Hướng dẫn tra cứu thông tin nhà đất, thông tin chủ sở hữu đất. Quy định của pháp luật về việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai tại Việt Nam. Khai thác thông tin đất đai có phải mất phí?
Một trong những bước quan trọng cần làm khi thực hiện thủ tục hành chính hoặc giao dịch mua bán đất đai là cần tìm hiểu kĩ lưỡng và chính xác về thông tin thửa đất. Việc tra cứu thông tin nhà đất cũng như thông tin chủ sở hữu đất diễn ra qua các bước như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Hướng dẫn tra cứu thông tin nhà đất, thông tin chủ sở hữu đất:
1.1. Hướng dẫn tra cứu thông tin nhà đất, thông tin chủ sở hữu đất trực tiếp:
Theo
Cách tra cứu trực tiếp này được coi là cách thức cho kết quả chính xác nhất, độ tin cậy có thể đảm bảo lên đến đúng 100% và được nhiều người áp dụng.
Người dân phải thực hiện các bước sau để tiến hành tra cứu thông tin thửa đất trực tiếp:
Bước 1: Người dân thực hiện điền phiếu yêu cầu/văn bản yêu cầu cung cấp thông tin đất đai
Bước 2: Thực hiện nộp phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản yêu cầu đến Văn phòng đăng ký đất đai thuộc sở Tài Nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 3: Tiếp nhận đơn yêu cầu và giải quyết:
Sau khi nhận được yêu cầu từ các cá nhân, hộ gia đình yêu cầu tra cứu cung cấp thông tin thửa đất, cơ quan công chức sẽ tiếp nhận, xử lý và thông báo nghĩa vụ tài chính cho người yêu cầu theo đúng trình tự.
Trường hợp nếu từ chối cung cấp thông tin sẽ phải trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Bước 4: Trả kết quả:
– Thông tin sẽ được cung cấp ngay trong ngày: nếu trường hợp phiếu hay văn bản yêu cầu được tiếp nhận trước 15 giờ.
– Trong trường hợp nhận sau 15 giờ thì kết quả sẽ được cung cấp vào ngày làm việc hôm sau.
– Lưu ý: nếu người có nhu cầu tìm hiểu thông tin thửa đất bằng phương thức trực tiếp này sẽ phải chịu phí chi trả gồm phí khai thác và sử dụng tài liệu; phí in ấn, sao chụp; hoặc phí gửi tài liệu (nếu có).
– Tuy nhiên, cách thức tra cứu trực tiếp này cũng có nhược điểm là phải mất thời gian di chuyển, đợi chờ đến lượt và đặc biệt thủ tục cung cấp thông tin sẽ mất phí.
1.2. Hướng dẫn tra cứu thông tin nhà đất, thông tin chủ sở hữu đất thông qua phương thức online:
– Khai thác thông tin đất đai qua mạng internet, cổng thông tin đất đai, dịch vụ tin nhắn SMS.
– Khai thác dữ liệu đất đai trên mạng internet, cổng thông tin đất đai:
Hiện tại, một số thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Đồng Nai,… đã cung cấp website và app tra cứu thông tin số thửa đất, quyền sử dụng đất. Các bước tra cứu như sau:
Bước 1: Truy cập vào website đối với các tỉnh đã có website tra cứu thông tin:
– Tại Hồ Chí Minh: https://thongtinquyhoach.hochiminhcity.gov.vn/
– Tại Thành phố Hà Nội: https://quyhoach.hanoi.vn/ hoặc http://qhkhsdd.hanoi.gov.vn/datdaiv3.aspx?orgcode=hanoistnmt
– Tại Bình Dương: http://qhkhsdd.binhduong.gov.vn/authh
Bước 2: Nhấp vào hình kính lúp và lựa chọn loại điền thông tin sao cho phù hợp
Bước 3: Người dân tiến hành điền đầy đủ thông tin:
Giao diện màn hình hiện ra và người dân điền đầy đủ thông tin gồm tọa độ; số thửa đất; địa chỉ đường;…
– Hoặc tra cứu thông qua phần mềm tra cứu thông tin đất đai:
Các App được phát hành bởi chính các Sở Tài Nguyên và Môi Trường của các tỉnh thành tại Việt Nam như: App ILand dành cho khu vực tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; App QH sử dụng đất Đồng Tháp dành cho khu vực tỉnh Đồng Tháp; App DNAILIS dành cho khu vực tỉnh Đồng Nai.
