Thương nhân? Trách nhiệm của thương nhân khi hoạt động kinh doanh?
Trong xã hội hiện nay thương nhân là một nghề mà không khó để có thể nhìn ra sự đóng góp và vai trò quan trọng của họ đối với sự phát triển kinh tế của đất nước, pháp luật Việt nam có quy định thương nhân được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm. Bên cạnh đó thương nhân phải thực hiện trách nhiệm của thương nhân khi hoạt động kinh doanh theo quy dịnh của pháp luật. Vậy cụ thể Trách nhiệm của thương nhân khi hoạt động kinh doanh ở đây là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin chi tiết.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
1. Thương nhân
Theo quy định tại
2. Trách nhiệm của thương nhân khi hoạt động kinh doanh
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa Luật sư, theo quy định của Điều 7
Luật sư tư vấn:
Trước tiên bạn cần xác định thương nhân theo quy định của Luật thương mại 2005 trước. Để có căn cứ xác nhận bạn lưu ý “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”
Điều 7 Luật thương mại 2005 có quy định:
“Điều 7. Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của thương nhân
Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật.”
Hiện tại, áp dụng theo quy định của
“Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm giấy tờ khác trái với quy định của Luật này; gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu người thành lập doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Ngăn cản chủ sở hữu, thành viên, cổ đông của doanh nghiệp thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
3. Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký hoặc tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
4. Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nội dung hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
5. Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.
6. Kinh doanh các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động.
7. Rửa tiền, lừa đảo.”
Nếu trường hợp đáp ứng đủ điều kiện thương nhân mà không đăng ký thì khi hoạt động hoặc có vấn đề pháp lý phát sinh sẽ phải chịu trách nhiệm trên hoạt động của mình. Ý nghĩa của nội dung nêu trên một mặt quy định về những trường hợp phải đăng ký kinh doanh, mặt khác khẳng định nếu thuộc trường hợp đăng ký mà không đăng ký thực hiện hoạt động trái quy định của pháp luật sẽ bị áp dụng các vi phạm hành chính về hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa và thuế.
Theo những quy định của luật thương mại và Luật doanh nghiệp có thể thấy giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh là văn bản khai sinh ra chủ thể pháp luật mới là thương nhân. Đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận bằng văn bản của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lí sự ra đời của thương nhân. Việc đăng kí kinh doanh tạo cơ sở pháp lí cho công tác quản lí nhà nước về kinh tế, xác nhận sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cần thiết về doanh nghiệp nhằm tạo thuận lợi cho các chủ thể tham gia quan hệ với doanh nghiệp.
Kết luận: Từ những phân tích đó có thể nói thương nhân, doanh nghiệp hay các chủ thể kinh doanh, cá nhân, hợp tác xã, hộ gia đình, hay tổ chức kinh tế khác được xác định là thương nhân cho dù có tư cách pháp nhân hay không có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm hữu hạn hay vô hạn thì mục đích cơ bản cuối cùng là thực hiện các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi. Bên cạnh đó để bảm đảm sự an toàn và cân bằng trong quan hệ thương mại thì không phải chủ thể nào cũng có thể trở thành thương nhân, chỉ những chủ thể đáp ứng điều kiện nhất định về năng lực hành vi thương mại trên nền tảng năng lực hành vi dân sự, không thuộc trường hợp cấm thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật thì mới có thể trở thành thương nhân. Cách phân loại thương nhân theo các tiêu chí khác nhau nhưng tựu chung là nhằm xác định địa vị pháp lý của thương nhân trong các quan hệ kinh doanh, thương mại mà thương nhân đó tham gia.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Trách nhiệm của thương nhân khi hoạt động kinh doanh” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.