Điện thoại, xe máy của tôi và bạn tôi cũng đều bị thu. Đến nay đã được một tuần mà chưa thấy bên công an phường gọi lên giải quyết về vấn đề tài sản.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi muốn hỏi một số vấn đề sau: Hôm đám cưới của bạn tôi có xảy ra xô xát. Bạn của tôi bị hai đối tượng gây chuyện và dùng dao đâm vào tay, vào đùi và vào hông nhưng đã kịp thời đưa đến bệnh viện. Khi công an đến giải quyết đã đưa đối tượng gây án và tang vật là xe của đối tượng gây án về trụ sở công an phường. Bên Công an phường gọi tôi và nhóm bạn tôi lên lấy lời khai, sau khi xong thì bảo nhóm bạn tôi ra về nhưng nhóm bạn tôi vì đã uống rượu bia nên gây lộn ngay tại trụ sở. Một lúc sau thì công an phường bắt cả tôi (tôi chỉ can ngăn) và nhóm bạn tôi bị tạm giữ 24 giờ lấy lời khai, sau đó thì được thả ra còn ba người vẫn bị tạm giữ, chờ khởi tố. Điện thoại, xe máy của tôi và bạn tôi cũng đều bị thu. Đến nay đã được một tuần mà chưa thấy bên công an phường gọi lên giải quyết về vấn đề tài sản. Xin hỏi luật sư trường hợp của tôi sẽ giải quyết như thế nào? Xe máy của tôi chính chủ, là phương tiện kiếm sống của gia đình.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự 2004, “Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội.” Nếu như tài sản của bạn không phải là vật có những đặc điểm này thì không phải là vật chứng. Khi đó, bạn có quyền yêu cầu cơ quan điều tra trả lại tài sản cho bạn vì đó không phải là vật chứng.
Trong trường hợp tài sản của bạn là vật chứng thì việc xử lý vật chứng giải quyết như sau (Điều 76 BLTTHS 2004):
“1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.
2. Vật chứng được xử lý như sau:
a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ;
b) Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước;
c) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;
d) Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật;
đ) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ.”
Như vậy, tài sản là vật chứng chỉ được trả lại khi vụ án bị đình chỉ hoặc vụ án đã được giải quyết.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Tuy nhiên, trong trường hợp tại Điểm b Khoản 2 Điều 76 BLTTHS ở trên (tức là tài sản không thuộc sở hữu của người phạm tội, như trường hợp của bạn) thì cơ quan có thẩm quyền (Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố,
Trường hợp này của bạn, để lấy lại tài sản của mình, bạn cần làm đơn yêu cầu trả lại tài sản gửi đến cơ quan (có thẩm quyền ra quyết định trả lại tài sản). Sau khi nhận được đơn, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, nếu thấy việc trả lại tài sản không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án thì sẽ trả lại cho bạn. Ngược lại, nếu xét thấy không thể trả lại tài sản ngay cho bạn thì bạn phải chờ đến khi vụ án đã được xét xử hoặc bị đình chỉ.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.