Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự là gì? Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự tiếng Anh là gì? Trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự?
Trong lĩnh vực tố tụng hình sự thì khiếu nại, tố cáo cần được đảm bảo bởi vì chúng có vai trò quan trọng trong việc hạn chế oan sai, bỏ lọt tội phạm vì các quyết định, hành vi tố tụng của Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Vậy Pháp luật có quy định như thế nào về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự? Trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự được thể hiện như thế nào?
1. Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự là gì?
1.1. Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự là gì?
Tố cáo trong tố tụng hình sự là việc cá nhân theo thủ tục quy định của pháp luật báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Khiếu nại trong tố tụng hình sự là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, có quyền đề nghị người có thẩm quyền giải quyết, xem xét lại các quyết định, hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng và hoặc người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
1.2. Một số quy định khác về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
Căn cứ vào quy định vào Điều 32, Chương II,
+ Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan đó.
+ Cơ quan, người có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời, đúng pháp luật; gửi văn bản kết quả giải quyết cho người khiếu nại, tố cáo, cơ quan, tổ chức khiếu nại và có biện pháp khắc phục.
+Trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo do Bộ luật này quy định. Và nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống người khác.
Trong hoạt động tố tụng hình sự, khiếu nại và tố cáo có nhiều điểm tương đồng và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trước hết, khiếu nại và tố cáo đều được ghi nhận là quyền của công dân nhằm đảm bảo hoạt động đúng đắn của các cơ quan tiến hành tố tụng, kịp thời ngăn chặn, xử lý các vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hình sự xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được pháp luật bảo vệ, các cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp trong luật quy định.
Đối tượng bị khiếu nại chính là quyết định hoặc hành vi vi phạm pháp luật của người tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật của người tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Căn cứ vào việc thực hiện quyền khiếu nại hoặc tố cáo của công dân, người có thẩm quyền giải quyết phải tiến hành theo trình tự giải quyết khiếu nại hoặc tố cáo.
Ý nghĩa của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tổ chức vụ trọng tài tố tụng, công việc giải quyết khiếu nại, tố cáo có vai trò quan trọng trong công việc bảo đảm quyền của công dân, hạn chế làm việc xâm phạm trái pháp luật quyền công dân. Thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo các cơ quan tiến hành tổ chức xem xét lại quyết định, hành vi của mình, ngăn chặn, xử lý các sai phạm trong quá trình giải quyết sự việc, tránh bỏ lọt tội phạm cũng như làm oan người vô tội.
2. Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự tiếng Anh là gì?
Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự tiếng Anh là “Complaint and denouncement in criminal procedure”
3. Trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
3.1.Trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo
Điều 482, Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định cụ thể trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo
“1. Cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật khiếu nại, tố cáo và gửi văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo cho người đã khiếu nại, tố cáo; xử lý nghiêm minh người vi phạm pháp luật; áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo khi có yêu cầu, ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết của mình.
2. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết, giải quyết trái pháp luật thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại, bồi hoàn theo quy định của luật.
3. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra,
Điều luật này quy định cụ thể trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo phải kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của cả người khiếu nại, người tố cáo và người bị khiếu nại, người bị tố cáo. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo phải phục vụ cho quá trình tố tụng được tiến hành một cách nhanh chóng, có hiệu quả.
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo nếu không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của mình như không giải quyết hoặc giải quyết không kịp thời, giải quyết khiếu nại, tố cáo trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp hành vi giải quyết khiếu nại, tố cáo của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại thì cơ quan hoặc người đó phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết, giải quyết trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3.2. Người có quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
Điều 469, Bộ luật tố tụng Hình sự 2015, quy định rất rõ ràng về người có quyền khiếu nại
“1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cáo trạng hoặc quyết định truy tố, quyết định áp dụng thủ tục rút gọn, quyết định của Hội đồng xét xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm, Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm, Hội đồng xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện nếu có khiếu nại, kháng cáo, kháng nghị thì giải quyết theo quy định tại các chương XXI, XXII, XXIV, XXV, XXVI và XXXI của Bộ luật này.”
Chủ thể có quyền khiếu nại phải là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định, hành vi tố tụng mà mình khiếu nại. Cơ quan, tổ chức khiếu nại thông qua người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức. Việc khiếu nại được tiến hành thông qua hai hình thức: Bằng văn bản hoặc trực tiếp bằng miệng. Nếu người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp bằng miệng thì cơ quan hoặc cá nhân tiếp nhận khiếu nại phải lập biên bản về nội dung khiếu nại. Văn bản khiếu nại có thể gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính cho cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Điều 478, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau về người có quyền tố cáo
“Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”
Người tố cáo trong tố tụng hình sự là người báo với cơ quan, người thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Người tố cáo có quyền:
– Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền. Văn bản tố cáo hoặc biên bản ghi nhận tố cáo phải ghi họ tên, địa chỉ của người tổ cáo; họ tên, chức vụ, hành vi vi phạm pháp luật của người bị tổ cáo, những yêu cầu liên quan của người tố cáo (yêu cầu thông báo kết quả giải quyết…).
– Yêu cầu giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của mình. Việc người tố cáo có quyền yêu cầu giữ bí mật họ tên, địa chi, bút tích của mình có thể được thể hiện ngay trong đơn tố cáo hoặc trình bày trực tiếp với người có thẩm quyền tiếp nhận tố cáo. Việc người tố cáo có quyền yêu cầu giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của mình nhằm tránh việc có thể bị đe dọa, trù dập, trả thù từ phía người bị tổ cáo.
– Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ khi bị đe dọa, trù dập, trả thù.