Để giúp các bạn học sinh học tốt môn Ngữ văn lớp 12, ghi nhớ bài học một cách dễ dàng hơn. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết tổng hợp những câu trắc nghiệm bài Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài có kèm theo đáp án chi tiết.
Mục lục bài viết
1. Một số câu hỏi trắc nghiệm về tác giả Tô Hoài:
Câu 1: Nhà văn Tô Hoài có tên khai sinh là:
A. Phạm Minh Tài
B. Đinh Trọng Đoàn
C. Nguyễn Mạnh Khải
D. Nguyễn Sen
Đáp án: D
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng về nhà văn Tô Hoài?
A. Tô Hoài là một nhà văn, tác phẩm chủ yếu của ông là văn xuôi hiện thực
B. Tô Hoài sáng tác hướng về những sự thật ngoài đời thường.
C. Tô Hoài sinh ra trong một gia đình có truyền thống văn học
D. Nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm sinh động, hóm hỉnh, thể hiện người từng trải, giàu vốn từ vựng giàu, đôi khi thông tục và rất bình dân.
Đáp án: C
Câu 3: Xuất thân của Tô Hoài trong một gia đình như thế nào?
A. Gia đình làm công chức
B. Gia đình có truyền thống yêu nước sâu sắc
C. Gia đình nhà Nho sau khi Hán học suy tàn
D. Gia đình thợ thủ công
Đáp án: D
Câu 4: Năm bao nhiêu Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc?
A. 1943
B. 1944
C. 1945
D. 1946
Đáp án: A
Câu 5: Tác phẩm nào dưới đây không phải do Tô Hoài sáng tác?
A. O chuột
B. Dế Mèn phiêu lưu kí
C. Truyện Tây Bắc
D. Nắng trong vườn
Đáp án: D
Câu 6: Nhà văn Tô Hoài có quê ngoại ở:
A. Hà Tĩnh.
B. Hà Nội.
C. Hà Giang.
D. Hà Nam.
Đáp án: B
2. Tìm hiểu tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài:
Câu 1: Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” được in trong tác phẩm nào dưới đây?
A. Truyện Tây Bắc
B. Cát bụi chân ai
C. Nhà nghèo
D. O chuột
Đáp án: A
Câu 2: Vợ chồng A Phủ được nhà văn Tô Hoài sáng tác vào năm bao nhiêu?
A. 1949
B. 1950
C. 1951
D. 1952
Đáp án: D
Câu 3: Chủ đề của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” là gì?
A. Tác phẩm phản ánh số phận đau thương và hành trình đi tìm đến sự tự do, đi đến con đường cách mạng của đồng bào ít người vùng Đông Bắc.
B. Tác phẩm phản ánh số phận đau thương và hành trình đi tìm đến sự tự do, đi đến con đường cách mạng của đồng bào ít người vùng Tây Bắc.
C. Tác phẩm phản ánh số phận đau thương và hành trình đi tìm đến sự tự do, đi đến con đường cách mạng của đông bào vùng Nam Bộ
D. Tác phẩm phản ánh số phận đau thương và hành trình đi tìm đến sự tự do, đi đến con đường cách mạng của đồng bào vùng miền xiên.
Đáp án: B
Câu 4: Đoạn trích Vợ chồng A Phủ kể về chuyện nào dưới đây?
A. Nhân vật Mị và A Phủ ở Phiềng Sa.
B. Nhân vật Mị ở Phiềng Sa.
C. Nhân vật Mị và A Phủ ở Hồng Ngài.
D. Nhân vật Mị ở Hồng Ngài.
Đáp án: C
Câu 5: Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã xây dựng hình tượng các nhân vật theo kiểu như thế nào?
A. Nhân vật tâm trạng và số phận.
B. Nhân vật số phận và tâm lí.
C. Nhân vật số phận.
D. Nhân vật tính cách, tâm lí và số phận.
Đáp án: A
Câu 6: Chi tiết nào dưới đây không có ở trong cốt truyện tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”?
A. Để làm đám cưới cha mẹ Mị đã phải vay nặng lãi nhà thống lí Pá Tra.
B. Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ và bỏ trốn khỏi Hồng Ngài cùng với A Phủ.
C. Vì món nợ của gia đình, Mị đã phải khước từ A Phủ cầu hôn.
D. Khi đến Phiềng Sa, Mị và A Phủ gặp cán bộ A Châu, được giác ngộ cách mạng, sau đó trở thành du kích và thành vợ chồng.
Đáp án: C
Câu 7: Chi tiết nào dưới đây trong “Vợ chồng A Phủ” thể hiện sự am hiểu của nhà văn Tô Hoài đối với cuộc sống và người dân Tây Bắc?
