Trách nhiệm trong khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường?
Ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề rất ” nóng” hiện nay khi có những sự thay đổi về khí hậu, hiện tượng băng tan ở hai cực, trái đất thì đang nóng lên….Để khắc phục tình trạng này thì hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì đều có những phương hướng, biện pháp để vừa phục hồi môi trường và vừa
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
– Cơ sở pháp lý:
1. Trách nhiệm trong khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.
– Ô nhiễm môi trường là khái niệm được nhiều ngành khoa học định nghĩa. Dưới góc độ sinh học, khái niệm này chỉ tình trạng của môi trường trong đó những chỉ số hoá học, lý học của nó bị thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Dưới góc độ kinh tế học, ô nhiễm môi trường là sự thay đổi không có lợi cho môi trường sống về các tính chất vật lí, hoá học, sinh học mà qua đó có thể gây tác hại tức thời hoặc lâu dài đến sức khoẻ của con người, các loài động thực vật và các điều kiện sống khác. Dưới góc độ pháp lý, tại Khoản 8 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2015 đưa ra khái niệm về ô nhiễm môi trường, theo đó, ô nhiễm môi trường được hiểu là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường. Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường còn gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật như những hiện tượng: băng tan ở hai cực, nhiệt độ trái đất nóng lên, hiệu ứng nhà kính…
Có thể thấy điểm chung nhất giữa các định nghĩa nêu trên về ô nhiễm môi trường là chúng đều đề cập sự biến đổi của các thành phần môi trường theo chiều hướng xấu, gây bất lợi cho con người và sinh vật.
– Sự biến đổi các thành phần môi trường có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các chất gây ô nhiễm. Chất gây ô nhiễm được các nhà môi trường học định nghĩa là chất hoặc yếu tố vật lí khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm. Thông thường chất gây ô nhiễm là các chất thải, tuy nhiên, chúng còn có thể xuất hiện dưới dạng nguyên liệu, thành phẩm, phế liệu, phế phẩm… và được phân thành các loại sau đây:
+ Chất gây ô nhiễm tích luỹ (chất dẻo, chất thải phóng xạ) và chất ô nhiễm không tích luỹ (tiếng ồn);
+ Chất gây ô nhiễm trong phạm vi địa phương (tiếng ổn), trong phạm vi vùng (mưa axít) và trên phạm vi toàn cầu (chất CFC);
+ Chất gây ô nhiễm từ nguồn có thể xác định (chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh) và chất gây ô nhiễm không xác định được nguồn (hoá chất dùng cho nông nghiệp);
+ Chất gây ô nhiễm do phát thải liên tục (chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh) và chất gây ô nhiễm do phát thải không liên tục (dầu tràn do sự cố tràn dầu).
Theo Điều 107, Luật Bảo vệ môi trường, trách nhiệm trong khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường, theo đó, những chủ thể có trách nhiệm trong việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường được quy định như sau:
– Thứ nhất, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức: cá nhân, tổ chức là những phần tử nhỏ nhất để tạo nên xã hội và những chủ thể này là những chủ thể cần phải có trách nhiệm cao trong việc khắc phục ô nhiễm môi trường và phục hồi môi trường, pháp luật quy định rõ về trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức đó là những cá nhân, tổ chức cần phải có phương án cải tạo, phục hồi môi trường khi tiến hành các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, những cá nhân, tổ chức cần phải đưa ra và tiến hành thực hiện những biện pháp khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường khi gây ô nhiễm môi trường nhằm khắc phục cũng như phục hồi môi trường. Tuy nhiên, trên thực tế có những trường hợp mà có nhiều tổ chức, nhiều cá nhân cùng có những hành vi gây ô nhiễm môi trường và những chủ thể gây ô nhiễm môi trường lại không tự thỏa thuận với nhau được về vấn đề trách nhiệm khắc phục ô nhiễm môi trường và phục hồi môi trường thì cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan làm rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong việc khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường.
– Thứ hai, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tiến hành tổ chức điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm trên địa bàn, hằng năm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.
+ Thứ ba, trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trong việc quy định tiêu chí phân loại khu vực ô nhiễm môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường còn có trách nhiệm trong việc điều tra, đánh giá và tổ chức thực hiện các hoạt động khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường đối với các khu vực bị ô nhiễm liên tỉnh. Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trong việc hướng dẫn thực hiện hoạt động cải tạo, phục hồi môi trường; kiểm tra xác nhận hoàn thành khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường. Trong trường hợp môi trường bị ô nhiễm do thiên tai gây ra hoặc chưa xác định được nguyên nhân thì bộ, ngành và UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm huy động nguồn lực để tổ chức khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường.
– Bộ tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định danh sách và biện pháp xử lí cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; Quyết định xử lí đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải được thông báo cho ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi cơ sở có hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và công khai cho cộng đồng dân cư biết để kiểm tra, giám sát (khoản 3 Điều 104
+ Khắc phục sự cố môi trường: Tổ chức, cá nhân gây sự môi trường có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của cơ quan quản lý có nhà nước về bảo vệ môi trường trong quá trình điều tra, xác định phạm vi, giới hạn, mức độ, nguyên nhân, biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường; tiến hành ngay biện pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường và hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của nhân dân trong vùng; thực hiện biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan; báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường việc ứng phó và khắc phục sự cố môi trường.
+ Trường hợp sự cố môi trường do thiên tai gây ra hoặc chưa xác định được nguyên nhân thì bộ, ngành và ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm huy động các nguồn lực để tổ chức xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường.
+ Trường hợp sự cố môi trường xảy ra trên địa bàn liên tinh thì việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
– Trách nhiệm xử lí cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cũng được xem làm một trong những hình thức pháp lí của kiểm soát ô nhiễm. Việc xử lí nhằm chấm dứt tình trạng gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở, đồng thời ngăn chặn những đối tượng khác gây ô nhiễm môi trường.
– Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là cơ sở có hành vi thai nước thải, khí thải, bụi, chất thải rắn, tiếng ồn, độ rung và các chất gây ô nhiễm khác vượt quy chuẩn kĩ thuật môi trường ở mức độ nghiêm trọng (khoản 1 Điều 104 Luật bảo vệ môi trường năm 2014).
– Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọn phải bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và đưa vào danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng kèm theo biện pháp xử lí ô nhiễm môi trường (khoản 2 Điều 104 Luật bảo vệ môi trường năm 2014).
– Trách nhiệm rà soát, phát hiện cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được tiến hành hàng năm và theo trình tự sau: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lập danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bản trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này và biện pháp xử lý gửi Bộ tài nguyên và môi trường tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; Bộ quốc phòng, Bộ công an chủ trì, phối hợp với ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh và biện pháp xử lý gửi Bộ tài nguyên và môi trường tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
– Trách nhiệm tổ chức xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng quy định như sau: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xử lí cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn; Bộ quốc phòng, Bộ công an chủ trì, phối hợp với ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh; Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc thẩm quyền quản lí; Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân cấp tỉnh hằng năm đánh giá kết quả triển khai thực hiện xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng gửi Bộ tài nguyên và môi trường tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.