Trách nhiệm của người chứng thực giao dịch mua bán quyền sử dụng đất. Thông tin tài sản mua bán không chính xác khi chứng thực chuyển nhượng.
Trách nhiệm của người chứng thực giao dịch mua bán quyền sử dụng đất. Thông tin tài sản mua bán không chính xác khi chứng thực chuyển nhượng.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là phó chủ tịch UBND xã, ngày 10 tháng 06 năm 2014 có xác nhận chứng thực 1 hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. trong nội dung hợp đồng có 1 điều khoản ĐIỀU 6 CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN: Hai bên chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:
1. Bên A cam đoan:
– Những thông tin về nhân thân và về quyền sử dụng đất đã nêu trong hợp đồng này là đúng sự thật;
– Tính đến thời điểm giao kết Hợp đồng;
+ Quyền sử dụng đất nói trên chưa tham gia bất cứ một giao dịch nào: Không tặng cho, hứa bán, cho thuê, cho mượn, cầm cố, đặt cọc, thế chấp, góp vốn hoặc uỷ quyền.
+ Quyền sử dụng đất không có tranh chấp, được phép chuyển nhượng theo quy định của pháp luật;
+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
+ Quyền sử dụng đất không bị quy hoạch hoặc thuộc trường hợp bị giải phóng mặt bằng.
– Có trách nhiệm tạo mọi điều kiện cho bên B hoàn tất các thủ tục có liên quan đến việc đăng ký sang tên quyền sử dụng đất tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2. Bên B cam đoan:
– Những thông tin về nhân thân mà Bên B cung cấp ghi trong hợp đồng là đúng sự thật;
– Bên B đã xem xét kỹ, biết rõ về thửa đất nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này cùng các giấy tờ về quyền sử dụng đất;
3. Hai bên cam đoan:
– Đảm bảo tính chính xác, trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sự giả mạo về hồ sơ, giấy tờ cung cấp cũng như các hành vi gian lận hay vi phạm pháp luật khác liên quan tới việc ký kết hợp đồng này;
– Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;
– Thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
Nhưng đến ngày 12 tháng 6 năm 2016 tôi nhận 1 đơn kiện, đối với bên chuyển nhượng là năm 2007 bên chuyển nhượng đã có viết tay 1 bản giấy chuyển nhượng đất ở cho 1 người khác và có xác nhận của UBND xã tôi. (giấy CNQSDĐ đuọc cấp năm 2002, cầm cố tài sản tại ngân hàng từ năm 2004 đến năm 2011). Vậy cho tôi hỏi tôi phải xử lý cái hợp đồng chuyển nhượng tôi đã chứng thực đó như thế nào, và trách nhiệm pháp lý tôi phải chịu. Cám ơn luật sư !
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ theo khoản 6 Điều 2 Nghị định 79/2007/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký:
“Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người đã yêu cầu chứng thực.”
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 79/2007/NĐ-CP về Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực:
“Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.”
Trong trường hợp của bạn, bạn là phó chủ tịch UBND xã, ngày 10 tháng 06 năm 2014 có xác nhận chứng thực 1 hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nhưng đến ngày 12 tháng 6 năm 2016 bạn nhận 1 đơn kiện, đối với bên chuyển nhượng là năm 2007 bên chuyển nhượng đã có viết tay 1 bản giấy chuyển nhượng đất ở cho 1 người khác và có xác nhận của UBND xã bạn (giấy CNQSDĐ được cấp năm 2002, cầm cố tài sản tại ngân hàng từ năm 2004 đến năm 2011).
Như vậy, vào thời điểm bạn chứng thực hợp đồng chuyển nhượng là ngày 10/06/2014, Nghị định 79/2007/NĐ-CP có hiệu lực pháp luật và điều chỉnh trực tiếp vấn đề này. Theo đó, nghĩa vụ của bạn trong trường hợp này là chứng thực chữ ký trên hợp đồng chuyển nhượng đó đúng là chữ ký của hai bên: bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng. Bạn không có nghĩa vụ phải chứng thực về nội dung của hợp đồng. Phần nội dung này do hai bên ký hợp đồng hoàn toàn chịu trách nhiệm.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Nghị định 79/2007/NĐ-CP về xử lý vi phạm trong hoạt động chứng thực:
“Trong khi thi hành nhiệm vụ, quyền hạn về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, người thực hiện nhiệm vụ do thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc cố ý làm trái các quy định của Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”
Trong quá trình thực hiện chứng thực, bạn đã hoàn thành thủ tục chứng nhận chữ ký và xác nhận tính hợp pháp của chữ ký của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng. Việc xác nhận chữ ký này không có sai sót gì. Phần nội dung hợp đồng không thuộc phạm vi trách nhiệm của bạn, do đó, bạn không có lỗi và không phải chịu trách nhiệm pháp lý trong trường hợp này.