Quy định về trách nhiệm bồi thường của công chứng viên? Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động công chứng?
Trong cuộc sống hiện hành thì nhu cầu về việc các chủ thể thực hiện việc công chứng các loại giấy tờ, hợp đồng, các giao dịch dân sự như: giấy tờ tùy thân, hợp đồng kinh doanh, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng tín dụng, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại là việc thực hiện việc dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật thì được thực hiện việc công chứng. để phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống ngày càng phổ biến và việc công chứng các loại giấy tờ không còn là vấn đề quá khó khăn đối với cá nhân, tổ chức.
Bởi vì các giấy tờ được pháp luật hiện hành quy định thực hiện công chứng thì đều là các giấy tờ rất quan trọng về tính thật giả gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của chủ thể trong quá trình giao dịch. Chính vì vậy mà khi các cá nhân, tổ chức thực hiện việc công chứng thì có sảy ra thiệt hai do sự sai sót của công chứng viên thì công chứng viên cần phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với việc làm sai gây ra hậu quả đối với cá nhân, tổ chức có giấy tờ bị công chứng sai đó.
Vậy, Luật công chứng năm 2014 và các văn bản pháp lý liên quan có quy định về vấn đề công chứng và nội dung của trách nhiệm bồi thường của công chứng viên như thế nào? Công chứng viên phải bồi thường trong những trường hợp nào?
Cơ sở pháp lý:
– Luật Công chứng năm 2014
– Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng
1. Quy định về trách nhiệm bồi thường của công chứng viên
Trên cơ sở quy định của pháp luật Công chứng thì hành vi gây thiệt hại của công chứng viên trong quá trình thực hiện công việc của mình ở một tổ chức hành nghề công chứng là việc Công chứng viên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy trình, thủ tục công chứng, gây thiệt hại cho người yêu cầu công chứng. Chính vì những sai phạm đó mà dẫn đến pháp luật có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do Công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng của mình đó là một dạng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của pháp luật hiện hành do cá nhân Công chứng viên gây ra khi thi hành nhiệm vụ.
Trước tiên hết theo như Luật Công chứng năm 2014 đa có đưa ra các quy định hai hình thức hành nghề công chứng đó là Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng. Trong quá trình hoạt động của Phòng Công chứng mà có công chứng viên hoạt động và làm việc với chức danh là công chức thì khi gây thiệt hại phải áp dụng những quy định trong
– Thứ nhất, đối với vấn đề bồi thường thiệt hại do công chứng viên sẽ được xác định là hành vi của công chức gây ra trong hoạt động công chứng. Trên cơ sở quy định tại Điều 7 của
– Thứ hai, đối với việc bồi thường thiệt hại do công chứng viên sẽ được xác định là hành vi của viên chức gây ra trong hoạt động công chứng. Trong trường hợp phải bồi thừng này thì được xác định đối với công chứng viên là viên chức hành nghề tại các Phòng Công chứng, nếu gây thiệt hại thì có trách nhiệm hoàn trả lại cho đơn vị sự nghiệp công lập khoản tiền mà đơn vị này đã bồi thường cho người bị thiệt hại do hành vi có lỗi gây thiệt hại cho người khác trong quá trình tác nghiệp.
– Thứ ba, đối với công chứng viên tại Văn phòng công chứng gây thiệt hại, không áp dụng các quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 hay Luật Viên chức, vì họ không phải là công chức hay viên chức nhà nước. Việc bồi thường của công chứng viên tại Văn phòng công chứng gây thiệt hại thì áp dụng Điều 38 Luật Công chứng năm 2014.
2. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động công chứng?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Văn phòng công chứng của tôi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp từ 1/5/2016-1/5/2017 với công ty cổ phần bảo hiểm hàng không. Tháng 9/2016 có một khách hàng đến công chứng bán nhà đất, chúng tôi đã công chứng cho 2 bên xong khi đi làm thủ tục tại Văn phòng đăng ký quyền SD đất thì họ cho biết đó là sổ đỏ giả, khách hàng quay lại bắt công chứng viên bồi thường tiền cho họ vì người bán không còn tiền để trả( bị vỡ nợ). Vây tôi có yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường số tiến đó được không? Có thì phải làm thế nào? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn trong hoạt động công chứng theo Điều 38 Luật công chứng 2014 quy định như sau:
1. Tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình công chứng.
2. Công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên gây thiệt hại phải hoàn trả lại một khoản tiền cho tổ chức hành nghề công chứng đã chi trả khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật; trường hợp không hoàn trả thì tổ chức hành nghề công chứng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Thứ hai, về trách nhiệm hành chính
Văn bản hơp nhất số 462/VBNH-BTP ngày 22/02/2016 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác.
Thứ ba, Về trách nhiệm hình sự: Theo Khoản 128 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi công chứng viên công chứng hợp đồng trái pháp luật, cụ thể như sau:
Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.
Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm đối với hành vi gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
Phạt tù từ 07 năm đến 12 năm đối với hành vi gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Ban biên tập phản hồi đến bạn.
Như vậy, tùy vào những trường hợp cụ thể mà vận dụng các quy định của pháp luật để xử lý.
Như vậy, trong trường hợp công chứng viên có lỗi trong việc công chứng thì nguyên tắc bồi thường như sau:
– Tổ chức hành nghề công chứng bồi thường cho người yêu cầu công chứng;
– Công chứng viên hoàn trả số tiền mà tổ chức hành nghề công chứng đã bồi thường;
Đối với vấn đề bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp:
Căn cứ Điều 20 Nghị định 29/2015/NĐ-CP xác định phạm vi bảo hiểm như sau:
1. Phạm vi bảo hiểm bao gồm thiệt hại về vật chất của người tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc của cá nhân, tổ chức khác có liên quan trực tiếp đến hợp đồng, giao dịch đã được công chứng mà những thiệt hại gây ra do lỗi của công chứng viên trong thời hạn bảo hiểm.
2. Tổ chức hành nghề công chứng hoặc tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên trong trường hợp được tổ chức hành nghề công chứng ủy quyền có thể thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm về phạm vi bảo hiểm rộng hơn phạm vi bảo hiểm quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định 29/2015/NĐ-CP
Điều kiện bảo hiểm theo Điều 21 Nghị định 29/2015/NĐ-CP:
– Thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm quy định tại Điều 20 của Nghị định 29/2015/NĐ-CP.
– Không thuộc các trường hợp sau đây:
+ Công chứng viên thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác;
+ Công chứng viên công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;
+ Công chứng viên cấu kết, thông đồng với người yêu cầu công chứng và những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng, hồ sơ công chứng;
+ Trường hợp khác theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và tổ chức hành nghề công chứng hoặc tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên trong trường hợp được tổ chức hành nghề công chứng ủy quyền.
Như vậy, trong trường hợp này, nếu công chứng viên không thuộc một trong các trường hợp không hưởng bảo hiểm nêu trên và trường hợp khác theo thỏa thuận cùng với đó là đang trong thời gian bảo hiểm thì bạn có quyền yêu cầu cơ quan bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm cho công chứng viên đó.