Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng tội phạm? Biện pháp nâng cao phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm?
Hiện nay, các loại tội phạm ngày càng gia tăng và có những diễn biến phức tạp, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống xã hội cũng như an ninh an toàn xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề lớn mà Đảng, Nhà nước và toàn xã hội cùng phải chung tay phòng ngừa, có trách nhiệm có những biện pháp nâng cao phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm. Đây là nhiệm vụ nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách, thường xuyên, liên tục và lâu dài.
1. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng tội phạm
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc sự gia tăng tội phạm là:
– Tình kinh tế xã hội còn khó khăn, nhiều người lao động chưa có việc làm, tạo áp lực lớn đối với các vấn đề xã hội;
– Số người nghiện ma túy và số đối tượng truy nã ngoài xã hội còn nhiều, tiềm ẩn yếu tố làm nảy sinh tội phạm, tệ nạn xã hội;
– Sự phát triển của khoa học, công nghệ, làm phát sinh, phát triển một số loại tội phạm và hành vi phạm tội mới mang tính chất phi truyền thống.
– Đạo đức của một bộ phận xã hội xuống cấp, lối sống thực dụng, hưởng thụ, chạy theo lợi ích vật chất;
– Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong đấu tranh, phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật ở một số nơi chưa được đề cao, lực lượng chức năng (trong đó có lực lượng công an) có lúc, có nơi chưa thường xuyên, liên tục, chưa quyết tâm đấu tranh, phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật;
– Tác động tiêu cực của văn hóa phẩm đồi trụy, bạo lực, trò chơi trực tuyến trên mạng internet (game online) đối với thanh, thiếu niên đang ở độ tuổi phá triển về nhận thức, tâm sinh lý;
– Phòng ngừa xã hội tội phạm ở một số nơi còn mang tính hình thức, phòng ngừa nghiệp vụ hiệu quả chưa cao;
– Một số quy định của pháp luật trong đấu tranh phòng, chống tội phạm chưa thống nhất, chưa được hướng dẫn, còn xung đột, khó áp dụng trong thực tiễn;
– Tác động, ảnh hưởng từ tình hình tội phạm trong khu vực và trên thế giới như tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm ma túy, buôn lậu, rửa tiền, khủng bố…;
2. Biện pháp nâng cao phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm
Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, cần thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau
– Huy động sức mạnh của hệ thống chính trị trong phòng, chống tội phạm. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng các cấp trong công tác phòng, chống tội phạm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên về ý thức trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tội phạm.
– Chú trọng tăng cường, nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng ngừa xã hội. Coi trọng phòng ngừa tội phạm từ gia đình, trong gia đình và ở cơ sở. Rà soát, đánh giá ảnh hưởng của các chính sách phát triển và quá trình thực hiện các chính sách phát triển đến tình hình tội phạm và hoạt động phòng, chống tội phạm, đề xuất khắc phục hạn chế những sơ hở, thiếu sót, bất cập.
– Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục, nhất là truyền thông giáo dục về đạo đức, lối sống, chính sách, pháp luật nhằm chống suy thoái đạo đức, lối sống, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần cảnh giác và trách nhiệm tham gia phòng, chống tội phạm đối với các tổ chức, cá nhân và gia đình.
– Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm và quản lý, giáo dục người phạm tội trong gia đình, ở địa bàn dân cư” gắn với các cuộc vận động nhằm phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao một bước hiệu quả hoạt động của các lực lượng bán chuyên trách và các tổ chức của quần chúng ở cơ sở. Đẩy nhanh quá trình “xã hội hóa” công tác phòng, chống tội phạm, huy động thêm nhiều nguồn lực cho công tác phòng, chống tội phạm.
– Từng bước nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật và các lực lượng chuyên trách. Rà soát, đánh giá thực trạng năng lực của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân,
– Tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Quốc hội trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.
– Tiếp tục mở các cao điểm đấu tranh, trấn áp tội phạm, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc nổi lên về tội phạm hình sự, kinh tế, tham nhũng, ma túy, môi trường, tội phạm sử dụng công nghệ cao…
– Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống tội phạm. Trước hết, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Tổ chức
– Chủ động, tích cực mở rộng quan hệ đối ngoại và tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm.Trước hết, ưu tiên hợp tác với các cơ quan an ninh, cảnh sát, nội vụ các nước láng giềng, các nước lớn, các đối tác quan trọng, bạn bè truyền thống, các tổ chức và hiệp hội cảnh sát, tư pháp hình sự quốc tế để đấu tranh phòng, chống có hiệu quả tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm sử dụng công nghệ cao. Tranh thủ nguồn lực bên ngoài phục vụ yêu cầu hiện đại hóa, tăng cường năng lực của các lực lượng chuyên trách, phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát triển đất nước./.Trách nhiệm và biện pháp nâng cao phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm
– Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật.
– Triển khai các chủ trương, giải pháp bảo vệ an ninh quốc gia, đấu tranh làm thất bại các âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động; bảo đảm tuyệt đối an toàn các sự kiện lớn của đất nước, nhất là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; các hoạt động phục vụ bầu cử Quốc hội Khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp….
– Thực hiện tốt các mặt công tác phòng ngừa tội phạm với mục tiêu làm giảm tội phạm, kết hợp chặt chẽ công tác phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ, giữa phòng ngừa nghiệp vụ với đấu tranh, trấn áp tội phạm.
– Chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tự giác, tích cực tham gia thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là phòng ngừa xã hội tội phạm; có chính sách bảo vệ, khen thưởng, động viên cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong cung cấp thông tin, tài liệu, tham gia hỗ trợ, giúp đỡ lực lượng Công an phá án. Bộ Công an đề nghị và mong muốn cử tri, nhân dân tích cực tham gia phòng ngừa, đấu tranh, tố giác tội phạm, vi phạm pháp luật.
– Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; quản lý cư trú. Triển khai thực hiện nghiêm
Rà soát, xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách trong công tác phòng, chống tội phạm, kịp thời đề xuất Quốc hội, Chính phủ sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản quy phạm pháp luật tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo hành lang pháp lý cần thiết cho công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật (hiện nay, Bộ Công an đang phối hợp với các Bộ, ngành tham mưu Chính phủ, đề xuất Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống ma túy;
– Triển khai đồng bộ các kế hoạch, biện pháp bảo đảm trật tự an toàn xã hội, nhất là bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, tăng cường quản lý người nước ngoài…
– Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng công tác bắt, giam giữ, điều tra, xử lý tội phạm; nâng cao tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
– Phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức pháp luật trong nhân dân, kết hợp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, gia đình, trường học, khu dân cư văn hóa, an ninh, an toàn, các mô hình tự phòng, tự quản về an ninh, trật tự; tăng cường các biện pháp quản lý, giáo dục hiệu quả các trường hợp có nguy cơ cao phạm tội tại cơ sở; chủ động phát hiện, giải quyết kịp thời mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, phòng ngừa, ngăn chặn phát sinh tội phạm, nhất là tội phạm, vi phạm pháp luật có nguyên nhân từ các yếu tố kinh tế – xã hội.
– Nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ, bổ sung các nguồn lực cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, công vụ.