Vật chứng rất quan trọng trong việc giải quyết vụ án hình sự. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia giúp bạn đọc hiểu rõ hơn vật chứng là gì? Quy định thu thập bảo quản, xử lý vật chứng?
Mục lục bài viết
1. Vật chứng là gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Vật chứng là gì? Làm thế nào để bảo quản vật chứng nhằm làm sáng tỏ vụ án hình sự?
Luật sư tư vấn:
Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội.
Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định cụ thể như sau:
“1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án
2. Vật chứng được xử lý như sau:
a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;
b) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;
c) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.
3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;
b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;
c) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy;
d) Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”
2. Quy định về bảo quản vật chứng:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn hỏi là vật chứng là kim khí quý phải được bảo quản tại Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thì có đúng không?
Luật sư tư vấn:
Vật chứng là một trong những nguồn quan trọng của chứng cứ. Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội.” Vật chứng thu được nhất thiết phải được bảo quản nguyên vẹn, không mất mát, lẫn lộn, hư hỏng…
Điểm b, khoản 2, điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại ngân hàng hoặc các cơ quan chuyên trách khác”. Như vậy, nếu vật chứng thu được là kim khí quý, không được bảo quản tại cơ quan tiến hành tố tụng hình sự mà phải được chuyển đến ngân hàng để bảo quản.
Quy định trên xuất phát từ tính chất của vật chứng là kim khí quý và nghiệp vụ của ngân hàng. Có thể nói, đây là quy định rất hợp lý trong việc bảo quản vật chứng. Việc đưa kim khí quý tới ngân hàng để bảo quản vừa đảm bảo tính giá trị kinh tế của kim khí quý, vừa bảo đảm giá trị pháp lý là vật chứng và tính chứng minh của nó.
3. Trả lại vật chứng trong vụ án hình sự:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có cho bạn tôi mượn xe máy để sử dụng. Tuy nhiên bạn tôi đã sử dụng xe máy của tôi để đi vận chuyển ma túy tổng hợp trái pháp luật. Trong quá trình vận chuyển bạn tôi đã bị công an phát hiện và bắt giữ. Họ giữ luôn cả chiếc xe máy của tôi. Vậy luật sư cho tôi hỏi tôi có thể lấy lại chiếc xe máy này không và khi nào tôi mới được lấy lại? Tôi không hề tham gia vào việc vận chuyển, mua bán ma túy này cùng bạn tôi.
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 106
4. Quy định về việc nhận lại vật chứng trong vụ án hình sự:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có đứng tên một thẻ ngân hàng nhưng do tôi và bạn trai cùng sử dụng. Bây giờ bạn trai tôi sử dụng thẻ này để chuyển tiền phi pháp và bị công an bắt giữ. Công an đã phong toả tài khoản ngân hàng của tôi và giữ chứng minh thư nhân dân của tôi. Tôi không hề biết về việc làm của bạn trai mình. Xin hỏi luật sư tôi làm thế nào để xin lại được chứng minh thư của mình để phục vụ cuộc sống hàng ngày?
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp của bạn, bạn trai của bạn chuyển tiền phi pháp nhưng không nói rõ mục đích của bạn trai bạn là gì, chuyển tiền trong phạm vi trong nước hay nước ngoài nên việc xác định tội danh trong trường hợp này rất khó. Do đó, chúng tôi coi như bạn trai bạn phạm một trong các tội được quy định trong
“- Vật chứng;
– Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;
– Kết luận giám định;
– Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác”
Và thẻ ATM, chứng minh thư nhân dân của bạn được coi là vật chứng. Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội (Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).
Về việc thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng được thực hiện theo Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:
Thu thập và bảo quản vật chứng
– Vật chứng cần được thu thập kịp thời, đầy đủ, được mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án.
Trong trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh và có thể ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án. Vật chứng phải được niêm phong, bảo quản.
– Vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn và hư hỏng. Việc niêm phong, bảo quản vật chứng được thực hiện như sau:
Đối với vật chứng cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay sau khi thu thập. Việc niêm phong, mở niêm phong phải được tiến hành theo quy định của pháp luật và phải lập biên bản để đưa vào hồ sơ vụ án;
Vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại ngân hàng hoặc các cơ quan chuyên trách khác;
Đối với vật chứng không thể đưa về cơ quan tiến hành tố tụng để bảo quản thì cơ quan tiến hành tố tụng giao vật chứng đó cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp đồ vật, tài sản hoặc người thân thích của họ hoặc chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có vật chứng bảo quản;
Đối với vật chứng là hàng hoá mau hỏng hoặc khó bảo quản nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 106 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 106 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 trong phạm vi quyền hạn của mình quyết định bán theo quy định của pháp luật và chuyển tiền đến tài khoản tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền tại kho bạc nhà nước để quản lý;
Đối với vật chứng đưa về cơ quan tiến hành tố tụng bảo quản thì
– Người có trách nhiệm bảo quản vật chứng mà để mất mát, hư hỏng, phá huỷ niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại vật chứng của vụ án, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật hình sự; trong trường hợp thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, huỷ, làm hư hỏng vật chứng của vụ án nhằm làm sai lệch hồ sơ vụ án thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại của
Xử lý vật chứng:
– Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.
