Biểu phí, mức phí sử dụng đường bộ mới nhất? Những trường hợp được miễn phí sử dụng đường bộ? Các trường hợp phải thu phí sử dụng đường bộ? Điều kiện để được bù trừ phí sử dụng đường bộ đối với xe tạm dừng lưu hành?
Có thể nói giao thông vận tải nói chung và giao thông đường bộ nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội. Đường bộ không chỉ đơn giản là phục vụ nhu cầu đi lại mà còn là yếu tố thúc đẩy các hoạt động về kinh tế, tạo nên mối giao lưu về kinh tế giữa các địa phương trong nước.
Chính vì tầm quan trọng này, trong những năm qua Nhà nước đã tập trung xây dựng mạng lưới giao thông đường bộ hiện đại, mở rộng, đáp ứng nhu cầu tham gia giao thông của các phương tiện cơ giới đường bộ. Song song cùng với việc xây dựng, Chính phủ đã đưa ra chính sách trong việc quản lý, bảo trì đường bộ, tuy nhiên thực tế cho thấy nguồn vốn ngân sách để bảo trì chỉ đáp ứng khoảng gần 40%.
Để giải quyết được vấn đề này, Thông tư 293/2016/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đã đưa ra biểu phí sử dụng đường bộ đối với các phương tiện cơ giới đường bộ nhằm huy động nguồn đóng góp từ chủ phương tiện tham gia giao thông, góp phần duy trì nguồn quỹ bảo trì đường bộ.
Như vậy, phí sử dụng đường bộ đối với các phương tiện tham gia giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ:
- 2 2. Phương thức tính và nộp phí sử dụng đường bộ:
- 3 3. Mức phí sử dụng đường bộ:
- 4 4. Xe ô tô không tham gia giao thông có phải nộp phí sử dụng đường bộ?
- 5 5. Những trường hợp được miễn phí sử dụng đường bộ:
- 6 6. Điều kiện bù trừ phí sử dụng đường bộ đối với xe tạm dừng lưu hành:
1. Đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ:
Theo quy định tại Điều 2
-Trường hợp do thiên tai, tai nạn dẫn đến việc xe bị hủy hoại hoặc không còn lưu hành được, buộc phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên.
– Các trường hợp xe ô tô bị trộm cắp, xe kinh doanh vận tải đã tạm dừng lưu hành hoặc xe ô tô đăng ký, đăng kiểm nhưng không hoạt động ở Việt Nam liên tục từ 30 ngày trở lên.
– Xe ô tô không dùng để tham gia giao thông mà chỉ sử dụng trong phạm vi đất do doanh nghiệp, hợp tác xã quản lí hoặc xe dùng để sát hạch của tổ chức dạy nghề.
– Xe đã bị tịch thu, thu hồi biển số, giấy đăng ký xe.
Ngoài ra, các loại xe như xe chuyên dùng trong tang lễ, an ninh, quốc phòng và xe chữa cháy, cứu thương đều được miễn thu phí sử dụng đường bộ (Theo Điều 3 của Thông tư 293/016/TT-BTC).
2. Phương thức tính và nộp phí sử dụng đường bộ:
Theo Điều 6 Thông tư 293/2016/TT-BTC, chủ phương tiện giao thông có thể nộp phí sử dụng đường bộ theo chu kỳ đăng kiểm xe hoặc theo năm, theo tháng. Cụ thể như sau:
– Đối với trường hợp nộp phí theo chu kỳ đăng kiểm: Chủ phương tiện có thể nộp phí cho cả chu kỳ đăng kiểm 6 tháng đối với đăng kiểm dưới 1 năm hoặc cho 12,18, 24 hoặc 30 tháng đối với chu kỳ đăng kiểm trên 1 năm.
