Hành vi lái xe tự chế không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường khi tham gia giao thông đường bộ là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Vậy trách nhiệm pháp lý khi lái xe tự chế gây tai nạn chết người được ghi nhận như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Trách nhiệm pháp lý khi lái xe tự chế gây tai nạn chết người:
Theo quy định của pháp luật hiện nay, tất cả các phương tiện khi đưa vào lưu thông đều phải đảm bảo an toàn về kĩ thuật. Nghiêm cấm lưu hành đối với các loại xe tự chế và các loại xe tương tự xe tự chế. Có thể nói, xe tự chế bao gồm các loại xe sau:
– Xe công nông;
– Xe máy kéo nhỏ phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp;
– Xe thô sơ ba bánh, trừ những loại xe ba bánh dùng làm phương tiện để đi lại của thương binh, bệnh binh;
– Xe thô sơ bốn bánh;
– Xe tự chế cho người tàn tật và khuyết tật có đăng ký và có biển số được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trên thực tế, mặc dù đã bị pháp luật cấm và đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền do quá trình điều hành các loại xe tự chế kéo theo rất nhiều rủi ro khác nhau, vấn đề lưu thông xe tự chế thường xuyên được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên truyền và phổ biến, tuy nhiên hiện nay các phương tiện tự chế vẫn đang lưu thông trên các tuyến đường, nhất là các tuyến đường liên thôn, xã. Ngày càng phổ biến tình trạng người tham gia giao thông bất chấp quy định của pháp luật và bất chấp điều cấm về có hành vi tự chế và thay đổi kết cấu của xe, có hành đi độ xe và trang trí các phương tiện có thêm nhiều bộ phận và linh kiện sai với thiết kế ban đầu của các nhà sản xuất. Mặc dù, biết đây là những hành vi vi phạm quy định của pháp luật tuy nhiên nhiều người vẫn không ngại thay đổi thiết kế của phương tiện chỉ nhằm mục đích giúp cho phương tiện đó thêm ấn tượng trong quá trình tham gia giao thông đường bộ và chứng minh sự khác biệt với người khác. Thế nhưng việc này lại là hành vi vi phạm và các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm sẽ phải chịu mức xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn cấu thành tội phạm và xâm phạm đến khách thể được luật hình sự bảo vệ.
Xe tự chế là một trong những hành vi xâm phạm đến quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ dưới dạng kiểu dáng công nghiệp, bao gồm:
– Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm không thể không có;
– Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp;
– Hình dáng của sản phẩm không thể thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Tóm lại, xe tự chế là loại phương tiện không đảm bảo kết cấu theo quy định của pháp luật, cho nên không đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông và rất dễ xảy ra tai nạn. Khi gây ra tai nạn giao thông thì người điều khiển phương tiện xe tự chế không chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. Hành vi lái xe tự chế gây hậu quả chết người thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 260 của Bộ luật hình sự năm 2015. Chủ thể của tội phạm được quy định là người tham gia giao thông đường bộ, gồm:
– Người điều khiển xe cơ giới;
– Người điều khiển xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;
– Người đi bộ …
Hành vi khách quan của loại tội phạm này là hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ – những quy định mà người tham gia giao thông phải chấp hành để tránh gây thiệt hại cho người khác, có thể là thiệt hại về tính mạng hoặc sức khỏe hoặc về tài sản. Những quy định này có tính chất bắt buộc cho tất cả người tham gia giao thông đường bộ, trong đó có tốc độ di chuyển trên đường. Hậu quả của tội vi phạm về tham gia giao thông đường bộ được quy định có thể là:
– Hậu quả chết người;
– Hậu quả thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của 01 người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
– Hậu quả thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên;
– Hậu quả thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của hai người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61%.
Điều luật này quy định 4 khung hình phạt chính và 1 khung hình phạt bổ sung, theo đó:
– Khung hình phạt cơ bản được quy định là hình phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm;
– Hai khung kính và tăng nặng được quy định là phạt tù từ 3 năm đến 10 năm và 7 năm đến 15 năm;
– Khung hình phạt bổ sung có thể được áp dụng là hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Như vậy có thể nói, người có hành vi lái xe tự chế gây tai nạn chết người thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều luật nêu trên. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, lái xe tự chế gây tai nạn 01 chết người: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Thứ hai, lái xe tự chế gây tai nạn 02 chết người: Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Thứ ba, lái xe tự chế gây ra tai nạn 03 người chết trở lên: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
2. Trách nhiệm bồi thường dân sự khi lái xe tự chế gây tai nạn chết người:
Căn cứ Điều 591 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm, người có hành vi lái xe tự chế gây tai nạn chết người phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự như sau:
– Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
– Chi phí hợp lý cho việc mai táng, có thể bao gồm các khoản tiền mua quan tài, khoản tiền dùng đề mua các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, tiền mua khăn tang, hương khói, hoa, tiền mua nến, tiền mua xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hoả táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, ăn uống, lễ bái, bốc mộ, xây mộ …;
– Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
– Thiệt hại khác do luật quy định.
Ngoài ra, người gây ra thiệt hại và chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo phân tích nêu trên, và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất (theo Điều 651 của Bộ luật dân sự năm 2015) của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần cũng do các bên thỏa thuận. nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá 100 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Hiện nay là 1.800.000 x 100 = 180.000.000 đồng.
3. Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lái xe tự chế:
Hiện nay, căn cứ theo quy định tại Điều 17 của
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Có hành vi điều khiển xe đăng ký tạm hoạt động quá thời hạn và vượt quá phạm vi cho phép;
– Điều khiển loại xe sản xuất và lắp ráp trái quy định của pháp luật tham gia giao thông.
Theo như điều luật trên, hành vi sử dụng xe tự chế sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Ngoài ra, người nào điều khiển phương tiện xe tự chế tham gia giao thông còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu phương tiện và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.