A. Cảnh núi rừng mùa xuân.
B. Cảnh sinh hoạt vào ngày tết và đêm tình mùa xuân.
C. Cảnh xử kiện.
D. Đáp án A và B
Đáp án: D
Câu 8: Hiệu quả nghệ thuật của việc Tô Hoài giới thiệu nhân vật Mị ngay mở đầu tác phẩm là gì?
A. Gợi ra một số phận Mị lặng lẽ, âm thầm và đầy đau khổ.
B. Khắc sâu sự ấn tượng của Mị về số phận âm thầm, lặng lẽ và đầy đau khổ.
C. Gợi ra các đối nghịch về hoàn cảnh sống vô cùng éo le của Mị góp phần hấp dẫn người đọc tìm hiểu và theo dõi.
D. Để giới thiệu nhân vị Mị là một người con dâu nhà thống lí Pá Tra.
Đáp án: C
Câu 9: Ý nào nào dưới đây miêu tả về âm thanh của tiếng sáo nghe xa xôi nhất trong những lần miêu tả trực tiếp tiếng sáo?
A. Ở ngoài đầu núi lấp ló,có tiếng ai đang thổi sáo rủ bạn đi chơi.
B. Tai của Mị có tiếng sáo văng vẳng gọi bạn đầu làng.
C. Tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn đang lơ lửng hay ở ngoài đường.
D. Trong đầu của Mị tiếng sáo đang rập rờn.
Đáp án: A
Câu 10: Chi tiết “Mị thấy phơi phới trở lại……Mị muốn đi chơi” thể hiện điều gì?
A. Mị biết rằng mùa xuân đã đến và vào mùa xuân ai cũng thích được đi chơi.
B. Mị nhớ lại những kỉ niệm đẹp đẽ mùa xuân trước.
C. Mị hiểu ra rằng đã rất lâu rồi vào mùa xuân mình không được đi chơi.
D. Mị đã ý thức rõ về sự tồn tại của mình, khao khát được sống trong hạnh phúc của mình.
Đáp án: D
Câu 11: Nhân vật Mị và A Phủ có điểm giống nhau là:
A. Cả hai nhân vật Mị và A Phủ đều có tinh thần yêu tự do.
B. Cả hai nhân vật Mị và A Phủ đều có sức phản kháng vô cùng mãnh liệt.
C. Cả hai đáp án trên đều là đáp án đúng.
D. Cả hai đáp án trên đều là đáp án sai.
Đáp án: C
Câu 12: Tác nhân đã đánh thức tình yêu thương trong nhân vật Mị, dẫn tới hành động cắt dây trói cứu nhân vật A Phủ trong đêm tình mùa xuân là gì?
A. Cảnh tượng A Phủ đang bị trói đứng.
B. Hình ảnh giọt nước mắt của A Phủ.
C. Cả hai đáp án trên đều là đáp án đúng.
D. Cả hai đáp án trên đều là đáp án sai.
Đáp án: B
Câu 13: Trong đoạn văn có miêu tả cảnh Tết, âm thanh nào đã được nhắc lại rất nhiều lần có tác động đặc biệt tới nhân vật Mị, đó là âm thanh của:
A. Tiếng khèn.
B. Tiếng hát.
C. Tiếng sáo gọi bạn tình.
D. Tiếng hò.
Đáp án: C
Câu 14: Tô Hoài đã xây dựng các nhân vật trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” theo kiểu nào?
A. Nhân vật tâm trạng và số phận.
B. Nhân vật tính cách và số phận và.
C. Nhân vật tính cách.
D. Nhân vật tính cách, tâm và số phận.
Đáp án: A
Câu 15: Phát biểu nào dưới đây nhận xét chưa chính xác về ý nghĩa của bức tranh mùa xuân trong đoạn mở đầu đêm tình mùa xuân của nhân vật Mị trong “Vợ chồng A Phủ”?
A. Đây là một phần nằm ở ngoài cốt truyện qua đó thể hiện sự hiểu biết nhiều mặt ở trong hiện thực cuộc sống của nhà văn Tô Hoài.
B. Đây là một bức tranh thiên nhiên mùa xuân thể hiện đời sống, phong tục để nhà văn Tô Hoài gửi gắm tình yêu mến đất nước và người dân Tây Bắc vào đó.
C. Đây là hình ảnh biểu tượng cho tâm hồn cửa nhân vật Mị một sức sống thanh xuân đang bừng lên.
D. Đây là một không gian nghệ thuật đã thể hiện một tư tưởng nghệ thuật của Tô Hoài đó là: về sự diệu kỳ của mùa xuân và sức mạnh khát vọng sống.
