Trách nhiệm quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ? Chính sách quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ?
Hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội thì vấn đề được đặt ra trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đó là làm sao có thể đẩy mạnh được công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực này. Hiện nay theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ đã quy định về Trách nhiệm quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ? Chính sách quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ? Vậy cụ thể quy định này được áp dụng trên thực tế như thế nào. Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Tổng đài Luật sư
1. Trách nhiệm quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
Căn cứ theo quy định tại điều 11. Trách nhiệm quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và thực hiện quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về quyền tác giả và quyền liên quan.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
4. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại địa phương theo thẩm quyền.
5. Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các cấp.
Như vậy có thể thấy tại Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 quy định thì trách nhiệm quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ được quy định từ trung ương tới địa phương gồm Chính phủ, Bộ và cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp. Hiện nay trên thực tế có thể thấy trong thời kì phát triển hiện nay thì công tác hội nhập và hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ được củng cố, có đóng góp tích cực vào thực hiện nhiệm vụ đối ngoại của đất nước, của Bộ nói chung và hoạt động chuyên môn của Cục nói riêng. Công tác thông tin sở hữu trí tuệ được bảo đảm thông qua việc cung cấp thông tin qua Thư viện điện tử sở hữu trí tuệ, Thư viện số về bằng sáng chế, Công báo sở hữu trí tuệ để phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo của xã hội…
Theo đó có thể thấy pháp luật đã quy định đối với hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, Cục đã thực hiện thường xuyên thông qua việc hướng dẫn, giải đáp những vướng mắc của các bộ, ngành, tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ và tham gia góp ý kiến cho các Chương trình phối hợp công tác giữa Bộ khoa học và công nghệ và các địa phương. Rà soát nhiều văn bản có nội dung liên quan đến sở hữu trí tuệ nhằm bảo đảm thi hành hiệu quả, hiệu lực các quy định của pháp luật, cũng như các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam tham gia hoặc là thành viên, hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc của các cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân trong việc áp dụng chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ, nhất là thủ tục đăng ký quyền sở hữu công nghiệp… Bên cạnh dó thì Cục sở hữu trí tuệ có trách nhiệm triển khai hiệu quả các hoạt động về sáng kiến, phát triển sáng tạo, chỉ dẫn địa lý…
2. Chính sách quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
Căn cứ theo quy định tại điều 8. Chính sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 quy định cụ thể:
1. Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng; không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.
2. Khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ nhằm góp phần phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.
3. Hỗ trợ tài chính cho việc nhận chuyển giao, khai thác quyền sở hữu trí tuệ phục vụ lợi ích công cộng; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ cho hoạt động sáng tạo và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
4. Ưu tiên đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng liên quan làm công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và nghiên cứu, ứng dụng khoa học – kỹ thuật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
5. Huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư nâng cao năng lực hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.
Như vậy thông qua 05 nội dung theo quy định như trên chúng ta thấy pháp luật đã đề ra rất cụ thể về chính sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ, trên thực tế hiện nay đối với việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ của Cục Sở hữu trí tuệ. Theo đó hiện nay có thể nói nước ta đã ghi nhận những kết quả đáng khích lệ trong công tác xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ, trong đó nổi bật nhất là việc xây dựng chiến lược Sở hữu trí tuệ quốc gia, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ và Hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.
Chính sách quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ đóng vai trò là cơ quan đầu mối quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, Cục Sở hữu trí tuệ thường xuyên thực hiện việc giải đáp và hướng dẫn thực hiện pháp luật về sở hữu trí tuệ cho các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là các Sở Khoa học và Công nghệ và các doanh nghiệp như giải đáp vướng mắc về việc rút ngắn thời gian thẩm định, cấp văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp và các nội dung về đăng ký hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 148 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 quy định. Về thay đổi ủy quyền đại diện sở hữu công nghiệp và về phương án xử lý các đơn không đáp ứng quy định về kiểm soát an ninh đối với sáng chế trước khi đăng ký ra nước ngoài, về quy định pháp luật liên quan đến đơn chuyển đổi do đăng ký quốc tế nhãn hiệu bị hủy bỏ hiệu lực theo Điều 9 của Nghị định thư Madrid…
Ngoài ra căn cứ theo quy định như trên thì phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thì Cục Sở hữu trí tuệ còn tích cực tham gia các hoạt động bảo đảm thi hành những điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ như tiếp tục cung cấp thông tin về hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở thời kì hiện nay theo yêu cầu của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội. Bên cạnh dó thì với chính sách này Cục sở hữu trí tuệ còn đóng góp ý kiến cho việc đàm phán, gia nhập một số điều ước quốc tế khác như góp ý dự thảo báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án sàn Hiệp định Việt Nam – Israel và có thể chuẩn bị nội dung và tham dự phiên họp Hội nghị liên chính phủ về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia…
Kết luận: Theo quy định chúng tôi đưa ra như trên có thể thấy vai trò của việc quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, theo đó Nhà nước đẩy mạnh quản lý Nhà nước đã góp phần nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về sở hữu trí tuệ, khuyến khích hoạt động xác lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân. Bên cạnh đó so với yêu cầu trên thực tế thì công tác quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ vẫn còn hạn chế, yếu kém. Việc xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách chưa thực sự phát huy hết tiềm năng, thế mạnh tài sản trí tuệ của địa phương. Công tác kiểm tra, thanh tra, trao đổi thông tin giữa các cơ quan chức năng chưa thường xuyên
Trên đây là thông tin do