Cơ sở hạ tầng kém chất lượng cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tai nạn giao thông. Đặc biệt trên các tuyến đường bộ xuất hiện rất nhiều điểm đen tai nạn giao thông. Vậy ai có trách nhiệm xử lý điểm đen tai nạn giao thông đường bộ?
Mục lục bài viết
- 1 1. Trách nhiệm xử lý điểm đen tai nạn giao thông đường bộ:
- 2 2. Nghiên cứu hiện trường lần hai để xác định nguyên nhân điểm đen tai nạn giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
- 3 3. Lựa chọn biện pháp khắc phục điểm đen tai nạn giao thông đường bộ theo nguyên tắc nào?
- 4 4. Thống kê vụ va chạm, tai nạn giao thông và lập hồ sơ điểm đen tai nạn giao thông đường bộ theo quy định nào?
1. Trách nhiệm xử lý điểm đen tai nạn giao thông đường bộ:
Câu hỏi: Xin chào Luật Dương Gia, tôi là Phương Liên, dạo gần đây tôi cớ thực hiện nghiên cứu về đề tài tìm hiểu quy định của pháp luật về việc xác định và xử lý vị trí nguy hiểm trên đường bộ đang khai thác sử dụng. Do đó, tôi có thắc mắc và rất mong Luật Dương Gia có thể giải đáp và cung cấp thông tin giúp tôi như sau: Trách nhiệm xử lý điểm đen tai nạn giao thông đối với hệ thống quốc lộ thuộc về cơ quan, tổ chức nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này tại văn bản pháp lý nào? Rất mong sớm nhận được phản hồi từLuật Dương Gia, chân thành cảm ơn!
Chào bạn! Chúng tôi gửi bạn một số thông tin liên quan đến câu hỏi của bạn như sau:
Về trách nhiệm xử lý điểm đen tai nạn giao thông đối với hệ thống quốc lộ hiện nay được quy định tại Điều 7 của Thông tư Thông tư 26/2012/TT-BGTVT về việc xác định và xử lý vị trí nguy hiểm trên đường bộ đang khai thác do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, cụ thể được quy định như sau:
– Tổ chức quản lý đường bộ được thực hiện quy định tại Điều 9 và Điều 16 củaThông tư 26/2012/TT-BGTVT.
– Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải đối với điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên quốc lộ được giao quản lý được thực hiện theo quy định tại Điều 10, 11, 12, 13 của Thông tư Thông tư 26/2012/TT-BGTVT.
– Tổng cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Thông tư Thông tư 26/2012/TT-BGTVT.
– Đối với đường BOT được quy định như sau:
+ Nhà đầu tư thực có trách nhiệm hiện quy định tại Điều 10, 11, 12, 13 của Thông tư 26/2012/TT-BGTVT.
+ Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm đôn đốc nhà đầu tư thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 10, 11, 12, 13 và khoản 2 Điều 16 của Thông tư 26/2012/TT-BGTVT.
– Đối với một số điểm đen trên đường bộ đang được khai thác và đang có dự án xây dựng, cải tạo nâng cấp và tổ chức quản lý đường bộ bàn giao hồ sơ điểm đen cho chủ đầu tư để xem xét xử lý trong dự án. Đối với trường hợp dự án chưa triển khai, cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ thực hiện các biện pháp xử lý tạm thời để đảm bảo an toàn giao thông.
– Đối với trường hợp nguyên nhân gây tai nạn giao thông mà không liên quan đến cầu đường, Cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Thông tư 26/2012/TT-BGTVT.
Từ những phân tích trên thì Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải quy định đối với điểm đen tai nạn giao thông trên quốc lộ được giao quản lý và được thực hiện nghiên cứu hiện trường lần hai đối với hệ thống quốc lộ.
2. Nghiên cứu hiện trường lần hai để xác định nguyên nhân điểm đen tai nạn giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Theo quy định hiện nay tại Điều 12 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định nghiên cứu hiện trường lần hai để xác định nguyên nhân như sau:
– Cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào hồ sơ đã thực hiện ở Điều 10, Điều 11 của Thông tư 26/2012/TT-BGTVT , để tổ chức nghiên cứu hiện trường lần 2 và để xác định được nguyên nhân do tình trạng cầu đường, tình hình tổ chức giao thông, chiếu sáng ban đêm, tầm nhìn, môi trường tự nhiên – xã hội hai bên đường và lưu ý về thời tiết hoặc tình hình điều khiển giao thông khi xảy ra tai nạn.
– Việc thực hiện nghiên cứu về thị sát và nghiên cứu hiện trường quy định tại khoản 1 Điều 12 phải được thực hiện khách quan ngay tại nhiều thời điểm và thời tiết trên nhiều đối tượng, lứa tuổi, nghề nghiệp khác nhau.
