Trách nhiệm của cá nhân khi gây thương tích cho người khác. Trách nhiệm hình sự trong trường hợp cố ý gây thương tích trong tình trạng kích động mạnh.
Trách nhiệm của cá nhân khi gây thương tích cho người khác. Trách nhiệm hình sự trong trường hợp cố ý gây thương tích trong tình trạng kích động mạnh.
Tóm tắt câu hỏi:
Nếu như ông bố đi nhậu say về, có hành vi xúc phạm, chửi bới và lăng mạ nhân phẩm danh dự của hai đứa con trai và bà vợ. Sau đó, nhiều lần như vậy nên đứa con trai đẩy ông bố ra ngoài cổng không may bị đập đầu vào cánh cửa bị thương ở vùng trán nên ông bố làm đơn kiện đứa con đánh bị thương. Vậy xử phạt theo hành vi như thế nào? có mức thấp nhất hay không?.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, do người bố thường xuyên, nhiều lần có hành vi uống rượu sau đó chửi bới, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của vợ con, dẫn đến việc người có đã dẩy ông bố, gây ra thương tích, trong trường hợp này, nếu hành vi của người bố gây nen tình trạng bị kích động mạnh về tinh thần thì có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo Điều 105 Bộ luật Hình sự 1999 như sau:
“Điều 105. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến hai năm…”.
Người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh khi người phạm tội bị kích động mạnh về tinh thần, là việc người phạm tội bị kích động mạnh về tâm lý, không còn khả năng tự chủ, nhận thức đầy đủ hành vi nhưng chưa đếnmức mất khả năng nhận thức, và tự chủ. Trạng thái này chỉ xảy ra trong chốc lát, người bị kích động lại trở về trạng thái bình thường. Cần lưu ý trạng thái của người phạm tội này là phải trạng thái kích động mạnh, nếu chỉ là kích động nhưng chưa đến mức mất khả năng tự chủ thì không phải là kích động mạnh về tinh thần. Đồng thời, việc người phạm tội kích động mạnh về tinh thần dẫn đến hành vi gây thương tích phải xuất phát từ hành vi trái pháp luật của người khác, tác động trực tiếp đến tinh thần của người khác. Cụ thể ở đây là việc do người bố thường xuyên xúc phạm danh dự, nhân phẩm của mẹ con trong thời gian kéo dài, dẫn đến tình trạng ức chế về tâm lý cho người con, tác động mạnh đến tinh thần của người con, vào một thời điểm dẫn đến người con không còn khả năng tự chủ về hành vi của mình, thì mới được xác định là kích động mạnh về tinh thần.
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngươi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nếu gây ra tỷ lệ thương tật cho người khác từ 31% trở lên.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về hành vi cố ý gây thương tích: 1900.6568
Nếu trong trường hợp không phải là phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì hành vi gây thương tích cho người khác sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo Điều 104 của Bộ luật hình sự 1999 nếu tỷ lệ thương tật gây nên từ 11% hoặc dưới 11% những thuộc một trong những trường hợp quy định tại điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự 1999:
“Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân
…"
Ngoài ra, đối với hành vi của người bố thường xuyên xúc phạm danh dự vợ con, thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình theo quy định tại khoản 1 Điều 51