Trạm trưởng trạm tên lửa hải quân có phải công việc độc hại nguy hiểm không? Chế độ của sĩ quan làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khi về hưu.
Trạm trưởng trạm tên lửa hải quân có phải công việc độc hại nguy hiểm không? Chế độ của sĩ quan làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khi về hưu.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có 8 năm 2 tháng làm Trạm trưởng trạm tên lửa Hải quân (Trạm trưởng tương đương với cấp Đại đội trưởng). Đặc điểm và điều kiên lạo động tại trạm tên lửa là: Công việc rất nguy hiểm, tiếp xúc với hóa chất độc hại, tập trung chú ý cao, căng thẳng thần kinh tâm lý. Chính vì vậy mà trong qua trình công tác tại trạm tên lửa tôi được hưởng chế độ bồi dưỡng độc hại với hệ số 0,4, cũng như chế độ đặc thù quân sự theo Quyết định 15/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Qua nghiên cứu: Quyết định số 03/2006/QĐ- BLĐTBXH ngày 07/3/2006 của Bộ LĐ, TB và XH; Quyết định số 1085/LĐTBXH/QĐ ngày 06/9/1996 của Bộ Lao động thương binh và xã hội; Nghi định 21/CP/2009/NĐ-CP ngày 23/02/2009 của Chính phủ; Quyết định số 15/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư liên tịch số 36/2009/TTLT-BQP-BNV-BLĐTB-BTC thì bản thân khi về nghỉ hưu sẽ được giải quyết chế độ trợ cấp một lần thời gian tăng thêm khi làm việc với công việc rất nguy hiểm, tiếp xúc với hóa chất độc hại, tập trung chú ý cao, căng thẳng thần kinh tâm lý. Nhưng thực tế khi về nghỉ hưu bản thân tôi lại không được giải quyết trợ cấp như trên với lý do cấp trên trả lời là: Trạm trưởng trạm tên lửa không phải là người trực tiếp lắp ráp, kiểm ta, hiệu chỉnh, sửa chữa, bảo quản đạn tên lửa, mặt khác không phải là người thường xuyên làm việc với công việc nguy hiểm, tiếp xúc với hóa chất độc hại, tư thế lao động gò bó, tập trung chú ý cao, căng thẳng thần kinh tâm lý.. Tôi xin được hỏi Luật sư Việc trả lời của Thủ trưởng cấp trên của tôi như vậy có đúng với các Văn bản hiện hành?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo Mục II Danh mục Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong quân đội" ban hành kèm theo Quyết định số 03/2006/QĐ- BLĐTBXH:
Công việ trực tiếp lắp ráp, kiểm tra, hiệu chỉnh, sửa chữa, bảo quản đạn ngư lôi, tên lửa, thuỷ lôi, bom phóng, bom chìm, đạn pháo tàu được coi là là ngành nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm vì đây là công việc rất nguy hiểm, tiếp xúc với hoá chất độc, tư thế lao động gò bó, tập trung chú ý cao, căng thẳng thần kinh tâm lý.
Với cương vị là trạm trưởng trạm tên lửa hải quân, trong toàn bộ quá trình công tác của mình bác chắc chắn sẽ phải trực tiếp tiến hành việc lắp ráp, kiểm tra, hiệu chỉnh, sửa chữa, bảo quản tên lửa. Việc bác được hưởng chế độ bồi dưỡng độc hại với hệ số 0,4, cũng như chế độ đặc thù quân sự theo Quyết định 15/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là căn cứ khẳng định rõ quan điểm này. Như vậy Trạm trưởng trạm tên lửa Hải quân được coi là ngành nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Điểm b Khoản 1 Điều 12 Thông tư liên tịch số 36/2009/TTLT-BQP-BNV-BLĐTBXH-BTC:
b) Sĩ quan, QNCN (kể cả thời gian là hạ sĩ quan, binh sĩ) được quy đổi theo hệ số 1 năm bằng 1 năm 4 tháng để tính hưởng trợ cấp khi: Làm nghề, công việc đặc thù quân sự được xếp lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm loại V, loại VI) quy định tại Quyết định số 1085/LĐTBXH-QĐ ngày 06 tháng 9 năm 1996 và Quyết định số 03/2006/QĐ-LĐTBXH ngày 07 tháng 3 năm 2006 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong quân đội.
Theo Điều 9 Nghị định 21/2009/NĐ-CP:
1. Sĩ quan có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn, ngành nghề có tính chất đặc thù thì được quy đổi thời gian để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần khi thôi phục vụ tại ngũ. Cụ thể như sau:
b) Sĩ quan có thời gian công tác ở địa bàn có phụ cấp đặc biệt với mức 100% hoặc ngành nghề đặc thù quân sự được xếp lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì thời gian đó được quy đổi 1 năm bằng 1 năm 4 tháng;
2. Thời gian tăng thêm do quy đổi tại khoản 1 Điều này được tính hưởng trợ cấp một lần với mức cứ một năm được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương.
Vì công việc của bác là công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nên khi nghỉ hưu bác sẽ được trợ cấp như trên. Do đó việc trả lời của Thủ trưởng cấp trên của bác như vậy là chưa đúng với các quy định pháp luật.