Trách nhiệm khi đứng tên vay ngân hàng hộ người khác. Đứng tên vay hộ ngân hàng hộ người khác có đòi lại được tiền không?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi: Tôi đã đứng tên vay ngân hàng một khoản tiền 20 triệu đồng thay cho dì ruột của tôi, nhưng do tin tưởng ở dì nên tôi không làm hợp đồng với dì tôi chứng minh dì tôi đã nhờ tôi đứng tên vay tiền ngân hàng. Hiện nay, dì tôi đang phải thi hành án phạt tù, vậy, cho tôi hỏi tôi có đòi lại được khoản tiền mà tôi đã thay dì đứng tên vay ngân hàng hay không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo Điều 124 “Bộ luật dân sự năm 2015” thì hình thức giao dịch dân sự bao gồm:
“1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.”
Theo quy định trên thì không bắt buộc phải là hợp đồng mà chỉ cần chị có bất kì một bằng chứng nào như tin nhắn, email hay là bản ghi âm cuộc nói chuyện, bản ghi âm cuộc điện thoại giữa chị và dì của chị…chứng minh rằng dì của chị đã nhờ chị đứng tên vay tiền ngân hàng thì chị có thể đâm đơn kiện dì của chị lên
>>> Luật sư
Theo như chị nói, dì chị hiện đang thi hành án phạt tù thì theo quy định tại Điều 474 “Bộ luật dân sự 2015” về nghĩa vụ trả nợ của bên vay:
“1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.
5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.”
Thì bên vay phải có nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Trường hợp dì chị hiện đang thi hành án phạt tù thì Tòa án sẽ khoanh vùng khoản nợ lại, sau khi chấp hành án phạt tù xong vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Vì vậy, trường hợp của chị nếu như chị có bằng chứng chứng minh dì chị đã nhờ chị đứng tên vay ngân hàng thì chị có thể đòi lại được khoản tiền mà chị đã vay ngân hàng thay cho dì chị.