Với cuộc sống hiện đại ngày nay nhiều người bận rộn với công việc, nên không có nhiều thời gian để chăm sóc và lo lắng, quan tâm người cao tuổi. Vậy pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ phụng dưỡng người cao tuổi?
Mục lục bài viết
1. Trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ phụng dưỡng người cao tuổi:
1.1. Các chủ thể có quyền và nghĩa vụ phụng dưỡng người cao tuổi:
Hiện nay pháp luật đã quy định cụ thể về các chủ thể có quyền và nghĩa vụ phụng dưỡng người cao tuổi. Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của
– Chăm sóc và nuôi dưỡng người cao tuổi về mặt thể chất, tức là thực hiện các hoạt động chăm sóc về vật chất cho người cao tuổi như đắp ứng cho họ về nhu cầu ăn mặc và chăm sóc sức khỏe ở mức cơ bản (sử dụng tài sản của cá nhân để tiến hành hoạt động chăm sóc đối với người cao tuổi);
– Chăm sóc người cao tuổi về mặt tinh thần, tức là tạo điều kiện cho người cao tuổi về mặt vật chất và mặt tinh thần để họ có khả năng tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí, thậm chí là học tập … theo mong muốn và ý nguyện của những người cao tuổi;
– Cấp dưỡng đối với người cao tuổi, tức là hoạt động thực hiện các trách nhiệm về cung cấp tiền và cung cấp tài sản cho người cao tuổi để họ có thể sử dụng các nguồn vốn này trong sinh hoạt và phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu trong đời sống thực tế.
Nhìn chung thì các chủ thể cần phải thực hiện trách nhiệm phụng dưỡng đối với người cao tuổi bao gồm các đối tượng như sau:
– Con cái của người cao tuổi dựa trên phương diện đạo đức và phương diện pháp luật về hôn nhân và gia đình (bao gồm cả con đẻ, con nuôi và con riêng);
– Các người cháu của người cao tuổi (bao gồm cả cháu nội và cháu ngoại);
– Các người khác có nghĩa vụ cấp dưỡng và nuôi dưỡng người cao tuổi (tức là những người không thuộc hai nhóm chủ thể nêu trên hoặc những người thuộc hai nhóm chủ thể nêu trên không có khả năng cấp dưỡng và nuôi dưỡng người cao tuổi do nhiều lý do khác nhau, ví dụ như không đủ khả năng tài chính, và không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc không có khả năng lao động và khả năng tự chăm sóc bản thân …), thì các chủ thể khác, ví dụ như nhà nước … cũng phải có nghĩa vụ chăm sóc với những chế độ đãi ngộ nhất định dành cho các đối tượng là người cao tuổi.
1.2. Quy định về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ phụng dưỡng người cao tuổi:
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của
Thứ nhất, đối với người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi thì họ sẽ phải tuân thủ các yêu cầu sau đây:
– Tùy theo hoàn cảnh thực tế mà các đối tượng này phải sắp xếp nơi ở phù hợp với điều kiện về sức khỏe và tâm lý của người cao tuổi, sẽ phải có trách nhiệm chu cấp về mặt kinh tế và thanh toán các khoản chi phí điều trị hợp lý cũng như chăm sóc y tế, có nghĩa vụ trong việc động viên khi người cao tuổi rơi vào tình trạng ốm đau và bệnh tật, tiến hành hoạt động mai táng cái người cao tuổi qua đời. Người cao tuổi sẽ được quyền lựa chọn ở riêng hoặc ở chung với con, với cháu, nếu người cao tuổi ở riêng với con cháu của họ thì những người con cháu này sẽ phải có trách nhiệm, đồng thời có quyền và nghĩa vụ chăm sóc người cao tuổi, những người có nghĩa vụ phụng dưỡng mà người cao tuổi không ở cùng họ thì khi đó họ sẽ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng thường xuyên cho người cao tuổi theo đúng quy định của pháp luật. Khi người cao tuổi qua đời thì các chủ thể này sẽ phải cùng nhau tổ chức mai táng và cùng chi trả khoản chi phí hợp lý cho quá trình mai táng của người cao tuổi theo đúng quy định của pháp luật trên thực tế;
– Phải cùng nhau hợp tác trong việc phụng dưỡng người cao tuổi theo đúng quy định của pháp luật. Một người cao tuổi có nhiều con và có nhiều cháu thì những người con và những người cháu này đều phải có nghĩa vụ và có quyền phụng dưỡng như nhau trong việc chăm sóc người cao tuổi, do vậy cho nên họ phải có trách nhiệm hợp tác và sẵn sẻ với nhau trong việc phụng dưỡng người cao tuổi, những người con cháu này không được dồn hoặc đùn đầy trách nhiệm phụng dưỡng cho riêng bất kỳ một cá nhân hoặc bất kỳ một chủ thể nào.
