Trả tiền bảo hiểm vào lương khi làm việc tại nhiều công ty. Công ty thứ hai không trả tiền bảo hiểm vào lương có bị phạt không?
Trả tiền bảo hiểm vào lương khi làm việc tại nhiều công ty. Công ty thứ hai không trả tiền bảo hiểm vào lương có bị phạt không?
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty A là công ty may mặc, tôi làm quản lý ở công ty này. Vì muốn có thu nhập thêm nên tôi có nộp hồ sơ làm thêm về sổ sách của công ty sản xuất phân phối hàng hóa B. Tại công ty A là công ty thứ nhất, tôi có tham gia đóng bảo hiểm xã hội được 7 năm. Nay tôi làm việc tại công ty B là công ty thứ hai, vì đóng bảo hiểm công ty thứ nhất rồi nên công ty thứ hai không đóng bảo hiểm mà trả vào tiền lương. Tuy nhiên đến nay gần 5 tháng trả lương rồi nhưng bên công ty thứ hai vẫn không trả tiền phải đóng bảo hiểm? Vậy họ có bị xử phạt không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Với nội dung bạn trình bày những căn cứ pháp lý mà bạn cần lưu ý bao gồm:
+ Luật bảo hiểm xã hội 2006 (áp dụng hết 31/12/2015)
+ Luật bảo hiểm xã hội 2014 (áp dụng từ 01/01/2016)
+ Nghị định 95/2013/NĐ – CP ngày 22 tháng 08 năm 2013
+ Nghị định 88/2015/NĐ – CP ngày 07 tháng 10 năm 2015
Nguyên tắc tham gia bảo hiểm xã hội, mỗi lao động chỉ có một sổ bảo hiểm, nếu như trường hợp người lao động đã tham gia bảo hiểm thì phải trả tiền cho người lao động.
“Điều 186. Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.
Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động thực hiện các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động.
2. Trong thời gian người lao động nghỉ việc được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động.
3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Nếu như trong trường hợp bên sử dụng lao động không trả khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội sẽ bị xử phạt theo Nghị định 88/2015/NĐ – CP ngày 07 tháng 10 năm 2015.
“5. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có hành vi không trả thêm một khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”
=> Bạn có thể yêu cầu trực tiếp với công ty, nếu công ty không thực hiện bạn có thể yêu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Quy định về tiền lương, thời giờ làm việc cho lao động
– Quy định về tạm ứng tiền lương
– Quy định về khấu trừ tiền lương của người lao động
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật lao động miễn phí qua điện thoại