Trả lại tiền cho người khác và đòi tiền chuộc. Cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp tài sản.
Trả lại tiền cho người khác và đòi tiền chuộc. Cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp tài sản.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có đánh rơi túi sách, trong đó có một điện thoại và giấy tờ tùy thân, và ngày hôm sau có người đàn bà gọi điện thoại nói có ba người thanh niên nhặt được và nhờ bà ta liên hệ dùm, và bà ta nói đòi tiền chuộc 5 triệu .Vậy cho tôi hỏi,người phụ nữ gọi cho tôi như vậy, thì gọi là tòng phạm đúng không ạ?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật hình sự năm 1999;
–
2. Luật sư tư vấn:
Để xác định người phụ nữ và ba thanh niên nhặt được đồ có phạm tội hay không cần phải xem xét hành vi và căn cứ vào các quy định của pháp luật hình sự để đánh giá. Cụ thể trong trường hợp của chị, ba người thanh niên và người phụ nữ có được tài sản của chị là do chị đã đánh rơi tài sản của mình. Trong tình huống, chưa đề cập đến việc ba người thanh niên và người phụ nữ cố ý chiếm đoạt tài sản của chị, họ không sử dụng vũ lực hay bất kỳ thủ đoạn nào để có được tài sản. Do đó, nếu chỉ căn cứ vào việc họ đang nắm giữ tài sản của chị thì chưa đủ dữ kiện để kết luận họ đã thực hiện tội phạm. Tuy nhiên, việc họ thông báo đã nắm giữ tài sản của chị và yêu cầu chị phải chuộc tài sản lại là một hành vi có thể cấu thành nên tội phạm.
Theo quy định tại Điều 141 Bộ luật hình sự năm 1999:
"Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm."
Sau khi xác định được người phụ nữ và ba thanh niên nhặt được đồ của mình, chị có thể yêu cầu họ hoàn trả tài sản của chị nhưng. Sau khi đã có yêu cầu hoàn trả lai tài sản, trong một thời gian hợp lý, những người nắm giữ tài sản của chị có trách nhiệm hoàn trả lại tài sản cho chủ sở hữu. Thời hạn hợp lý là khoảng thời gian để bên nắm giữ tài sản trả lại tài sản cho chủ sở hữu. Thời hạn trả lại tài sản không được quá dài và phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, ví dụ: khoảng cách, địa điểm, chi phí, phương thức…
Theo Điều 20 Bộ luật hình sự năm 1999:
"1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài: 1900.6568
Nếu như, xác định được có tội phạm xảy ra trong thực tế, cần xác định chủ thể thực hiện tội phạm. Nếu như, tội phạm được thực hiện bởi cả ba người thanh niên và người phụ nữ thì người phụ nữ ở đây là đồng phạm. Người phụ nữ trong trường hợp này có thể là người thực hành trong việc thực hiện tội phạm. Nếu như, ba người thanh niên không biết việc người phụ nữ không chịu hoàn trả tài sản của chị khi có yêu cầu thì ba người thanh niên kia không phải là đối tượng thực hiên tội phạm và người phụ nữ kia đã thực hiện tội phạm một mình. Do đó, không xem xét đến vấn đề đồng phạm trong trường hợp này. Việc xem xét vấn đề đồng phạm là một trong các căn cứ để xác định hình phạt cho từng người tham gia thực hiện tội phạm.