Khái niệm hứa thưởng? Trách nhiệm của người hứa thưởng khi không thực hiện lời hứa? Một số qui định về hứa thưởng? Mẫu hợp đồng hứa thưởng?
Người xưa có câu “quân tử nhất ngôn tứ mã nan tứ mã nan truy” một lời của nam tử hán nói ra 4 con ngựa tốt đuổi theo không kịp. Có thể hiểu một khi lời nói ra cần tuân thủ điều này tuy nhiên trên thực tế hay vì nhiều lí do bất đắc dĩ nên có thể thất hứa trong quan hệ hứa thưởng này. Vì vậy pháp luật cũng đã qui định về vấn đề hứa thưởng tại
Căn cứ pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Khái niệm hứa thưởng:
Hứa thưởng khi đọc hai từ này ta đã thấy là lời hứa hẹn từ một bên đưa ra trong lời hứa đó có thể sẽ kèm theo điều kiện để được nhận thưởng lời hứa hẹn này có thể được viết thành văn bản hoặc các hình thức khác như lời nói hành động.
Pháp luật chỉ có một quy định riêng cho hứa thưởng, tại Điều 570 khoản 2, theo đó, công việc được hứa thưởng phải cụ thể, có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Có thể nói việc hữa thưởng người hứa cần đưa ra một công việc có thể thực hiện khả thi nếu không sẽ việc hứa thưởng cũng như nói suông không ai thực hiện được còn mang tính thách thức ví dụ như việc chạy chân trần với vận tốc 300 km/phút. Việc này là bất khả thi và chỉ có trong phim truyện các anh hùng mới thực hiện được. Ngoài ra, yêu cầu thực hiện một việc vi phạm pháp luật như giúp một người vượt ngục như vậy là vi phạm pháp luật sẽ không được pháp luật bảo vệ việc hứa thưởng này. Thêm nữa, công việc đó còn không được trái đạo đức xã hội ví dụ như việc cho tiền một người để người chồng đó ngoại tình. Việc hứa thưởng này trở nên tiêu cực và đáng bị chỉ trích lên án.
Bên hứa thưởng đưa ra điều kiện hay là công việc cụ thể nào đó cho người khác , yêu cầu đó công việc đó làm phát sinh thay đổi chấm dứt quyền nghĩa vụ dân sự cho một chủ thể khác. Khái niệm này được lấy căn cứ theo Điều 570 Bộ luật Dân sự 2015 quy định. Nghĩa vụ của người công khai hứa thưởng là phải trả thưởng cho người đã thực hiện công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng. Công việc được hứa thưởng phải cụ thể rõ ràng, có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Trách nhiệm của người hứa thưởng khi không thực hiện lời hứa:
2.1. Rút lại lời hứa thưởng:
Việc đưa ra hứa thưởng có thể là đã được bàn bạc trước hoặc đưa ra tức khắc điều này là ý nguyện của một bên. Trong quá trình sau đó họ có thể đổi ý vì nhiều lí do khách quan chủ quan nên liệu việc đổi ý này có khiến họ phại chịu trách nhiệm gì không? Căn cứ theo Điều 571 Bộ luật Dân sự 2015, việc rút tuyên bố hứa thưởng chỉ được thực hiện khi chưa đến hạn bắt đầu thực hiện công việc. Trong nhiều trường hợp, mặc dù đã đến thời hạn thực hiện công việc trong hứa thưởng nếu như không có chủ thể nào tham gia thực hiện công việc trong hứa thưởng, hoặc vì lí do khách quan mà công việc trong hứa thưởng không thể được thực hiện đúng hạn hoặc viết rút lại đó không gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bất cứ chủ thể nào khác (chủ thể thực hiện công việc chưa phải bỏ ra chi phí ) như vậy vẫn có thể rút lại lời hứa thưởng.