Lưu ý:
+ Nếu chủ phương tiện thực hiện đăng kiểm sớm hơn hoặc muộn hơn thồi gian của chu kỳ đăng kiểm, phí sử dụng đường bộ sẽ được tính nối tiếp từ thời điểm cuối của khoảng thời gian đã nộp phí sử dụng đường bộ lần trước. Trường hợp thời gian không tròn tháng số phí phải nộp sẽ bằng số ngày lẻ chia 30 ngày nhân với mức phí của 1 tháng
Ví dụ: Phương tiện của anh A có chu kỳ đăng kiểm 6 tháng tính từ 1/3/2018 đến 31/8/2018. Ngày 1/3/2018, anh A mang xe đến đăng kiểm và nộp phí sử dụng đường bộ 06 tháng.
Trường hợp 1: Ngày 20/8/2018, anh A đã mang xe đến đăng kiểm và nộp phí. Trong trường hợp này, anh A đăng kiểm sớm hơn 10 ngày: Do đó, chu kỳ đăng kiểm tiếp theo cho xe anh A sẽ được tính từ ngày 20/8/2018 đến ngày 19/02/2018. Về phí sử dụng đường bộ, do anh A đã nộp phí tính đến ngày 31/8/2018 nên anh A sẽ nộp phí từ ngày 1/9/2018 đến ngày 19/2/2019 (Trừ đi 10 ngày anh A đã đóng): Số phí phải nộp = 5 tháng x 130.000 đồng/tháng + (20/30) tháng x 130.000 đồng/tháng = 736.670 đồng.
Trường hợp 2: Ngày 15/9/2018, anh A mới mang xe đến đăng kiểm. Trong trường hợp này, anh A đăng kiểm muộn hơn 15 ngày. Do đó, chu kỳ đăng kiểm 6 tháng tiếp theo cho xe anh A sẽ được tính từ 15/9/2018 đến ngày 14/3/2019. Về phí sử dụng đường bộ, do anh A đã nộp phí tính đến ngày 31/8/2018 nên anh A sẽ nộp phí từ ngày 1/9/2018 đến ngày 14/3/2019 (cộng thêm 15 ngày nộp chậm): Số phí phải nộp = 6 tháng x 130.000 đồng/tháng + (15/30) tháng x 130.000 đồng/tháng = 845.000 đồng
+ Nếu trong các chu kỳ đăng kiểm trước chủ phương tiện chưa nộp phí sử dụng đường bộ thì số phí phải nộp sẽ bao gồm phí cho chu kỳ tiếp theo và số phí của các chu kỳ trước đó. Trường hợp chu kỳ đăng kiểm có thời gian trước ngày 1/1/2013 thì thời điểm xác định tính phí sẽ từ ngày 1/1/2013.
– Trường hợp nộp phí theo năm dương lịch: Hằng năm, chủ phương tiện (các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp) phải đến đơn vị đăng kiểm nộp phí cho năm tiếp theo trước ngày 01 tháng 01.
– Trường hợp nộp phí theo tháng: Được áp dụng với trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải có số phí phải nộp từ 30 triệu đồng/1 tháng. Theo đó, hàng tháng, trước ngày 01 của tháng tiếp theo, doanh nghiệp, hợp tác xã phải đến đơn vị đăng kiểm để nộp phí.
3. Mức phí sử dụng đường bộ:
Theo quy định, trừ các xe của lực lượng quốc phòng, lực lượng công an các xe khác đều phải đóng phí sử dụng đường bộ trong 1 tháng với mức như sau:
– Với xe chở khách dưới 10 chỗ của cá nhân: 130.000 đồng/ tháng
– Các loại xe gồm xe tải, ô tô dưới 4.000kg, xe dưới 10 ghế của tổ chức, xe chở người 4 bánh và xe buýt công cộng:180.000 đồng/ tháng.
– Với xe khách từ 10 – 25 chố, xe tải, ô tô chuyên dùng từ 4.000 – 8.500 kg: 270.000 đồng/ tháng; xe khách từ 25 – 40 chỗ, xe tải, ô tô khối lượng 8.500 – 13.000kg: 390.000 đồng/ tháng; xe khách từ 40 chỗ, xe tải, ô tô chuyên dùng từ 13.000- 19.000kg: 590.000 đồng/ tháng.
