Trẻ em là mần non tương lai của đất nước. Vậy trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, danh dự cho trẻ em được pháp luật quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, danh dự cho trẻ em:
- 2 2. Các trách nhiệm khác của gia đình, cá nhân, và cơ sở giáo dục đối với trẻ em:
- 2.1 2.1. Bảo đảm cho trẻ em được sống với cha, mẹ:
- 2.2 2.2. Khai sinh cho trẻ em:
- 2.3 2.3. Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em:
- 2.4 2.4. Bảo đảm quyền học tập, phát triển năng khiếu, vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch của trẻ em:
- 2.5 2.5. Bảo đảm quyền dân sự của trẻ em:
- 2.6 2.6. Quản lý trẻ em và giáo dục để trẻ em thực hiện được quyền và bổn phận của trẻ em:
- 3 3. Trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng:
1. Trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, danh dự cho trẻ em:
Căn cứ Điều 100
– Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm sau đây:
+ Trau dồi kiến thức, kỹ năng giáo dục trẻ em về đạo đức, nhân cách, quyền và bổn phận của trẻ em;
+ Tạo môi trường an toàn, phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em;
+ Phòng ngừa trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, có nguy cơ bị xâm hại hoặc bị xâm hại;
+ Chấp hành các quyết định, biện pháp, quy định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền nhằm để bảo đảm sự an toàn, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của trẻ em;
+ Bảo đảm để trẻ em thực hiện được quyền bí mật đời sống riêng tư của mình, trừ các trường hợp cần thiết để bảo vệ trẻ em và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
– Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải có trách nhiệm trong việc phát hiện, tố giác, thông báo cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền về các hành vi xâm hại trẻ em, trường hợp trẻ em có nguy cơ bị xâm hại hoặc là đang bị xâm hại trong và ngoài gia đình.
– Cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em có trách nhiệm lựa chọn người bào chữa hoặc là tự mình bào chữa cho trẻ em trong quá trình tố tụng theo quy định của pháp luật.
2. Các trách nhiệm khác của gia đình, cá nhân, và cơ sở giáo dục đối với trẻ em:
Ngoài trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, danh dự của gia đình, cá nhân, và cơ sở giáo dục cho trẻ em đã nêu ở mục trên, thì gia đình, cá nhân, và cơ sở giáo dục có những trách nhiệm sau đây đối với trẻ em:
2.1. Bảo đảm cho trẻ em được sống với cha, mẹ:
– Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, các thành viên trong gia đình bảo đảm điều kiện để trẻ em được sống với cha, mẹ.
– Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình phải chấp hành các quy định của pháp luật và quyết định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền về việc hạn chế các quyền của cha, mẹ; tách trẻ em khỏi cha, mẹ để bảo đảm an toàn và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
2.2. Khai sinh cho trẻ em:
Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.
2.3. Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em:
– Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và những thành viên trong gia đình có trách nhiệm trong việc:
+ Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, giáo dục trẻ em;
+ Dành điều kiện tốt nhất theo khả năng cho sự phát triển liên tục, toàn diện của trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 36 tháng tuổi;
+ Thường xuyên liên hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm để được hướng dẫn, trợ giúp ở trong quá trình thực hiện trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em.
– Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm bảo đảm về chế độ dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ em theo từng độ tuổi.
– Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng bệnh cho trẻ em.
– Phụ nữ mang thai có trách nhiệm tiếp cận dịch vụ y tế để được tư vấn sàng lọc, phòng ngừa các bệnh tật bẩm sinh cho trẻ em.
– Cha, mẹ, người giám hộ, người chăm sóc trẻ em, các thành viên trong gia đình có trách nhiệm xây dựng một gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; trau dồi các kiến thức, kỹ năng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em.
2.4. Bảo đảm quyền học tập, phát triển năng khiếu, vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch của trẻ em:
– Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và những thành viên trong gia đình có trách nhiệm:
+ Gương mẫu về mọi mặt cho trẻ em noi theo;
+ Tự học để có kiến thức, kỹ năng giáo dục trẻ em về đạo đức, nhân cách, quyền và bổn phận của trẻ em;
+ Tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em.
– Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện về quyền học tập, hoàn thành chương trình giáo dục phổ cập theo quy định của pháp luật, tạo các điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn.
– Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em phát hiện, khuyến khích, bồi dưỡng, phát triển tài năng, năng khiếu của trẻ em.
– Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em tạo điều kiện để trẻ em được vui chơi, giải trí, hoạt động về văn hóa, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.
2.5. Bảo đảm quyền dân sự của trẻ em:
– Cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em và những thành viên trong gia đình có trách nhiệm:
+ Bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em;
+ Đại diện cho trẻ em trong các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật;
+ Chịu trách nhiệm trong trường hợp để trẻ em thực hiện giao dịch dân sự trái pháp luật.
– Cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em phải giữ gìn, quản lý tài sản của trẻ em và giao lại cho trẻ em theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp trẻ em gây thiệt hại cho người khác thì cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em sẽ phải bồi thường thiệt hại do hành vi của trẻ em đó gây ra theo quy định của pháp luật.
2.6. Quản lý trẻ em và giáo dục để trẻ em thực hiện được quyền và bổn phận của trẻ em:
– Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và những thành viên trong gia đình có trách nhiệm trong việc quản lý, giáo dục và giúp đỡ để cho trẻ em hiểu và thực hiện được quyền và bổn phận của trẻ em theo quy định của pháp luật.
– Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và những thành viên trong gia đình phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý, giáo dục và giúp đỡ để cho trẻ em hiểu, nhận thức đầy đủ và thực hiện được quyền và bổn phận của trẻ em theo quy định của pháp luật.
3. Trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng:
– Truyền thông, giáo dục, nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng:
+ Cơ quan quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông; về giáo dục, đào tạo; về giáo dục nghề nghiệp; về trẻ em; những tổ chức hoạt động vì trẻ em; tổ chức hoạt động trên môi trường mạng phải có trách nhiệm truyền thông nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực, phổ biến kỹ năng cho cha, mẹ, cho người chăm sóc trẻ em, giáo viên, trẻ em và cơ quan, tổ chức có liên quan về các lợi ích, tác động tiêu cực của môi trường mạng đối với trẻ em; về việc phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng theo các quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, an toàn thông tin và các lĩnh vực có liên quan.
+ Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm giáo dục kiến thức, có trách nhiệm hướng dẫn kỹ năng an toàn cho trẻ em khi tham gia vào môi trường mạng; trẻ em có bổn phận tìm hiểu, học kiến thức, rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng.
+ Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải hướng dẫn về việc sử dụng dịch vụ, sử dụng những thiết bị công nghệ thông tin, tiếp cận thông tin để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
– Bảo đảm an toàn cho trẻ em trong việc trao đổi, cung cấp thông tin trên môi trường mạng:
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường mạng phải phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức, cá nhân khác trong việc bảo đảm về an toàn thông tin của trẻ em trên môi trường mạng; ngăn chặn những thông tin gây hại cho trẻ em theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng.
+ Doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải có các biện pháp sử dụng dịch vụ bảo vệ người sử dụng là trẻ em.
+ Doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải cảnh báo hoặc phải gỡ bỏ thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em, thông tin, dịch vụ giả mạo, xuyên tạc xâm hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.
+ Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên môi trường mạng phải có công cụ để kiểm soát thời gian, bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng lạm dụng, nghiện trò chơi điện tử.
+ Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải xây dựng hoặc phải sử dụng, phổ biến phần mềm, các công cụ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
– Các biện pháp bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em trên môi trường mạng:
+ Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng và cá nhân khi đưa các thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của cha, mẹ, của người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên; có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em.
+ Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải sử dụng những biện pháp, công cụ bảo đảm an toàn về thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em, những thông điệp cảnh báo nguy cơ khi trẻ em cung cấp, thay đổi thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em.
+ Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em theo quy định của pháp luật có quyền yêu cầu những cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ và cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường mạng xóa bỏ đi các thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em để bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.
– Các biện pháp hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng:
+ Cơ quan quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông và quản lý nhà nước về trẻ em; các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận thông tin, đánh giá, phân loại mức độ an toàn cho trẻ em được những cơ quan, tổ chức, cá nhân và trẻ em gửi tới; công bố danh sách về các mạng thông tin, dịch vụ, sản phẩm trực tuyến theo mức độ an toàn đối với trẻ em; bảo đảm về việc phát hiện, loại bỏ các hình ảnh, tài liệu, thông tin không phù hợp với trẻ em.
+ Cơ quan công an có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 56/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trẻ em.