Thời điểm rút hứa thưởng rất quan trọng nếu thực hiện rút thưởng sau khi bắt đầu thực hiện công việc( điều kiện nhận thưởng trong lời hứa thưởng) thì có thể bạn sẽ bị rơi vào việc bị kiện cáo vì người thực hiện công việc đã và đang bỏ ra chi phí để thực hiện công việc. Thêm nữa bạn có thể sẽ bị mất uy tín danh dự khi mà lời hứa thưởng đã được công bố, ký kết mà lại rút lại đổi ý. Có nhiều trường hợp thân chủ hứa với luật sư rằng nếu đòi lại được tài sản của họ sẽ chia cho luật sư 50% số tài sản, công cuộc đòi lại tài sản cũng kéo dài khoảng vài năm. Tuy nhiên sau khi đã đòi được tài sản về tay thân chủ lại lật lọng thấy rằng 50% tài sản là quá lớn nên đã muốn rút lại lời hứa thưởng và chỉ trả cho luật sư một khoản tiền nhất định. Sau đó đã xảy ra nhiều tranh chấp kiện tụng cuối cùng thì luật sư cũng đòi lại được phần thưởng xứng đáng cho công sức mà họ đã bỏ ra. Ngoài ra nêu muốn thực hiện việc rút lại tuyên bố hứa thưởng phải được thực hiện theo cách thức và trên phương tiện mà việc hứa thưởng đã được công bố. Ví dụ bằng phương thức công bố trên báo truyền hình thì việc thực hiện rút lại lời hứa thưởng bằng việc công bố trên báo đài là hợp lí.
2.2. Không thực hiện việc hứa thưởng:
Thông qua quy định tại khoản 1 Điều 570 Bộ luật Dân sự 2015, có thể thấy việc hứa thưởng là một hành vi pháp lý đơn phương của một chủ thể, thể hiện ý chí của một bên chủ thể không có sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên như hợp đồng dân sự. Vì vậy, tại Bộ luật Dân sự 2015 cũng không có quy định chế tài xử lý đối với những trường hợp không thực hiện việc hứa thưởng. Do đó, trong trường hợp người hứa thưởng không thực hiện nghĩa vụ hứa thưởng của mình thì sẽ không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
3. Một số quy định về hứa thưởng:
3.1. Điều kiện xác lập hứa thưởng:
Pháp luật không có quy định gì đặc biệt về nội dung và cả về hình thức mà việc hứa thưởng phải thỏa mãn mới có giá trị. Trong chừng mực nào đó, có thể thừa nhận rằng hứa thưởng, cũng như thi có giải như sẽ thấy sau đây, là những trường hợp đặc biệt của đề nghị giao kết hợp đồng, được gửi cho công chứng. Bằng việc hứa thưởng, người hứa thưởng mời gọi người chấp nhận đề nghị thưởng của mình và thực hiện công việc theo yêu cầu đề ra như là điều kiện để được nhận thưởng. Các quy định trong luật chung về điều kiện để giao kết hợp đồng có giá trị và có hiệu lực ràng buộc đối với người đề nghị đều được áp dụng cho việc hứa thưởng.
3.2. Quy định về trả thưởng:
Hứa thưởng là cam kết đơn phương, lời nói đưa ra từ một phía đến nhiều đối tượng không xác định. Việc trả thưởng được dự kiến như là một phần nội dung cam kết. Trên nguyên tắc, người hứa thưởng được tự do xác định thể thức trả thưởng với điều kiện không trái pháp luật, không trái đạo đức. Việc trả thưởng theo luật được quy định tại BLDS Điều 572 như sau:
+ Trường hợp một công việc được hứa thưởng do một người thực hiện thì khi công việc hoàn thành, người thực hiện công việc đó được nhận thưởng.
+ Khi một công việc được hứa thưởng do nhiều người cùng thực hiện nhưng mỗi người thực hiện độc lập với nhau thì người hoàn thành đầu tiên được nhận thưởng.