– Vật chứng được xử lý như sau:
Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ;
Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước;
Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;
Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật;
Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ.
– Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.
– Trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Do đó, thẻ ATM là vật chứng chủ yếu trong vụ án này sẽ bị cơ quan điều tra thu giữ và bảo quản để điều tra cho đến khi vụ án được giải quyết xong. Chứng minh thư của bạn tuy cũng là vật chứng nhưng không phải là công cụ thực hiện trực tiếp tội phạm. Tuy nhiên, do bạn là người yêu của bị can nên không tránh khỏi bị nghi ngờ là đồng phạm của bị can. Việc giữ chứng minh thư của bạn nhằm phục vụ điều tra điều này nữa. Cho nên, việc trả lại chứng minh thư cho bạn khi cơ quan điều tra xét thấy việc trả lại không ảnh hưởng đến giải quyết vụ án.
5. Quy định về vật chứng trong vụ án hình sự:
Tóm tắt câu hỏi:
Ngày 20/11/2020 chúng tôi có đến nhà cô giáo thể thăm, chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam. Khi đến nhà cô, chúng tôi đi bằng xe mô tô và để tại sân. Sau khi thăm hỏi, chúc mừng xong chúng tôi ra về phát hiện bị mất xe mô tô, tại sân có một xe đạp mini không biết của ai. Vậy tôi có hỏi luật sư chiếc xe đạp đó có được coi là vật chứng không? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định vật chứng như sau: “Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội.”
Như vậy, chỉ được coi là vật chứng khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện:
+ Thứ nhất: phải là vật, nghĩa là phải tồn tại dưới một dạng vật chất nhất định, có thể cầm, nắm và cảm nhận được bằng các giác quan.
+ Thứ hai: Phải có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội: nghĩa là vật đó phải chứa đựng những thông tin liên quan đến vụ án hình sự như: công cụ phạm tội, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết người phạm tội để lại khi thực hiện hành vi phạm tội…
Với lượng thông tin bạn cung cấp thì chưa đủ căn cứ để kết luận chiếc xe đạp xuất hiện tại hiện trường có phải là vật chứng hay không?Việc điều tra ban đầu và xác định những vật chứng ban đầu do cơ quan điều tra đảm nhiệm. Căn cứ vào các thông tin thu thập tại hiện trường như: không xác định được ai là chủ chiếc xe đạp, lời khai của nhân chứng về việc thấy kẻ trộm xe đi chiếc xe đạp; trên tay lái xe có phát hiện dấu vân tay khả nghi…thì cơ quan điều tra sẽ xác định chiếc xe đạp là một vật chứng trong vụ án hình sự và thực hiện những thủ tục để thu thập những thông tin cần thiết từ vật chứng để phục vụ công tác điều tra.
6. Xử lý vật chứng theo quy định hiện hành:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư Công ty em kinh doanh vận tải. Lái xe gây tai nạn giao thông chết một người hiện tại công an đang giữ xe để điều tra một tháng. Em muốn hỏi quy định của việc tạm giữ tang vật phương tiện để điều tra có thời hạn là bao lâu và khi nào thì bên công ty em có quyền xin phương tiện về để tiếp tục kinh doanh. Phải cần những thủ tục gì. Xin cám ơn.
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày, lái xe công ty bạn gây tai nạn giao thông dẫn đến hậu quả chết người, đây là vụ án hình sự, chiếc xe ô tô gây tai nạn giao thông là vật chứng của vụ án gây tai nạn giao thông. Vật chứng trong vụ án hình sự sẽ được xử lý theo quy định tại Khoản 2 Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:
– Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ;
– Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước;
– Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;
– Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật;
– Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ.
Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.
Đây là xe của công ty bạn, do người lái xe điều khiển trực tiếp gây tai nạn giao thông dẫn đến hậu quả chết người không thuộc trường hợp bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội do đó công ty bạn sẽ không được trả lại xe, chiếc xe sẽ bị tịch thu xung công quỹ.