Thứ hai, đối với các chủ thể là tổ chức và cá nhân không phải là chủ thể có nghĩa vụ và có quyền phụng dưỡng người cao tuổi, thì pháp luật ghi nhận như sau: các chủ thể là tổ chức và cá nhân không phải là những chủ thể có nghĩa vụ và có quyền phụng dưỡng người cao tuổi được pháp luật khuyến khích tham gia phụng dưỡng người cao tuổi. Điều này xuất phát từ truyền thống nhân đạo của dân tộc ta. Tức là các chủ thể này không bắt buộc phải tham gia phụng dưỡng người cao tuổi tuy nhiên họ được nhà nước khuyến khích hỗ trợ người có nghĩa vụ và quyền thực hiện trách nhiệm phụng dưỡng người cao tuổi của họ. Đồng thời thì những chủ thể là tổ chức và cá nhân có điều kiện có thể tự nguyện hỗ trợ người cao tuổi khi nhận thấy người cao tuổi đang gặp tình trạng khó khăn và rơi vào trạng thái không nơi nương tựa, được nhà nước khuyến khích giúp đỡ các đối tượng người qua tuổi thông qua nhiều hình thức khác nhau, ví dụ như hỗ trợ bằng tiền mặt, hiện vật, hoặc đưa người cao tuổi không có người thân và không có nơi nương tựa đến các trung tâm bảo trợ xã hội …
2. Nhà nước có những chính sách gì đối với người cao tuổi?
Tại Điều 4 của Luật Người cao tuổi năm 2009, có quy định chính sách của Nhà nước đối với người cao tuổi như sau:
– Bố trí ngân sách hằng năm phù hợp để thực hiện chính sách hỗ trợ người cao tuổi, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi;
– Tiến hành hoạt động bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi theo quy định của Luật Người cao tuổi năm 2009, và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Lồng ghép chính sách đối với người cao tuổi trong chính sách phát triển kinh tế – xã hội sao cho phù hợp với các quy định khác của pháp luật;
– Phát triển ngành lão khoa đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi; có những chính sách phù hợp trong việc đào tạo nhân viên chăm sóc người cao tuổi;
– Khuyến khích, và có những chính sách phù hợp trong việc tạo điều kiện cho người cao tuổi rèn luyện sức khoẻ; tham gia học tập, hoạt động văn hoá, tinh thần; sống trong môi trường an toàn và được tôn trọng về nhân phẩm; phát huy vai trò người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước;
– Khuyến khích, và có những chính sách phù hợp trong việc hỗ trợ các chủ thể là các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tuyên truyền, giáo dục ý thức kính trọng, biết ơn người cao tuổi, chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi;
– Khen thưởng các chủ thể là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc chăm sóc, trong quá trình phát huy vai trò người cao tuổi;
– Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật Người cao tuổi năm 2009 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Cơ sở chăm sóc người cao tuổi bao gồm có những cơ sở nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 20 của Luật Người khuyết tật năm 2009, có quy định các cơ sở chăm sóc người cao tuổi như sau:
– Cơ sở bảo trợ xã hội;
– Cơ sở tư vấn, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi;
– Cơ sở chăm sóc người cao tuổi khác.
Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của các cơ sở chăm sóc người cao tuổi quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật Người khuyết tật năm 2009. Tổ chức, cá nhân đóng góp vốn cũng như thực hiện các hoạt động tu bổ, đầu tư xây dựng cơ sở chăm sóc người cao tuổi bằng nguồn kinh phí của mình được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Người cao tuổi năm 2009.