+ Trường hợp nhiều người cùng hoàn thành công việc được hứa thưởng vào cùng một thời điểm thì phần thưởng được chia đều cho những người đó.
+ Trường hợp nhiều người cùng cộng tác để thực hiện công việc được hứa thưởng do người hứa thưởng yêu cầu thì mỗi người được nhận một phần của phần thưởng tương ứng với phần đóng góp của mình.”
Nghĩa vụ cơ bản nhất, thể hiện bản chất của việc hứa thưởn là khi một hoặc nhiều chủ thể đã thỏa mãn điều kiện hoặc hoàn thành công việc mà bên tuyên bố hứa thưởng đưa ra, bên hứa thưởng có nghĩa vụ trả thưởng. Nghĩa vụ này không là nghĩa vụ duy nhất của bên tuyên bố hứa thưởng tuy nhiên là nghĩa vụ quan trọng nhất. Người hứa thưởng có thể cam kết trả thưởng theo từng giai đoạn thực hiện công việc. Một khi công việc được hoàn thành nếu không có cam kết gì đặc biệt thì việc trả thưởng được thực hiện theo Điều 572 khoản 1: người thực hiện công việc nhận thưởng trọn một lần. Người hứa thưởng có thể đặt điều kiện theo đó, nếu đã có người nhận lời thực hiện công việc, thì người khác không thể nhận lời được nữa.
Thông thường, lời hứa thưởng được phát đi rộng rãi và nhiều người có thể thực hiện công việc cùng một lúc. Ví dụ như ném tú cầu chọn chồng ngày xưa của người Trung Hoa trong phim cô gái sẽ đứng trên lầu ném tú cầu hoa xuống bên dưới ai mà bắt được thì sẽ được trở thành phu quân của nàng. Trước ngày ném tú cầu thì lời đòn hay dán cáo thị đã được dân chúng bàn tán rộng rãi và có truyền miệng vì thế vào ngày đó sẽ tập hợp một lượng lớn người đến góp vui thử vận may của bản thân.
4. Mẫu hợp đồng hứa thưởng :
Để việc hứa thưởng được đảm bảo chắc chắn xảy ra các bên nên kí kết
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
———–o0o——
HỢP ĐỒNG HỨA THƯỞNG
Hôm nay, ngày… tháng… năm ……….tại địa điểm:…
Chúng tôi gồm có:…
ĐẠI DIỆN BÊN A (TRÍCH THƯỞNG)
Ông (Bà):…Sinh năm…
CMTND số… Do…Cấp ngày…..tháng.….năm…
Hộ khẩu thường trú:….
Nơi ở hiện nay:…
Điện thoại:…
Sau đây gọi tắt là bên
ĐẠI DIỆN BÊN B (ĐƯỢC TRÍCH THƯỞNG)
Ông (Bà):… Sinh năm…
CMTND số…Do…… Cấp ngày…..tháng.….năm…
Hộ khẩu thường trú:…
Nơi ở hiện nay:…
Điện thoại:…
Sau đây gọi tắt là bên B
Sau khi đã bàn bạc một cách kỹ lưỡng hai bên đều nhất trí đi đến thống nhất với các điều khoản sau:
Điều 1: Lý do trích thưởng
Điều 2: Điều kiện trích thưởng và hình thức trích thưởng
1. Điều kiện trích thưởng
2. Hình thức trích thưởng
Điều 3: Cam kết của hai bên
1. Cam kết của bên A
2. Cam kết của bên B.
Điều 4: Ký kết
Hai bên đã đọc lại nguyên văn bản hợp đồng này, cùng nhất trí ký kết vào để làm bằng chứng, hợp đồng được lập thành 02 bản chính, mỗi bản gồm 02 trang, mỗi bên giữ 01 bản đều và đều có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A (Ký và ghi rõ họ tên) | ĐẠI DIỆN BÊN B (Ký và ghi rõ họ tên) |