Pháp luật quy định thế nào vè trách nhiệm của UBND xã trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? Bài viết này sẽ làm rõ vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Trách nhiệm của UBND xã trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Theo quy định hiện nay tại
– Đối với trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013 và theo quy định thì sẽ được xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch.
Nếu trường hợp đăng ký tài sản gắn liền với đất thì phải thực hiện xác nhận hiện trạng tài sản gắn liền với đất so với nội dung kê khai đăng ký, đối với trường hợp không có giấy tờ theo quy định thì sẽ phải thực hiện xác nhận tình trạng tranh chấp quyền sử hữu tài sản, đối với nhà ở, công trình xây dựng thì xác nhận thời điểm tạo lập tài sản, thuộc hay không thuộc trường hợp phải cấp phép xây dựng, sự phù hợp với quy hoạch được duyệt, xác nhận sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng nếu trường hợp chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ.
– Đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các công việc theo quy định thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thực hiện thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính do người sử dụng đất nộp.
– Niêm yết công khai các kết quả xác minh về kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng về tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời hạn là 15 ngày, xem xét giải quyết các ý kiên phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.
– Xác nhận và thực hiện việc đề nghị được ghi nợ tiền sử dụng đất, ghi nợ lệ phí trước bạ đối với các trường hợp có đơn đề nghị được ghi nợ.
– Nếu trường hợp hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã thì phải gửi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho người được cấp.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Câu hỏi: Chào Luật Dương Gia, Ngày xưa ông bà em để lại có gia đình em một miếng đất. Hiện tại, ba mẹ em đang làm thủ tục để xin cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất của gia đình mà chưa biết phải nộp thủ tục xin cấp cho cơ quan nào. Rất mong Luật Dương Gia có thể giải đáp giúp em trường hợp này cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? Em cảm ơn ạ!
Chào em, chúng tôi gửi đến em câu trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 105 Luật Đất đai 2013 quy định về Thẩm quyền cấp sổ đỏ cụ thể như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp sổ đỏ cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp để thực hiện việc cấp sổ đỏ.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền cấp sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
– Đối với những trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, theo quy định trên thì UBND cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ cho cá nhân, hộ gia đình. Nếu trường hợp là tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao cần tới UBND cấp tỉnh để làm hồ sơ, thủ tục xin cấp sổ đỏ.
Ủy ban nhân dân xã, phương, thị trấn không có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (hay còn gọi là sổ đỏ) cho người sử dụng đất.
3. Trường hợp nào được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất?
Câu hỏi: Chào Luật Dương Gia, Trước khi ông em mất, ông có viết di chúc để lại quyền sử dụng đất cho 5 người con mỗi người một miếng, chia đều như nhau. Miếng đất khoảng 4000m2 đã được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử đất. Hiện nay, ông em đã mất, các bác đã bàn bạc để tách sổ đỏ. Vậy cho em hỏi, đối với trường hợp như của gia đình em thì nhà nước có cấp sổ đỏ sau khi đã được chia đất không ạ? Em xin chân thành cảm ơn ạ!
Chào em, chúng tôi gửi đến em câu trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 99 Luật Đất đai năm 2013 quy định Nhà nước sẽ thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:
– Người đang sử dụng đất có đầy đủ các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 Luật Đất đai năm 2013;
– Người có đủ điều kiện để được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày 01/7/2014;
– Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi bị xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để nhằm thực hiện việc thu hồi nợ;
– Người được sử dụng đất theo kết quả của việc hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
– Người trúng đấu giá về quyền sử dụng đất;
– Người được sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
– Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền trên đất;
– Người được cơ quan Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
– Người được sử dụng đất để tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
– Người sử dụng đất đề nghị tới cơ quan có thẩm quyền để cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai 2013;
–