Việc làm là gì? Vai trò của việc làm? Trách nhiệm của Nhà nước về việc làm?
Trong nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, thì điều quan tâm nhất chính là vấn đề về việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động bởi lẽ, con người không thể sống nếu như không có việc làm, có việc làm thì mới có của cải, chi phí trang trải cuộc sống, ổn định xã hội góp phần xây dựng nhà nước ngày càng vững mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Vậy việc làm là gì? Vai trò của việc làm và trách nhiệm của nhà nước về việc làm?
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
1. Việc làm là gì?
Căn cứ theo Điều 9
Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm. Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm.
Theo đó, việc làm chính là hoạt động lao động của con người, yếu tố lao động trong việc làm phải có tính hệ thống, tính thường xuyên và tính nghề nghiệp. Hoạt động này tạo ra thu nhập nhưng không được trái với quy định của pháp luật, nếu như trái với quy định thì không được coi là việc làm
2. Vai trò của việc làm
– Đối với cá nhân người lao động
Vai trò của việc làm đối với từng cá nhân là rất quan trọng, bởi lẽ có việc làm đi đôi với có thu nhập để nuôi sống bản thân mình, đáp ứng được nhu càu chi tiêu hàng ngày vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp và chi phối toàn bộ đời sống của cá nhân.
Việc làm của cá nhân gắn chặt với trình độ học vấn, trình độ tay nghề:
– Trường hợp người lao động là lao động trí óc được hiểu là người có mức lương cơ bản và tay nghề cao hơn, thường gắn liền với hình ảnh áo sơ mi và cà vạt và làm việc tại môi trường văn phòng. Mức thu nhập họ làm được được tính theo sản phẩm, doanh số mà họ tạo ra
Người lao động trí óc chủ yếu làm việc bằng đầu óc từ những kiến thức, kinh nghiệm thu thập được, họ tiếp cận công việc bằng công nghệ điện tử, thông tin chứ không phải nặng bằng cơ bắp như lao động chân tay và có điều kiện để tiếp cận với văn hóa, công nghệ và tri thức nhân loại nên họ có điều kiện sáng tạo; những công việc mà họ làm luôn đòi hỏi phải có sự dân chủ và bình đẳng cao trong xã hội;
– Trường hợp người lao động là lao động chân tay được hiểu là người làm việc bằng chân tay, là loại công việc liên quan đến lao động thủ công và mức lương, thưởng họ nhận được tính theo thời gian làm việc. Người lao động bằng tay, chân thường thuộc một số lĩnh vực bao gồm xây dựng, sản xuất, bảo trì và khai thác.
Người lao động chân tay thường là người trực tiếp thao tác thủ công để sáng tạo ra sản phẩm và dịch vụ, họ phải tiêu hao sức lực từ cơ bắp là chủ yếu và một phần sức trí não
Họ thường phải làm việc dưới sự quản lí của người khác, chịu sự chi phối, chỉ đạo từ cấp trên nên không kém phần áp lực như người lao động trí óc. Khi họ bị chèn ép, bóc lột sức lao động, trả lương không phù hợp thì họ sẽ trở thành lực lượng chống đối những người lãnh đạo khi người lãnh đạo chèn ép, bóc lột họ quá nặng nề, dồn họ vào ngõ cụt, vi phạm quá sức chịu đựng đối với nhân cách của họ.
Bởi lẽ, người lao động bằng chân tay phải tiêu hao sức lực cơ bắp một cách trực tiếp, kéo dài và liên tục trong thời gian lao động nên họ chỉ dừng lại công việc của mình cho đến khi họ đến tuổi nghỉ ngơi
Trong các hoạt động kinh doanh, người lao động thủ công có vị trí hết sức cơ bản, họ là những người trực tiếp sử dụng các phương tiện, trang thiết bị, các cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp để làm ra sản phẩm của cải cho xã hội.
– Đối với nền kinh tế – xã hội
Đối với kinh tế thì lao động, việc làm chính là một trong những nguồn lực quan trọng, là đầu vào không thể thay thế đối với một số ngành quan trọng như về trí óc là công nghệ thông tin, dịch vụ còn về lao động chân tay thì về sản xuất ông nghiệp, vì vậy nó là nhân tố tạo nên tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân, nền kinh tế luôn phải đảm bảo tạo cầu và việc làm cho từng cá nhân sẽ giúp cho việc duy trì mối quan hệ hài hòa giữa việc làm và kinh tế.
Đối với xã hội thì mỗi một cá nhân, gia đình là một yếu tố cấu thành nên xã hội, vì vậy việc làm cũng tác động trực tiếp đến xã hội, một mặt nó tác động tích cực, mặt khác nó tác động tiêu cực.
