Trách nhiệm thông báo thành lập website thương mại điện tử. Doanh nghiệp thành lập website có trách nhiệm đăng ký với Bộ Công Thương.
Trách nhiệm thông báo thành lập website thương mại điện tử. Doanh nghiệp thành lập website có trách nhiệm đăng ký với Bộ Công Thương.
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện tôi đăng ký đại lý phân phối một số mặt hàng chuyên về thiết bị công nghệ. Nếu tôi xây dựng website phân phối những mặt hàng đó nhưng theo nhãn hiệu hay logo riêng do tôi tự thiết kế (không phải thương hiệu của công ty) thì tôi có phải đăng ký khai báo thương mại điện tử với Bộ Công thương không? Nếu đứng tên theo cá nhân nhưng website có logo do tôi thiết kế thì liệu có vi phạm không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Nếu tôi xây dựng website phân phối những mặt hàng đó nhưng theo nhãn hiệu hay logo riêng do tôi tự thiết kế (không phải thương hiệu của công ty) thì tôi có phải đăng ký khai báo thương mại điện tử với Bộ Công thương không?
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP có quy định: “Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.”
Điều 24 Nghị định 52/2013/NĐ-CP có quy định chủ thể của hoạt động thương mại điện tử bao gồm:
“1. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập website thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng).
2. Các thương nhân, tổ chức thiết lập website thương mại điện tử để cung cấp môi trường cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ (thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử).
3. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng website của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người bán).
4. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân mua hàng hóa hoặc dịch vụ trên website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (khách hàng).
5. Các thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng kỹ thuật cho người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng và cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng).
6. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện tử có nối mạng khác để tiến hành hoạt động thương mại.”
Trong trường hợp này, bạn là một đại lý phân phố sản phẩm, bạn xây dựng website thương mại điện tử để phân phối các sản phẩm đến với khách hàng vì thế theo các quy định trên có thể khẳng định bạn là thương nhân đang thực hiện hoạt động thương mại điện tử. Cụ thể theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 52/2013/NĐ-CP thì hoạt động thương mại điện tử của bạn dưới hình thức Website thương mại điện tử bán hàng. Bởi theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 52/2013/NĐ-CP thì: “Website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.” Trong trường hợp này, mục đích của bạn khi xây dựng Website thương mại điện tử là nhằm phân phối các sản phẩm, hàng hóa đến người tiêu dùng.
Điều 5 Thông tư 47/2014/TT-BCT có quy định về trách nhiệm thực hiện thủ tục thông báo, đăng kí của thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử như sau:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 19006568
“1. Thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử bán hàng phải thông báo với Bộ Công Thương theo quy định tại Mục 1 Chương II Thông tư này.
2. Thương nhân, tổ chức thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải đăng ký với Bộ Công Thương theo quy định tại Mục 2 Chương II Thông tư này.
3. Thương nhân, tổ chức thiết lập website thương mại điện tử vừa là website thương mại điện tử bán hàng vừa là website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải thông báo và đăng ký với Bộ Công Thương theo quy định tại Chương II Thông tư này.”
Như vậy, trong trường hợp của bạn, theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 47/2013/TT-BCT thì bạn phải tiến hành thông báo với Bộ Công thương về việc thiết lập website thương mại điện tử của mình.
Nếu đứng tên theo cá nhân nhưng website có logo do tôi thiết kế thì liệu có vi phạm không?
Logo là một biểu tượng đại diện cho thương hiệu do tự thiết kế riêng và pháp luật không quy định về nội dung và giới hạn nội dung trong logo. Để logo của bạn được chấp nhận thì bạn nên đến Cục sở hữu trí tuệ để đăng kí bản quyền logo của bạn, nếu logo của bạn bị trùng hoặc đã có người đăng kí thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ loại logo của bạn không cho đăng kí và vì thế bạn không sử dụng logo này cho website thương mại điện tử của mình. Như vậy, việc logo do bạn tự thiết kế thì pháp luật không cấm, tuy nhiên để được đại diện cho website thương mại điện tử thì yêu cầu đó là logo của bạn phải được Cục sở hữu trí tuệ cấp đăng kí.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Thủ tục đăng ký website thương mại điện tử theo quy định của pháp luật
– Thủ tục đăng ký website thương mại điện tử
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 19006568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí qua điện thoại