Đáp án: C
3. Trắc nghiệm tìm hiểu nhân vật Mị:
Câu 1: Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” nỗi đau khổ lớn nhất của Mị là gì?
A. Bị A Sử hành hạ, đày đoạ một cách dã man.
B. Phải ở trong cuộc sống như bị giam cầm trong ngục tù ở nhà thống lí Pá Tra.
C. Đã bị cướp đi tình yêu, tuổi trẻ, sự tự do, quyền được hưởng niềm hạnh phúc.
D. Luôn phải làm việc cực khổ để trả giúp cha mẹ trả món nợ truyền kiếp.
Đáp án: C
Câu 2: Chi tiết “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”, Mị dường như đã trở thành một người vô cảm. Nhưng cũng đôi lúc Mị khát vọng sống trong Mị đã bùng, đó là khi nào?
A. Khi thấy A Phủ đang bị trói đứng chờ chết.
B. Khi Mị đang ngồi một mình ở trong căn buồng kín mít.
C. Khi Tết đến và đêm tình mùa xuân đã đến.
D. Khi Mị bị chồng là A Sử trói không cho đi chơi.
Đáp án: C
Câu 3: Trong hồi tưởng của Mị về những hình ảnh đẹp có trong cuộc sống ở quá khứ không có chi tiết nào dưới đây?
A. Mị thổi sáo, thổi kèn lá rất hay.
B. Mùa xuân đã đến, Mị uống rượu bên cạnh bếp lửa và thổi sáo.
C. Có biết bao nhiêu những chàng trai say đắm, ngày đêm đi theo Mị thổi sáo.
D. Mị có một giọng hát rất là hay, nên được bao người say mê.
Đáp án: D
Câu 4: Ý nào dưới đây không phải là phẩm chất của nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài?
A. Hát rất hay.
B. Hiếu thảo.
C. Thổi sáo rất giỏi.
D. Chăm chỉ.
Đáp án: A
Câu 5: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nhận xét về Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài?
A. Mị là một con người giàu ý chí nghị lực vươn lên.
B. Mị là một con người yếu đuối, ủy mị.
C. Mị là một con người tiềm ẩn sức sống vô cùng mãnh liệt.
D. Mị là một con người luôn nhẫn nhục và cam chịu.
Đáp án: C
Câu 6: Lí nào mà nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài đã cắt dây mây cởi trói cứu A Phủ?
A. A Phủ cầu xin
B. Giọt nước mắt của A Phủ
C. Mị muốn đi chạy trốn cùng A Phủ.
D. Tất cả đáp án trên
Đáp án: B
Câu 7: Mị chính là một nhân vật thành công của nhà văn Tô Hoài và cũng của văn xuôi trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Tô Hoài đã sử dụng nghệ thuật đặc sắc nào để xây dựng hình tượng nhân vật Mị?
A. Miêu tả tính cách, ngoại hình.
B. Sử dụng phương pháp kể hành động.
C. Miêu tả và phân tích tâm lí một cách tinh tế, sâu sắc
D. Phân tích tâm lí.
Đáp án: C
Câu 8: Phát biểu nào dưới đây nói về đặc điểm của nhân vật Mị trong tác phẩm”Vợ chồng A Phủ”?
A. Xinh đẹp, tài năng, hiếu thảo và có sức sống tiềm ẩn vô cùng mãnh liệt, sức phản kháng đầy tính táo bạo.
B. Xinh đẹp, hiếu thảo, tài thổi sáo, có sức sống tiềm ẩn vô cùng mãnh liệt và có sức phản kháng đầy tính táo bạo.
C. Xinh đẹp, hiếu thảo, có tài tước đay, có sức sống tiềm tàng vô cùng mãnh liệt và sức phản kháng đầy tính táo bạo.
D. Xinh đẹp, hiếu thảo, tài làm nương rẫy, có sức sống tiềm tàng vô cùng mãnh liệt, sức phản kháng đầy tính táo bạo.
Đáp án: B
Câu 9: Chi tiết nào dưới đây là chính xác khi nói đến nỗi khổ của kiếp sống của Mị là “con dâu gạt nợ”?
A. Ngày đêm phải làm quần quật cho đủ số nợ truyền kiếp từ cha mẹ.
B. Vừa là một con nợ, vừa là con dâu, phải kéo lẽ cho một thân phận khốn khổ cho đến hết cuộc đời.
C. Không được hưởng quyền của một người con dâu khi chưa hết nợ.
D. Cả cuộc đời phải đi theo sau cái đuôi ngựa của chồng là A Sử.
Đáp án: B
Câu 10: Các chi tiết nào ở dưới đây được coi là biểu hiện của sự tập trung nhất thể hiện sức sống tiềm tàng mãnh liệt ở nhân vật Mị?