Về tác động tích cực: khi người lao động đều có việc làm thì họ sẽ có ý thức và trách nhiệm với công việc và họ được va chạm với môi trường để biết lựa chọn đâu là việc nên làm để phục vụ bản thân, phục vụ xã hội. Họ sẽ ý thức dược cách đối nhân xử thế, cách giao tiếp và lựa chọn sàng lọc những thứ tốt đẹp nhất
Về tác động tiêu cực: nếu như việc làm không đáp ứng được hết số người lao động của xã hội thường sẽ dẫn đến việc xảy ra nhiều tệ nạn xã hội, nhiều nhưng việc làm trái với pháp luật như trộm cắp tài sản, buôn bán hàng cấm,… Ngoài ra, trong quá trình sử dụng người lao động sẽ dễ dẫn đến việc xảy ra mâu thuẫn giữa công nhân với người quản lý làm ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ của người lao động
Khi mọi cá nhân trong xã hội có việc làm thì xã hội đó được duy trì và phát triển do không có mâu thuẫn nội sinh trong xã hội , không tạo ra các tiêu cực, tệ nạn trong xã hội, con người được dần hoàn thiện về nhân cách và trí tuệ…
– Đối với chính trị – pháp lí
Hậu quả của việc thất nghiệp, thiếu việc làm không những ảnh hưởng tới kinh tế- xã hội mà còn đe dọa lớn đối với an ninh vã sự ổn định của mỗi quốc gia.. Chính vì vậy ở bất kì quốc gia nào, việc làm đã, đang và luôn là vấn đề gay cấn nhạy cảm đối với từng cá nhân, từng gian đình đồng thời cũng là vấn đề xã hội lâu dài, vừa cấp bách nếu không được giải quyết tốt có thể trở thành vấn đề chính trị.
– Đối với quốc gia – quốc tế
Đối với mỗi quốc gia, chính sách việc làm và giải quyết việc làm là bộ phận có vị trí quan trọng đặc biệt trong hệ thống các chính sách xã hội nói riêng và trong tổng thể chính sách phát triển kinh tế xã hội nói chung. Chính sách xã hội của nhà nước ở hầu hết các quốc gia đều tập trung vào một số các lĩnh vực như thị trường lao động, bảo đàm việc làm, bảo hiểm xã hội… Chính sách việc làm là chính sách cơ bản nhất của quốc gia, góp phần bảo đảm an toàn, ổn định và phát triển xã hội
Tuy nhiên trong thời đại ngày nay, vấn đề lao động việc làm không chỉ dừng lại ở phạm vi quốc gia mà nó còn có tính toàn cầu hóa, tính quốc tế sâu sắc. Vấn đề hợp tác, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng được đặt ra đồng thời với việc chấp nhận lao động ở nước khác đến làm việc tại nước mình. Điều này giúp cân bằng lao động.
Lao động từ nước kém phát triển sang làm việc ở nước phát triển, từ nước dư thừa lao động sang nước thiếu lao động. Trong thị trường đó, cạnh tranh không chỉ còn là vấn đề giữa những NLĐ mà còn trở thành vấn đề giữa các quốc gia. Từ đó vấn đề lao động việc làm còn được điều chỉnh hoặc chịu sự ảnh hưởng chi phối của các công ước quốc tế về lao động. Các nước dù muốn hay không cũng phải áp dụng hoặc tiếp cận với những “luật chơi chung” và “sân chơi chung” càng ngày càng khó khăn và quy mô hơn.
2. Trách nhiệm của nhà nước về Việc làm
Để đảm bảo mọi quyền lợi cho người lao động về việc làm thì Cơ quan nhà nước đã ban hành chính sách của Nhà nước về việc làm như sau:
– Cơ quan nhà nước đã ban hành chính sách phát triển kinh tế – xã hội nhằm tạo việc làm cho người lao động, xác định mục tiêu giải quyết việc làm trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách về việc làm.
– Cơ quan nhà nước đã ban hành chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia tạo việc làm và tự tạo việc làm có thu nhập từ mức lương tối thiểu trở lên nhằm góp phần phát triển kinh tế – xã hội, phát triển thị trường lao động.
– Cơ quan nhà nước đã ban hành chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động và bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
– Cơ quan nhà nước đã ban hành chính sách đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gắn với việc nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động
– Cơ quan nhà nước đã ban hành chính sách ưu đãi đối với ngành, nghề sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc sử dụng nhiều lao động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.
– Cơ quan nhà nước đã ban hành chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu số.
Theo đó, cơ quan nhà nước có trách nhiệm về việc làm của người lao động
– Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm bằng phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tuyên truyền, vận động cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức và cá nhân tạo việc làm cho người lao động; tham gia với cơ quan nhà nước trong việc xây dựng và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc làm theo quy định của pháp luật.
– Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về việc làm; tạo việc làm; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
Như vậy, vấn đề việc làm và giải quyết việc làm là vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia trên thế giới, bao gồm cả những nước có nền kinh tế phát triển hay đang phát triển. Và để giải quyết vấn đề này, nhà nước có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, có những biện pháp nhằm trực tiếp giải quyết việc làm cho người lao động nhưng cũng có biện pháp chỉ mang tính chất hỗ trợ. Các biện pháp mang tính hỗ trợ cho giải quyết việc làm như khuyến khích đầu tư, lập các chương trình việc làm, phát triển hệ thống dịch vụ việc làm, dạy nghề gắn với việc làm, thành lập các quỹ giải quyết việc làm, cho vay từ các quỹ chuyên dụng…Các biện pháp trực tiếp giải quyết việc làm như đưa người lao đông Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, khuyến khích tuyển dụng lao động và tự do lao động. Tất cả nhằm hướng tới mục đích làm giảm tình trạng thất nghiệp, mất cân bằng lao động…