Như vậy, từ quy định trên ta có thể khẳng định Căn cứ vào hồ sơ đã thực hiện ở Điều 10, Điều 11 nêu trên, thì tổ chức nghiên cứu hiện trường lần 2 sẽ có cơ sở để xác định nguyên nhân do tình trạng cầu đường, tình hình tổ chức giao thông, tầm nhìn, chiếu sáng ban đêm hay do môi trường tự nhiên – xã hội hai bên đường, lưu ý về thời tiết hoặc tình hình điều khiển giao thông khi xảy ra tai nạn.
– Việc thị sát và nghiên cứu hiện trường quy định tại khoản 1 Điều 12 luôn phải được thực hiện khách quan nhất và tại nhiều thời điểm và thời tiết trên nhiều đối tượng, lứa tuổi, nghề nghiệp khác nhau.
3. Lựa chọn biện pháp khắc phục điểm đen tai nạn giao thông đường bộ theo nguyên tắc nào?
Xin chào Luật Dương Gia, tôi là Thành Công, gần đây tôi đang thực hiện nghiên cứ đề tài khoa học liên quan đến vấn đề quy định của pháp luật về việc xác định và xử lý vị trí nguy hiểm trên đường bộ đang khai thác sử dụng và việc lựa chọn biện pháp khắc phục điểm đen tai nạn giao thông đường bộ theo nguyên tắc nào . Do đó, rất mong Luật sư có thể giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Chào bạn! Chúng tôi gửi đến bạn câu trả lười như sau:
Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định về việc lựa chọn biện pháp khắc phục điểm đen tai nạn giao thông đường bộ theo nguyên tắc như sau:
Căn cứ dựa vào các nguyên nhân đã được xác định tại Điều 12 của Thông tư 26/2012/TT-BGTVT, đề xuất biện pháp khắc phục theo nguyên tắc:
Thứ nhất: Phải giảm hoặc phải làm mất hẳn nguyên nhân đã có tác động gây ra tai nạn giao thông.
Thứ hai: Không được phát sinh các nguyên nhân khác gây ra tai nạn giao thông.
Thứ ba: Không được gây ảnh hưởng xấu đến bảo đảm giao thông và môi trường xung quanh.
Từ những quy định trên, ta đã có thể dựa vào để làm cơ sở căn cứ vào các nguyên nhân đã xác định đề xuất biện pháp khắc phục theo nguyên tắc và những tiêu chí để khác phục điểm đen tai nạn giao thông.
4. Thống kê vụ va chạm, tai nạn giao thông và lập hồ sơ điểm đen tai nạn giao thông đường bộ theo quy định nào?
Xin chào Luật Dương Gia, tôi làNam, tôi có thực hiện nghiên cứu về đề tài tìm hiểu quy định của pháp luật về việc xác định và xử lý vị trí nguy hiểm trên đường bộ đang khai thác sử dụng. Do đó, tôi có thắc mắc và rất mong Luật Dương Gia có thể giải đáp và cung cấp thông tin giúp tôi như sau: Cách thức thực hiện thống kê vụ va chạm, tai nạn giao thông và lập hồ sơ điểm đen tai nạn giao thông đường bộ theo quy định nào? Rất mong Luật Dương Gia giải đáp.
Trả lời gửi đến bạn như sau:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định về cách thống kê vụ va chạm, tai nạn giao thông và lập hồ sơ điểm đen tai nạn giao thông đường bộ như sau:
– Xác định hồ sơ và sơ bộ xếp hạng ưu tiên để xử lý
– Tổ chức về việc quản lý đường bộ phát hiện, thống kê những vụ va chạm, tai nạn giao thông và tiến hành lập hồ sơ điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông theo quy định tại Điều 6, Điều 7 của Thông tư26/2012/TT-BGTVT.
Theo đó, trường hợp tổ chức quản lý đường bộ phát hiện, thống kê vụ va chạm, tai nạn giao thông và lập hồ sơ điểm đen tai nạn giao thông theo quy định tại Điều 6 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định như sau:
Hồ sơ điểm đen sẽ bao gồm:
– Hồ sơ của các vụ tai nạn giao thông đã được lưu giữ tại đơn vị quản lý đường bộ hoặc hồ sơ các vụ tai nạn giao thông do cơ quan công an cung cấp;
– Bảng thống kê các vụ tai nạn có ghi lý trình, số hồ sơ vụ tai nạn, thiệt hại, đánh giá nguyên nhân kèm kiến nghị sơ bộ giải pháp khắc phục;
Bản vẽ sơ đồ tại khu vực điểm đen, ảnh chụp khu vực điểm đen và các tài liệu liên quan.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 26/2012/TT-BGTVT Quy định về việc xác định và xử lý vị trí nguy hiểm trên đường bộ đang khai thác.