A. Có ý định liều chết bằng cách ăn lá ngón; chiến thắng sự yêu thương và hành động cắt dây cởi trói cứu A Phủ
B. Có ý định liều chết bằng cách ăn lá ngón; ý thức được quyền sống sống của mình và có ý định đi chơi xuân.
C. Có ý định liều chết bằng cách ăn lá ngón; hành động cắt dây cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài.
D. Có ý thức về quyền sống của mình và ý định đi chơi xuân; sự chiến thắng của tình yêu thương và hành động cắt dây cởi trói cứu A Phủ.
Đáp án: D
Câu 11: Dẫn chứng nào dưới dây đã chứng tỏ rằng Mị chính là nạn nhân của áp chế thần quyền?
A. Bây giờ Mị đã tưởng mình cũng là một con trâu, con ngựa.
B. Nó đã bắt Mị về trình ma nhà nó thì chỉ còn biết ở đây đợi ngày rũ xương.
C. Mị càng không nói, lùi lũi như một con rùa nuôi ở trong xó cửa.
D. Mị chỉ cúi mặt và không nghĩ ngợi điều gì nữa.
Đáp án: B
Câu 12: Mị đã sống chịu bao khổ nhục trong nhà thông lí Pá Tra được bao nhiêu năm?
A. Hai năm
B. Sáu năm
C. Đã mấy năm
D. Mười mấy năm
Đáp án: C
4. Các câu trắc nghiệm tìm hiểu nhân vật A Phủ:
Câu 1: Tại sao nhân vật A Phủ trở thành người ở trong nhà thống lí Pá Tra?
A. Tại vì cha mẹ của A Phủ đã nợ tiền nhà thống lí Pá Tra.
B. Tại vì A Phủ đã đánh con của quan nên bị phạt vạ.
C. Tại vì A Phủ đã làm mất bò của nhà thống lí Pá Tra.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Đáp án: B
Câu 2: Phát biểu nào dưới đây là không chính xác khi nói đến nhân vật A Phủ ở trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài?
A. A Phủ không cha không mẹ, không có bạc, không có ruộng và cũng không thể lấy nổi vợ.
B. A Phủ là một chàng thanh niên khỏe mạnh và chạy nhanh như ngựa.
C. A Phủ chính là người tình trước kia của Mị.
D. A Phủ đi cày rất giỏi và đi săn bò tót cũng rất bạo.
Đáp án: C
Câu 3: Phẩm chất nào sau đây là không chính xác khi giới thiệu về A Phủ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài?
A. Khoẻ mạnh, ngang bướng và khéo tay
B. Đi cày giỏi, đi săn bò tót cũng rất mạnh bạo, niềm mơ ước của biết bao cô gái.
C. Thổi rất sáo hay và là một người đa tình.
D. Không có cha mẹ, lưu lạc và nghèo đói.
Đáp án: C
Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” thàng công trước hết thể hiện ở cốt truyện mang đậm ý nghĩa tiêu biểu cho số phận của con người và con đường giác ngộ của những người đồng bào miền núi, đồng thời cũng là của những người nhân dân lao động nói chung trong cuộc gặp gỡ cách mạng. Cốt truyện này có mô típ tiêu biểu cho những tác phẩm văn xuôi ở trong văn học giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975 cũng như trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp. Tuy nhiên, tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” đã xây dựng được một ấn tượng sâu sắc đó là thành công trong việc xây dựng nghệ thuật nhân vật. Các nhân vật trong tác phẩm vừa mang tính tiêu biểu cho tầng lớp, giai cấp vừa mang những nét cá tính rõ ràng đặc trưng. Nhân vật A Phủ thì chất phác, gan góc, mạnh mẽ, bộc trực và cả tin. Còn nhân vật Mị thì giàu sức sống nhưng lại trầm lắng, vẻ ngoài lặng lẽ nhưng lại có đời sống nội tâm sôi nổi. Nói tóm lại, có thể khẳng định rằng tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” là một trong những tác phẩm vô cùng mẫu mự khi viết về cuộc sống và con người vùng miền núi. Bên cạnh đó, người đọc có thể thấy được chiều sâu nhân đạo của tác phẩm, là lời ca ngợi, trận trọng những khát vọng, giá trị tốt đẹp của con người, đồng thời tố cáo, lên án sự tàn bạo, vô nhân tính của bọn giai cấp thống trị.