– Trường hợp xe tải, ô tô, xe đầu kéo (cả đầu kéo và khối lượng cho phép kéo theo) từ 19.000- dưới 27.000 kg: 720.000 đồng/ tháng; khối lượng từ 27.000kg trở lên (riêng xe đầu kéo đến dưới 40.000kg): 1.040.000 đồng/ tháng
– Xe ô tô đầu kéo từ 40.000 kg trở lên: 1.430.000 đồng/ tháng
Lưu ý:
Trong trường hợp chủ phương tiện đóng phí sử dụng đường bộ theo chu kỳ 24 tháng, 30 tháng tính từ khi đăng kiểm và nộp phí thì mức phí được tính như sau:
– Mức thu của 01 tháng năm thứ 2 (từ tháng thứ 13 đến tháng thứ 24) bằng 92% mức phí của 01 tháng
– Mức thu của 01 tháng năm thứ 3 (từ tháng thứ 25 đến tháng thứ 30 tính từ khi đăng kiểm và nộp phí) bằng 85% mức phí của 01 tháng
– Áp dụng làm tròn theo nguyên tắc: số tiền phí lẻ dưới 500 đồng làm tròn bằng 0, từ 500- dưới 1000 đồng làm tròn lên 1.000 đồng.
Ví dụ: Anh A đóng phí sử dụng đường bộ cho phương tiện dưới 10 chỗ trong 30 tháng, thì mức phí anh phải nộp sẽ được tính như sau:
– Mức thu của 01 tháng năm thứ nhất ( từ tháng thứ 1 đến tháng 12) là 130.000 đồng.
– Mức thu của 01 tháng năm thứ hai (từ tháng thứ 13 đến tháng 24) là 130.000 đồng x 92% = 119.600 đồng ( làm tròn 120.000 đòng)
– Mức thu của 01 tháng năm thứ 3 (từ tháng thứ 25 đến tháng 30) là 130.000 đồng x 85% = 110.500 đồng (làm tròn 110. 000 đồng) Như vậy, mức phí sử dụng của anh A theo các tháng sẽ là:
1 tháng: 130.000 đồng
12 tháng: 130.000 đồng x 12 tháng = 1.560.000 đồng
18 tháng: 130.000 đồng x 12 tháng + 120.000 đồng x 6 tháng = 2.280.000 đồng
24 tháng: 130.000 đồng x 12 tháng + 120.000 đồng x 12 tháng = 3.000.000 đồng
30 tháng: 130.000 đồng x 12 tháng + 120.000 đồng x 12 tháng + 110.000 đồng x 6 tháng = 3.660.000 đồng
4. Xe ô tô không tham gia giao thông có phải nộp phí sử dụng đường bộ?
Theo quy định tại Điều 2
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 133/2014/TT-BTC được hướng dẫn bởi Khoản 1 Công văn 4305/ĐKVN-TC năm 2014 thì xe ô tô không chịu phí sử dụng đường bộ trong các trường hợp sau:
– Bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai;
– Bị tịch thu hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe;
– Bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên;
– Xe kinh doanh vận tải thuộc các hợp tác xã, doanh nghiệp kinh doanh vận tải tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên;
– Xe ô tô không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ, chỉ sử dụng trong phạm vi đất thuộc quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã như: nhà ga, cảng, khu khai thác khoáng sản, nông, lâm nghiệp và xe ô tô dùng để sát hạch của tổ chức đào tạo dạy nghề lái xe.
– Xe bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe;
– Xe kinh doanh vận tải thuộc các hợp tác xã, doanh nghiệp kinh doanh vận tải tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên;
– Xe ô tô không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống; giao thông đường bộ, chỉ sử dụng trong phạm vi đất thuộc quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã như: nhà ga, cảng, khu khai thác khoáng sản, nông, lâm nghiệp và xe ô tô dùng để sát hạch của tổ chức đào tạo dạy nghề lái xe.
Mức phí xe ô tô phải đóng được quy định cụ thể tại Phụ lục 1 Thông tư 133/2014/TT-BTC. Nếu không nộp phí sử dụng đường bộ, chủ phương tiện bị xử phạt vi phạm hành chính theo điều 24 Nghị định 109/2013/NĐ-CP.
