Trái phiếu là hình thức vay nợ của một tổ chức. Việc phát hành trái phiếu giúp họ thu về các khoản vay. Trái phiếu quốc tế chính phủ là việc phát hành trái phiếu được thực hiện bởi chính phủ. Với các khoản vay nhằm thực hiện các hoạt động chi tiêu quốc gia. Cùng tìm hiểu về trái phiếu quốc tế chính phủ.
Mục lục bài viết
1. Trái phiếu quốc tế chính phủ là gì?
Trái phiếu quốc tế chính phủ là một chứng khoán nợ được phát hành bởi một chính phủ quốc gia bằng ngoại tệ. Khi mà việc phát hành trái phiếu nhằm thực hiện các khoản vay chính phủ mong muốn. Có thể do ngân sách quốc gia không đủ chi trả cho các hoạt động tiêu dùng. Các nghĩa vụ của người dân cũng không được đẩy nhanh theo quy trình. Để kịp thời huy động được ngân sách đáp ứng nhu cầu quốc gia, chính phủ phải phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, với các trái phiếu quốc tế có thể nhanh chóng huy động vốn hơn cả. Khi các khoản vay được thực hiện bởi các công dân nước ngoài. Và giá trị vay được quy đổi với ngoại tệ.
Có thể do các hoạt động phát hành trái phiếu bằng nội tệ không khả thi. Khi các tình hình tài chính của quốc gia gặp quá nhiều khó khăn. Hoặc các nhà đầu tư nước ngoài có nhiều nhu cầu trong thực hiện các hoạt động đầu tư này. Trong xem xét và tính toán cho thấy phát hành trái phiếu quốc tế có nhiều khả thi hơn.
Trái phiếu quốc tế chính phủ là trái phiếu chính phủ được phát hành bằng ngoại tệ. Với đối tượng thực hiện phát hành trái phiếu là chính phủ. Các giá trị khoản vay được quy đổi sang ngoại tệ. Mong muốn tiến hành giao dịch bằng ngoại tệ. Thông thường được thực hiện đối với các đối tác có nhu cầu hợp tác với quốc gia đó. Với các lợi ích nhận được từ trái phiếu đủ lớn để họ có hứng thú trong hoạt động đầu tư.
Chính phủ Việt Nam tính đến hiện tại có ba lần phát hành trái phiếu chính phủ. Lần đầu tiên vào năm 2005, lần thứ hai và thứ ba lần lượt là năm 2010 và năm 2014.
2. Khác biệt cơ bản với trái phiếu chính phủ phát hành bằng tiền nội địa:
Trái phiếu chính phủ phát hành bằng tiền nội địa không được hầu hết các chính phủ ưa chuộng. Do tiền tệ trên mệnh giá trái phiếu càng kém ổn định, rủi ro của các trái chủ phải càng cao. Khi các nhà đầu tư trong nước không thấy được tiềm năng đầu tư. Hoặc họ cũng không có khả năng cho vay. Khi phát hành trái phiếu bằng tiền nội địa. Đến thời điểm đáo hạn, nếu một quốc gia quá khó khăn không thể xoay vòng vốn. Có thể thực hiện in tiền để tiến hành thanh toán các nghĩa vụ. Tuy nhiên, nó làm cho lạm phát trở lên nghiêm trọng. Và đồng tiền nội địa càng trở lên mất giá. Khi đó chính phủ sẽ rơi vào khó khăn, kéo theo các bất ổn trong thị trường chung quốc gia.
Với tính chất đặc biệt khi một chính phủ phải quyết định phát hành trái phiếu chính phủ. Do đó khi nhìn nhận trong thực tế quốc gia. Các nước kém phát triển thường có xu hướng thiếu nguồn ngân sách. Khi phải thực hiện các hoạt động tốn kém ngân sách, họ phải tìm cách thực hiện các khoản vay. Gặp khó khăn trong việc phát hành trái phiếu chính phủ bằng tiền tệ của họ ra thị trường quốc tế. Với các giá trị đó có thể được phản ánh lớn trong thị trường quốc gia. Nhưng các lợi nhuận cho nhà đầu tư quốc tế lại không đáng kể. Do đó phải phát hành nợ bằng ngoại tệ với trái phiếu quốc tế chính phủ.
3. Lý do khác biệt giữa trái phiếu Chính phủ và tiền nội địa:
– Các nhà đầu tư coi chính phủ các nước nghèo kém minh bạch và dễ bị tham nhũng hơn. Vì vậy làm tăng khả năng các khoản vay và đầu tư cho chính phủ được sử dụng một cách không hiệu quả. Khi đó, các khoản vay không những bị chi tiêu kém hiệu quả, không mang lại hướng giải quyết tồn đọng. Các lợi nhuận không được tìm kiếm trong hoạt động tiêu dùng của chính phủ đó. Các giá trị đi vay cũng không thể tìm lại. Khi đó, đến thời điểm đáo hạn, nhà đầu tư không thể đảm bảo tính thanh toán cả chính phủ. Các rủi ro hoàn toàn có thể xảy ra khiến họ mất hoàn toàn giá trị khoản đầu tư.
– Các nước nghèo có xu hướng bất ổn hơn dẫn đến tỉ lệ lạm phát cao hơn. Việc phát hành tiền nội tệ không thể giải quyết các vấn đề mang tính chất quốc tế. Bởi các giá trị tiền của họ mất giá trong mắt quốc tế. Khi các giá trị tiền không thể hiện cao, lợi ích các nhà đầu tư nhận được qua thời gian càng giảm. Làm giảm tỉ lệ lợi nhuận thực tế mà các nhà đầu tư nhận được. Để đảm bảo với một giá trị ổn định hơn, yêu cầu đặt ra là phải tiến hành các khoản vay ngoại tệ. Khi đó, các lợi nhuận của nhà đầu tư có thể được đảm bảo. Cũng như giá trị lợi nhuận lớn có thể khiến nhiều nhà đầu tư có hứng thú cho vay.
