Ở các cơ quan, doanh nghiệp hầu như thường có vị trí bảo vệ. Vậy trách nhiệm của nhân viên bảo vệ khi hoạt động dịch vụ bảo vệ ra sao? Dưới đây là bài phân tích về vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm và chức năng của nhân viên bảo vệ:
Nhân viên bảo vệ (hay còn gọi là là bảo vệ) là một khái niệm đặc biệt quen thuộc trong đời sống xã hội. Gắn liền với từng cơ quan tổ chức, đơn vị ngành nghề nào đều có chức danh, công việc của nhân viên bảo vệ. Vậy nhân viên bảo vệ là những ai? Họ có vai trò, chức năng cụ thể như thế nào?
Nhân viên bảo vệ là người thực hiện chức năng bảo vệ, duy trì trật tự an ninh, đảm bảo sự an toàn cho con người và tài sản tại một trụ sở, cơ quan nhất định.
Nhân viên bảo vệ có chức năng, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong công tác hoạt động của các chủ thể mà họ bảo vệ, cũng như hướng tới sự phát triển bền vững, ổn định chung của đời sống xã hội. Hay nói cách khác, nhân viên bảo vệ có chức năng chính là bảo vệ, hỗ trợ cho hệ thống cơ quan, tổ chức, cá nhân mà họ chịu trách nhiệm bảo vệ sẽ được bảo đảm sự vận hành một cách tốt nhất. Cụ thể như sau:
– Đối với việc đảm bảo an toàn cho các chủ thể mà nhân viên bảo vệ chịu trách nhiệm hoạt động: +Nhân viên bảo vệ được xem là người duy trì tính ổn định trong công tác hoạt động của chủ thể mà mình bảo vệ. Đứng trước những xung đột của khách thể bên ngoài có thể tác động vào quá trình làm việc của trụ sở, cơ quan, thì sẽ luôn cần người đứng ra bảo vệ. Bởi lẽ, ở bất kỳ trụ sở, cơ quan doanh nghiệp, hành chính, dịch vụ công, trường học nào cũng luôn phát sinh những những vấn đề mang tính rủi ro, rắc rối. Đứng trước những xung đột của khách thể bên ngoài có thể tác động vào quá trình làm việc của trụ sở, cơ quan, thì sẽ luôn cần người đứng ra bảo vệ.
+ Nhân viên bảo vệ giúp người lao động, nhân viên của trụ sở, cơ quan bất kỳ được làm việc trong một môi trường lành mạnh, an toàn. Đây là yêu cầu cần thiết nhất khi các cơ quan, tổ chức tiến hành tuyển dụng nhân viên bảo vệ. Chức năng của nhân viên bảo vệ là không để những đối tượng không có quyền và nghĩa vụ liên quan đi lại tự do trong trụ sở, cơ quan. Điều này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ tính an toàn của cơ sở làm việc. Đồng thời, giúp nhân viên của trụ sở, cơ quan bất kỳ được làm việc trong một môi trường lành mạnh, an toàn.
– Đối với việc duy trì trật tự an toàn chung của xã hội:
+ Xã hội phát triển dựa trên vòng tuần hoàn hoạt động tự nhiên của các mối quan hệ xã hội. Con người là chủ thể tham gia trực tiếp vào các mối quan hệ đó. Đồng thời, các mối quan hệ này được vận hành trong các cơ quan, tổ chức khác nhau. Ở mỗi cơ quan, tổ chức khi vận hành các mối quan hệ này, sẽ rất dễ xảy ra những mâu thuẫn, xung đột, những tình huống phát sinh không mong muốn. Do đó, tại các cơ quan, tổ chức này luôn cần có những chủ thể đứng ra ngăn chặn những hoạt động đó. Mà chủ thể mà ta nhắc đến ở đây là nhân viên bảo vệ.
+ Nhân viên bảo vệ giúp các cơ quan, trụ sở hoạt động, làm việc được duy trì trật tự lành mạnh, khách quan. Từ đó, giúp trật tự an toàn xã hội được duy trì một cách tốt nhất. Đây là chức năng toàn diện nhất của nhân viên bảo vệ trong việc duy trì trật tự an toàn chung của xã hội.
2. Điều kiện để trở thành nhân viên bảo vệ:
Để trở thành nhân viên bảo vệ, các cá nhân phải đảm bảo các điều kiện cụ thể nhất định như sau:
– Thứ nhất, để trở thành nhân viên bảo vệ, các cá nhân phải có kỹ năng phòng vệ. Đây được xem là kỹ năng cơ bản nhất mà các chủ thể đảm đương công việc này cần phải có. Kỹ năng phòng vệ là những kỹ năng căn bản trong công tác ứng biến với những sự cố, tình huống có thể phát sinh xảy ra trong thực tiễn. Kỹ năng này gắn chặt với chức năng “bảo vệ” của nhân viên bảo vệ. Muốn bảo vệ tốt các chủ thể trong phạm vi nhiệm vụ của mình, nhân viên bảo vệ phải có kỹ năng đề phòng và tự vệ. Trước những tình huống phát sinh bất ngờ xảy ra, nhân viên bảo vệ phải có sự ứng phó nhanh chóng và kịp thời. Sự ứng phó này không chỉ bảo vệ sức khỏe, tính mạng của bảo vệ
– Thứ hai, kỹ năng nhận xét, phán đoán là điều kiện cần phải có nếu muốn trở thành nhân viên bảo vệ. Trong hoạt động bảo vệ, nhân viên bảo vệ sẽ phải ứng phó với rất nhiều tình huống phát sinh khác nhau. Do đó, những chủ thể này cần phải có cho mình kỹ năng nhận xét, phán đoán sự việc. Kỹ năng nhận xét, phán đoán giúp nhân viên bảo vệ xác định được các mối nguy hiểm có thể xảy ta, từ đó đưa ra những phương hướng xử lý kịp thời. Nếu không có kỹ năng nhận xét, phán đoán, nhân viên bảo vệ sẽ không biết được tính chất của những sự việc phát sinh xảy ra xung quanh. Khi rủi ro đến, họ sẽ không đưa ra được phản ứng, cách giải quyết kịp thời.