5. Những trường hợp được miễn phí sử dụng đường bộ:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, tôi công tác bên trạm thu phí, có một xe “hộ đê” đi làm công tác phòng chống lụt bão. Xe không có còi báo vậy bên tôi có được phép thu phí sử dụng đường bộ không? những trường hợp nào được miễn phí sử dụng đường bộ, mong được tư vấn!
Luật sư tư vấn:
Trạm thu phí phù hợp với quy hoạch đường gắn với dự án do cơ quan có thẩm quyền quyết định, việc thu phí sử dụng đường bộ sẽ áp dụng với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.. Tuy nhiên, không phải phương tiện nào cũng bị thu phí, tại
1. Xe cứu thương, bao gồm cả các loại xe khác chở người bị tai nạn đến nơi cấp cứu.
2. Xe cứu hỏa.
3. Xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp gồm: máy cày, máy bừa, máy xới, máy làm cỏ, máy tuốt lúa.
4. Xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ khẩn cấp về chống lụt bão.
5. Xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh gồm: xe tăng, xe bọc thép, xe kéo pháo, xe chở lực lượng vũ trang đang hành quân.
Ngoài ra, đối với xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng còn bao gồm các phương tiện cơ giới đường bộ mang biển số: nền màu đỏ, chữ và số màu trắng dập chìm (dưới đây gọi chung là biển số màu đỏ) có gắn các thiết bị chuyên dụng cho quốc phòng (không phải là xe vận tải thùng rỗng) như: công trình xa, cẩu nâng, téc, tổ máy phát điện. Riêng xe chở lực lượng vũ trang đang hành quân được hiểu là xe ô tô chở người có từ 12 chỗ ngồi trở lên, xe ô tô tải có mui che và được lắp đặt ghế ngồi trong thùng xe, mang biển số màu đỏ (không phân biệt có chở quân hay không chở quân).
Xe chuyên dùng phục vụ an ninh (dưới đây gọi chung là xe ô tô) của các lực lượng công an (Bộ Công an, Công an tỉnh, thành phố, Công an quận, huyện) bao gồm:
+ Xe ô tô tuần tra kiểm soát giao thông của cảnh sát giao thông có đặc điểm: Trên nóc xe ô tô có đèn xoay và hai bên thân xe ô tô có in dòng chữ: “CẢNH SÁT GIAO THÔNG”.
+ Xe ô tô cảnh sát 113 có có in dòng chữ: “CẢNH SÁT 113” ở hai bên thân xe.
+ Xe ô tô cảnh sát cơ động có in dòng chữ “CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG” ở hai bên thân xe.
+ Xe ô tô của lực lượng công an đang thi hành nhiệm vụ sử dụng một trong các tín hiệu ưu tiên theo quy định của pháp luật trong trường hợp làm nhiệm vụ khẩn cấp.
+ Xe ô tô vận tải có mui che và được lắp ghế ngồi trong thùng xe chở lực lượng công an làm nhiệm vụ.
+ Xe đặc chủng chở phạm nhân, xe cứu hộ, cứu nạn.
6. Đoàn xe đưa tang.
7. Đoàn xe có xe hộ tống, dẫn đường.
8. Xe ô tô của lực lượng công an, quốc phòng sử dụng vé “Phí đường bộ toàn quốc” không phải nộp phí khi qua trạm thu phí.
9. Miễn phí sử dụng cầu, đường bộ quốc lộ đối với xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe hai bánh gắn máy, xe ba bánh gắn máy.
10. Xe làm nhiệm vụ vận chuyển thuốc men, máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa đến những nơi bị thảm họa hoặc đến vùng có dịch bệnh theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp khi có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm.
=> Xe hộ đê thuộc đối tượng miễn phí sử dụng đường bộ.