4. Đặc điểm Trái phiếu quốc tế chính phủ:
– Phát hành bằng tiền tệ quốc gia có nền kinh tế ổn định.
Chính phủ một quốc gia có nền kinh tế không ổn định có xu hướng đặt mệnh giá trái phiếu chính phủ của họ bằng tiền tệ của một quốc gia khác có nền kinh tế ổn định. Việc xác định dựa trên tính toán khả năng và nhu cầu của các nhà đầu tư tương ứng.
Trước mắt, khi nền kinh tế của một nước gặp các bất ổn. Không những chính phủ khó khăn trong tìm kiếm nguồn thu. Và ngân sách không đủ cho các hoạt động chi tiêu trên thực tế. Mà nền kinh tế cũng gặp nhiều khó khăn. Các nhà đầu tư trong nước không có khả năng cho vay chính phủ. Hoặc không mặn mà với mức lãi suất bằng giá trị tiền nội địa. Các hoạt động phát hành trái phiếu nội địa của chính phủ không khả thi.
Trong khi các đòi hỏi đáp ứng nhanh chóng, kịp thời ngân sách với giá trị lớn. Phát hành trái phiếu quốc tế đặt ra với nhu cầu của chính phủ. Tuy nhiên lại phải xem xét đồng tiền nào sẽ đáp ứng được các đòi hỏi trên. Trái phiếu phải nhanh chóng thu hút các nhà đầu tư. Cũng như cho họ thấy các đảm bảo của chính phủ trong lợi nhuận dành đến họ. Đặc biệt với ngoại tệ của quốc gia có nền kinh tế ổn định, rủi ro cho các nhà đầu tư được loại bỏ. Nhà đầu tư có thể yên tâm khi không có lạm phát làm ảnh hưởng đến các giá trị có thể thu về.
Do rủi ro vỡ nợ tiềm tàng càng cao, trái phiếu quốc tế chính phủ càng có mức chiết khấu nhiều hơn.
Thông thường so với các trái phiếu được phát hành bởi doanh nghiệp. Các trái phiếu được chính phủ phát hành có mức chiết khấu thấp hơn. Nguyên nhân được thể hiện là do các rủi ro cao hơn có thể xảy ra đối với các nhà đầu tư vào doanh nghiệp. Và chênh lệch chiết khấu chính là phần bù trừ cho rủi ro.
Tương tự như vậy đối với các rủi ro vỡ nợ của trái phiếu quốc tế chính phủ. Khi mức độ đo lường rủi ro càng cao, các chiết khấu càng được thể hiện nhiều hơn. Nó giúp các nhà đầu tư xác định, muốn nhận về các lợi nhuận lớn phải chấp nhận rủi ro cao. Được đánh giá bởi các thị trường nợ quốc tế biểu thị qua lợi suất của trái phiếu. Các trái chủ thường yêu cầu lợi suất cao hơn cho trái phiếu có rủi ro lớn hơn.
Ví dụ, từ ngày 24 tháng 5 năm 2016 trái phiếu quốc tế chính phủ 10 năm do chính phủ Canada phát hành mang lại lợi suất 1,34%. Trong khi trái phiếu quốc tế chính phủ 10 năm do chính phủ Brazil phát hành mang lại lợi suất 12,84%. Sự chênh lệch 1150 điểm cơ bản này cho thấy vị trí tài chính của cả hai chính phủ. Và phản ánh mức tín nhiệm cao hơn nhiều của chính phủ Canada.
5. Hạn chế của trái phiếu quốc tế chính phủ:
Việc các nước kém phát triển buộc phải vay bằng ngoại tệ có thể không khả quan. Sẽ góp phần làm xấu thêm tình hình kinh tế của họ nếu có biến động tiền tệ lớn trên thị trường. Khiến cho chi phí vay của họ cao hơn. Khi các giá trị ngoại tệ lớn hơn nhiều đồng tiền trong nước. Việc sử dung hiệu quả mang đến tích cực trong phát triển kinh tế là tín hiệu tốt. Tuy nhiên so với lợi suất phải thanh toán, các giá trị làm ra vẫn là không đáng kể. Chưa nói đến sử dụng không hiệu quả nguồn vay. Khi phải trả nợ tạo nên sự quá sức và không thể giải quyết của các chính phủ này.
Với hoạt động bình thường, việc thực hiện nghĩa vụ nợ và lãi suất đã quá sức với các chính phủ đi vay. Thì các lạm phát hay mất giá của tiền nội tệ càng diễn biến xấu càng mang đến khó khăn. Đó là việc phản ánh các nghĩa vụ thực tế phải thực hiện khi tiền nội tệ ngày càng mất giá.
– Ví dụ.
Giả sử chính phủ Indonesia phát hành trái phiếu bằng đồng yên Nhật để thu hút vốn với lãi suất vay là 5%. Trong suốt thời gian đến kì đáo hạn của trái phiếu, đồng rupiah của Indonesia mất giá 10% so với đồng yên Nhật. Như vậy, việc mất giá phản ánh tình hình kinh tế của đất nước. Các giá trị mất giá làm chính phủ phải thực hiện các nghĩa vụ lớn hơn nhiều lần. Vì vậy, lãi suất thực tế mà chính phủ Indonesia phải trả là 15% nếu số vốn được sử dụng vào các hoạt động của chính phủ Indonesia được thực hiện bằng đồng rupiah.