội, quá trình diễn biến của sự việc, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, hoạt động xã hội, điều kiện sống, tính tình, bệnh tật, hoàn cảnh gia đình, quan hệ giữa người phạm tội với nạn nhân… từ đó xác định mức độ bị kích động về tinh thần có mạnh hay không, mạnh tới mức nào?
Thứ hai, đối với người bị giết phải là người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng. Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân, trước hết bao gồm những hành vi vi phạm pháp luật hình sự xâm phạm đến lợi ích của người phạm tội hoặc đối với những người thân thích của người phạm tội. Thông thường những hành vi trái pháp luật của nạn nhân xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người phạm tội và những người thân thích của người phạm tội , nhưng cũng có một số trường hợp xâm phạm đến tài sản của người phạm tội như: đập phá tài sản, đốt cháy, cướp giật, trộm cắp… Việc xác định một hành vi trái pháp luật của nạn nhân đã tới mức nghiêm trọng hay chưa cũng phải đánh giá một cách toàn diện. Có hành vi chỉ xảy ra một lần đã là nghiêm trọng, nhưng cũng có hành vi nếu chỉ xảy ra một lần thì chưa nghiêm trọng, nhưng nó được lặp đi lặp lại nhiều lần thì lại thành nghiêm trọng. Nạn nhân phải bị chết thì người thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng của nạn nhân mới cấu thành “tội giết người trong trạng thái tình thần bị kích động mạnh”.
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh không có giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, vì không thể xác định được mục đích của người phạm tội khi người đó trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mà chỉ có thể xác định người phạm tội bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.
Thứ ba, hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân là nguyên nhân dẫn tới trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với tinh thần bị kích động mạnh là mối quan hệ tất yếu nội tại có cái này thì ắt có cái kia. Không có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân thì không có tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội và vì thế nếu người phạm tội không bị kích động bởi hành vi trái pháp luật của người khác thì không thuộc trường hợp phạm tội này.
Thứ tư, hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây ra cho người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội.Những người thân thích là những người có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân như: vợ đối với chồng; cha mẹ với con cái; anh chị em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ đối với nhau; ông bà nội ngoại đối với các cháu…
Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Nếu hành vi của người phạm tội chưa làm chết người mà chỉ gây thương tích cho nạn nhân thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
e) Hình phạt
Điều 125 BLHS quy định 2 khung hình phạt.
– Khung 1. Quy định hình phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm áp dụng đối với trường hợp không có tình tiết định khung tăng nặng.
– Khung 2. Quy định hình phạt tù từ 03 năm đến 07 năm áp dụng đối với trường hợp phạm tội mà nạn nhân từ 02 người trở lên.
Tội phạm này thực chất là trường hợp giảm nhẹ đặc biệt của tội giết người. trạng thái tinh thần bị kích động mạnh khác với trạng thái tinh thần bị kích động về mức độ bị kích động. Nếu chỉ là những va chạm, xung đột thông thường trong đời sống gây nên tình trạng bị kích động mà họ đã có hành vi giết ngườu thì không phạm tội giết người trong trạng thái bị kích động mạnh (Điều 125) mà phạm tội giết người (Điều 123) với tình tiết giảm nhẹ “phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra” quy định tại Điểm e, khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.