6. Điều kiện bù trừ phí sử dụng đường bộ đối với xe tạm dừng lưu hành:
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty của tôi có 16 xe ô tô đầu kéo vận chuyển tro bay từ ngày 15/5/2015 đến 30/6/2016 trong khu vực đường nội bộ của nhà máy nhiệt điện vĩnh tân tỉnh bình thuận và từ đó đến nay công ty tôi không có việc làm nên đến nay vẫn gửi xe tại đó. Do không biết được thông tư hướng dẫn nên công ty tôi không làm đơn xin nghỉ lưu hành. Vậy tôi muốn tư vấn gúp tôi làm thế nào để được miễn giảm lệ phí đường bộ trong thời gian đã qua. Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 2 Thông tư 293/2016/TT-BTC quy định đối tượng không chịu phí sử dụng đường bộ.
Theo thông tin bạn cung cấp, đơn vị bạn có 16 xe ô tô đầu kéo vận chuyển tro bay từ ngày 15/5/2015 đến 30/6/2016 không có lưu hành xe. Trong trường hợp này do bạn không cung cấp thông tin công ty có thuộc loại hình doanh nghiệp kinh doanh vận tải hay không, vì vậy, để được miễn phí sử dụng đường bộ cho 16 xe ô tô trên, công ty bạn phải thỏa mãn các điều kiện sau:
+ Có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô.
+ Các xe đề nghị tạm dừng lưu hành là xe kinh doanh vận tải và thuộc sở hữu của doanh nghiệp.
+ Thời gian đề nghị tạm dừng lưu hành của từng xe phải liên tục từ 30 ngày trở lên.
Nếu đơn vị bạn đáp ứng điều kiện nêu trên thì thuộc đối tượng không phải nộp phí sử dụng đường bộ. Trong trường hợp, đơn vị bạn đã nộp phí sử dụng đường bộ, nếu xe của đơn vị bạn thuộc trường hợp ô tô bị hủy hoại, bị tịch thu hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe không tiếp tục lưu hành thì được trả lại tiền đã nộp phí, nếu xe ô tô của đơn vị bạn vẫn tiếp tục được lưu hành thì được trừ vào số phí phải nộp của kỳ sau tương ứng với thời gian đơn vị bạn không sử dụng đường bộ. Nếu đơn vị bạn chưa nộp phí kể từ ngày xe dừng lưu hành thì số phí đường bộ phải nộp sẽ được tính từ thời điểm đăng ký lưu hành trở lại cho đến chu kỳ đăng kiểm tiếp theo theo quy định.
Để xe kinh doanh vận tải thuộc các hợp tác xã, doanh nghiệp kinh doanh vận tải tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên không chịu phí thì hợp tác xã, doanh nghiệp phải có đủ hồ sơ đáp ứng các quy định tại Điều 9 Thông tư Thông tư 293/2016/TT-BTC đề nghị tạm dừng lưu hành.
Bạn cần gửi hồ sơ đến Sở giao thông vận tải nơi quản lý, cấp phép hoạt động kinh doanh vận tải hồ sơ gồm:
– Đơn xin tạm dừng lưu hành theo mẫu số 06 ban hành kèm Thông tư 293/2016/TT-BTC
– Bản sao giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô.
Sở giao thông vận tải có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ đề nghị của đơn vị, nếu đủ điều kiện thì ký xác nhận đồng thời lập biên bản tạm giữ phù hiệu, biển hiệu nếu có.
Sau đó, doanh nghiệp lập hồ sơ gửi đến cơ quan đăng kiểm gồm:
– Đơn xin nghỉ lưu hành có xác nhận của Sở Giao thông vận tải
– Biên bản tạm giữ phù hiệu, biển hiệu (nếu có)
– Biên lai thu phí sử dụng đường bộ (bản sao)
Đơn vị đăng kiểm kiểm tra hồ sơ và lập biên bản thu tem nộp phí sử dụng đường bộ trong thời gian 02 ngày.
Khi đơn vị bạn muốn lưu hành lại xe thì gửi đến đơn vị đăng kiểm và để tính toán số phí bù trừ, đồng thời gửi đơn đề nghị đến Sở giao thông vận tải để đề nghị trả lại phù hiệu, biên hiệu (nếu có).