– Thứ ba, muốn trở thành nhân viên bảo vệ, các cá nhân phải có có kỹ năng xử lý tình huống. Đây là kỹ năng đặc biệt quan trọng mà nhân viên bảo vệ phải đảm bảo. Kỹ năng nay giúp các cá nhân làm công tác bảo vệ phản ứng nhanh, kịp thời với những tình huống phát sinh xảy ra. Xử lý tình huống tốt, linh hoạt, giúp nhân viên bảo vệ hạn chế đến mức tối đa nhưng rủi ro liên quan có thể xảy ra. Trong một số trường hợp nhất định, nó còn giúp các công tác hoạt động của công ty, doanh nghiệp diễn ra ổn định hơn.
3. Trách nhiệm của nhân viên bảo vệ khi hoạt động dịch vụ bảo vệ:
Nhân viên bảo vệ khi tham gia vào hoạt động dịch vụ bảo vệ sẽ phải đảm nhận và hoàn thành tốt những trách nhiệm căn bản của mình. Về cơ bản, khi hoạt động dịch vụ bảo vệ, nhân viên bảo vệ có các trách nhiệm sau:
– Nhân viên bảo vệ thực hiện bảo vệ cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ quan, tổ chức, không để các đối tượng xấu có cơ hội trộm cắp, cướp giật tài sản hoặc có hành vi phá hoại tài sản. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp, công ty thuê bảo vệ về với mục đích bảo vệ hoạt động của các cơ sở này. Do đó, khi đảm đương chức danh bảo vệ, các cá nhân phải bảo đảm sự toàn vẹn khách quan của cơ sở vật chất, trang thiết bị.
– Nhân viên bảo vệ chịu trách nhiệm quản lý hoạt động đi vào, ra cơ quan, tổ chức của các cá nhân, tổ chức khác. Nếu thấy hành vi gây ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, trật tự an ninh của tổ chức, cơ quan, nhân viên bảo vệ sẽ đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời. Đây là trách nhiệm mang tính chất cốt lõi nhất. Bởi lẽ, khi thuê nhân viên bảo vệ, các cơ quan, tổ chức muốn duy trì trật tự của “địa bàn” mình một cách bình ổn nhất. Do đó, nhân viên bảo vệ phải kiểm soát được người ra vào cơ quan, tổ chức. Trong trường hợp có tình huống phát sinh xảy ra, nhân viên bảo vệ phải sử dụng kỹ năng nghiệp vụ của mình để đưa ra phương hướng xử lý sao cho linh hoạt và phù hợp nhất.
– Một trách nhiệm khác mà nhân viên bảo vệ cần thực hiện là kiểm soát, hỗ trợ hoạt động để xe của các cá nhân. Đồng thời, tại các trụ sở, cơ quan hành chính, bảo vệ sẽ hướng dẫn khách hàng, cá nhân dắt, dừng đỗ xe đúng quy định chung mà cơ quan, tổ chức đưa ra. Trong một số trường hợp, nhân viên bảo vệ sẽ kiểm tra các giấy tờ trong truyền hạn của mình và hướng dẫn khách hàng khi đến họ cơ quan, tổ chức mình đang làm nhiệm vụ.
Ví dụ: Tại các cơ sở trường học trong và ngoài công lập, luôn có bộ phận bảo vệ. Nhân viên bảo vệ túc trực 24/24. Ngoài việc bảo đảm an toàn vật chất cho trường học, họ còn đảm bảo trật tự của môi trường học đường. Khi ai muốn ra vào trường học sẽ phải xuất trình thẻ (hoặc giấy tờ liên quan kèm theo). Khi học sinh, giáo viên vào trường, sẽ phải dắt xe. Điều này tạo nên tính trật tự, quy củ.
– Tại một số công ty, tránh trường hợp mất cắp, mang sản phẩm của công ty ra ngoài, chủ sở hữu còn yêu cầu nhân viên bảo vệ thực hiện kiểm tra túi xách, hành lý mang theo của nhân viên.Tuần tra, canh gác ở các khu vực được giao để đảm bảo an ninh, trật tự.
Trên đây là những trách nhiệm cơ bản nhất mà nhân viên bảo vệ phải thực hiện khi hoạt động dịch vụ bảo vệ. Các trách nhiệm này giúp nhân viên bảo vệ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Hơn tất cả, nó giúp duy trì tính ổn định của cơ quan, tổ chức.