Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong bảo vệ an ninh mạng? Xử lý vi phạm an ninh mạng?
Hiện nay dưới sự phát triển không ngững của mạng xã hội và các thông tin được đăng tải trên mạng cũng là vấn đề đáng lo ngại, bởi các thông tin tiêu cực sẽ có ảnh hưởng xấu tới xã hội và nghiêm trọng hơn cũng có thể đe dọa tới an ninh trật tự đất nước. Vậy Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong bảo vệ an ninh mạng hiện nay là gì? Hãy theo dõi các thông tin dưới đây của chúng tôi để biết them các thông tin chi tiết về vấn đề này nhé.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong bảo vệ an ninh mạng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 42. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng không gian mạng
1. Tuân thủ quy định của pháp luật về an ninh mạng.
2. Kịp thời cung cấp thông tin liên quan đến bảo vệ an ninh mạng, nguy cơ đe dọa an ninh mạng, hành vi xâm phạm an ninh mạng cho cơ quan có thẩm quyền, lực lượng bảo vệ an ninh mạng.
3. Thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền trong bảo vệ an ninh mạng; giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
Như vậy chúng ta thấy pháp luật đã có các quy định rất cụ thể đối với vấn đề bảo vệ an ninh mạng và theo đó nên với môi trướng sử dụng mạng ngày nay trở thành một không gian xã hội mới, nơi con người có thể thực hiện các hành vi giao tiếp, sáng tạo, lao động, sản xuất, tiêu dùng, học tập và vui chơi giải trí, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Bên cạnh các ưu điểm và các lợi ích to lớn, không gian mạng đang tạo ra các nguy cơ và thách thức đối với an ninh quốc gia, an ninh con người và trật tự an toàn xã hội. Các thế lực thù địch lợi dụng Internet và mạng xã hội để xuyên tạc cương lĩnh, đường lối, quan điểm, nền tảng tư tưởng của Đảng; lôi kéo, kích động các phần tử bất mãn, tập hợp lực lượng, thành lập các tổ chức chống đối; phát tán tài liệu, kêu gọi tuần hành, biểu tình, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, để xây dựng “không gian mạng lành mạnh”, theo tôi thì mỗi người dân cần làm tốt một số nội dung sau:
Một là, Xây dựng bằng cách mỗi cá nhân cần nghiên cứu, và chúng ta cũng cần phải hiểu rõ ý nghĩa, giá trị, nội dung của Luật An ninh mạng, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm và những hành vi bị cấm khi tham gia hoạt động trên không gian mạng.
Hiện nay căn cứ theo Luật An ninh mạng quy định rõ những hành vi bị cấm như: sử dụng không gian mạng để tuyên truyền chống Nhà nước; tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước; xuyên tạc lịch sử…). Những quy định này không xâm phạm đến quyền con người, không cản trở tự do ngôn luận, không tạo rào cản, không cản trở hoạt động bình thường, đúng luật của các tổ chức, cá nhân như những thông tin trên mạng xã hội, blog, web phản động tuyên truyền, xuyên tạc trong thời gian vừa qua. Thực hiện theo quy định của pháp luật về an ninh mạng cũng đồng nghĩa là bảo vệ chính mình, người thân và gia đình, đồng thời, góp phần bảo vệ an ninh mạng quốc gia.
Hai là, Một vấn đề giúp chúng ta có thể tự phòng tránh các rủi ro từ vân sđề an ninh mạng thì tự chúng ta cần trau dồi kỹ năng nhận diện âm mưu, thủ đoạn gây nguy cơ mất an ninh mạng, nhất là âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Nhận diện được các tổ chức chống đối hoạt động trên không gian mạng như Việt Tân, Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời…; các thủ đoạn tạo vỏ bọc “xã hội dân sự”, “diễn đàn dân chủ”,… để chống phá; các website giả mạo, các trang mạng có nhiều nội dung thông tin xấu, độc.
Ba là, Việc tự nâng cao ý thức phòng tránh và có sự thận trọng khi tham gia mạng xã hội. Nếu chúng ta có sự ghiên cứu kỹ trước khi like hoặc chia sẻ các file, các bài viết hoặc các đường link; cảnh giác với trang web lạ (web đen), E-mail chưa rõ danh tính và đường dẫn đáng nghi ngờ và quan trọng là tuyệt đối không a dua, hiếu kỳ, hoặc tham tiền bạc cùng với những lời kích động, xúi giục của các đối tượng xấu. Kịp thời cung cấp thông tin, thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có trách nhiệm.
Bốn là, chúng ta cần biết cách tận dụng, sử dụng mạng xã hội một cách đúng đắn và hiệu quả hơn nữa đó là tính lành mạnh của vệc sử dụng mạng, biến mạng xã hội thành một phương tiện, một kênh hữu ích để mở mang kiến thức, cùng nhau xây dựng môi trường văn hóa mạng xã hội lành mạnh, tránh bị các thông tin ảo chi phối tác động, góp phần phòng chống, ngăn chặn những tư tưởng, quan điểm sai trái, thù địch một cách có hiệu quả.
Cuối cùng đó là các giải pháp để phổ biến các thông tin về pháp luật an ninh mạng, tuyên truyền trong gia đình, người thân, bạn bè và Nhân dân nơi cư trú các quy định của Luật An ninh mạng để mọi người nắm, hiểu và không thực hiện các hành vi vi phạm liên quan đến an ninh mạng, góp phần xây dựng “không gian mạng lành mạnh từ cơ sở”.
2. Xử lý vi phạm an ninh mạng:
Xử lý hành chính, hình sự nếu vi phạm
Hiện nay ta thấy các quy định của pháp luật cũng đã đề cập tới việc xử lý vi hạm an ninh mạng vì để ngăn chặn người dùng thiếu trách nhiệm trong việc khai thác, sử dụng không gian mạng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó căn cứ theo quy định tại Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 3-2-2020 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử quy định, phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng MXH để thực hiện một trong các hành vi: cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân cung cấp, chia sẻ thông tin cổ xúy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc và cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn và theo đó cần phải cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc; cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm…
Ngoài ra, Nghị định 15/2020/NĐ-CP cũng quy định phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bên cạnh đó,
Để người sử dụng mạng xã hội một cách có ý thức và có hiệu quả cũng như có trách nhiệm chúng ta cần có ác giải pháp cụ thể chẳng hạn như đối với các cơ quan chức năng cần làm tốt công tác quản lý nhà nước; ban hành các văn bản hướng dẫn kịp thời; xử lý thật nghiêm, kiên quyết những tổ chức, cá nhân vi phạm. Nhất là thời gian tới phải bằng nhiều biện pháp, giải pháp làm trong lành môi trường mạng xã hội không để cá nhân nào lợi dụng mạng xã hội để đăng đàn nói xấu, chửi bới, bôi nhọ người khác, đe dọa lẫn nhau, kích động bạo lực, thông tin giả thiếu kiểm chứng gây bức xúc, hoang mang dư luận, vi phạm quyền nhân thân của cá nhân khác.
Bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng là bảo vệ chế độ chính trị và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam trên không gian mạng; bảo vệ an ninh về tư tưởng và văn hóa, khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng; bảo vệ an ninh trong các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, đối ngoại và các lợi ích khác của quốc gia trên không gian mạng; bảo vệ bí mật nhà nước và các mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia trên không gian mạng; phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại và loại trừ các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia trên không gian mạng.