Như vậy, việc tra cứu thông tin online này rất tiện lợi và tiết kiệm được thời gian cho mọi người sử dụng. Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet người dân có thể dễ dàng tra cứu thông tin đất đai chỉ với vài thao tác. Nhanh chóng, tiện dụng không tốn công sức di chuyển, chờ đợi so với cách tra cứu trực tiếp.
2. Quy định của pháp luật về việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai tại Việt Nam:
Việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai là một trong những vấn đề được các cơ quan ban ngành quan tâm và chú trọng. Hệ thống thông tin đất đai gồm hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đất đai; hệ thống phần mềm hệ điều hành, phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng và cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.
Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đất đai được vận hành theo mô hình sau:
– Cơ sở dữ liệu thông tin đất đai tại Trung ương: được quản lý và vận hành bởi Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai thuộc Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
– Cơ sở dữ liệu thông tin đất đai tại địa phương: cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh do Văn phòng đăng ký đất đai quản lý, vận hành và cập nhật biến động.
Và cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh sẽ được tích hợp từ cơ sở dữ liệu đất đai các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
– Các đối tượng sau được phép truy cập vào cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh thông qua mạng cục bộ (LAN) hoặc mạng diện rộng (WAN) gồm các đơn vị thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; Phòng Tài nguyên và Môi trường; công chức địa chính xã, phường, thị trấn để nhằm thực hiện việc khai thác cũng như cập nhật thông tin đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền.
– Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đất đai bao gồm hệ thống các máy chủ, hệ thống lưu trữ, thiết bị mạng, máy trạm, thiết bị ngoại vi và các thiết bị hỗ trợ khác.
– Hạ tầng mạng kết nối sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước, mạng diện rộng ngành tài nguyên và môi trường hoặc mạng truyền số liệu do các nhà dịch vụ cung cấp. Và ưu tiên được sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
– Hệ thống phần mềm phải bảo đảm theo thiết kế tổng thể của hệ thống thông tin đất đai được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt và đáp ứng các yêu cầu:
+ Thể hiện thông tin đất đai theo hiện trạng và lưu giữ được thông tin biến động về sử dụng đất trong lịch sử.
+ Bảo đảm nhập liệu, quản lý, cập nhật được thuận tiện đối với toàn bộ dữ liệu đất đai.
+ Bảo đảm yêu cầu bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu trong việc cập nhật, chỉnh lý dữ liệu đất đai.
+ Bảo đảm việc phân cấp chặt chẽ đối với quyền truy cập thông tin trong cơ sở dữ liệu.
+ Đảm bảo việc thuận tiện, nhanh chóng, chính xác trong việc khai thác các thông tin đất đai.
– Bảo đảm theo thiết kế tổng thể của hệ thống thông tin đất đai và chuẩn dữ liệu do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành:
+ Đối với cơ sở dữ liệu đất đai tại các địa phương: căn cứ xây dựng từ kết quả đo đạc, lập bản đồ địa chính; đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; thống kê, kiểm kê đất đai; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá đất và bản đồ giá đất; điều tra cơ bản về đất đai; thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai.
+ Đối với cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia tại Trung ương: căn cứ xây dựng từ các nguồn dữ liệu về đất đai được lưu trữ tại Trung ương; tích hợp kết quả điều tra cơ bản và các dữ liệu, thông tin có liên quan đến đất đai do các Bộ, ngành cung cấp; tích hợp và đồng bộ từ cơ sở dữ liệu đất đai của các địa phương; các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai.
– Thiết kế về tổng thể hệ thống thông tin đất đai dùng để áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước phải được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.
3. Khai thác thông tin đất đai có phải mất phí?
Hiện nay căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 9
– Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
– Khung giá đất, bảng giá đất đã được công bố.
– Các danh mục dữ liệu có trong cơ sở dữ liệu đất đai.
– Các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai.
– Các thông tin về các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Lưu ý: Mức phí sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định nên mỗi tỉnh sẽ quy định mức thu khác nhau.