Trở thành công chức nhà nước là ước mơ của nhiều người, và để đạt được ước mơ đó, rất nhiều người đã luôn cố gắng học tập và tốt nghiệp với bằng xuất sắc hoặc bằng giỏi. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì sinh viên tốt nghiệp loại giỏi có được tuyển thẳng vào công chức hay không?
Mục lục bài viết
1. Tốt nghiệp loại giỏi có được tuyển thẳng công chức không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 138/2020/NĐ-CP, có quy định về đối tượng xét tuyển công chức. Theo đó, việc tuyển dụng công chức thông qua hình thức xét tuyển sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định cụ thể và hình thức xét tuyển này chỉ được thực hiện riêng biệt đối với từng nhóm đối tượng sau đây:
-
Cá nhân là người cam kết tình nguyện làm việc trong khoảng thời gian từ đủ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn;
-
Cá nhân là người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019, sau khi tốt nghiệp quay trở về công tác tại địa phương nơi đã cử đi học;
-
Sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc, các nhà khoa học trẻ tài năng.
Đồng thời, việc tuyển dụng công chức đối với sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng sẽ được thực hiện theo quy định cụ thể của Chính phủ về vấn đề thu hút, chính sách tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc và các cán bộ khoa học trẻ.
Như vậy, theo điều luật nêu trên thì việc tuyển dụng công chức thông qua hình thức xét tuyển thẳng chỉ áp dụng đối với một số đối tượng đặc biệt, và sinh viên tốt nghiệp loại giỏi không thuộc trường hợp được dự tuyển công chức thông qua hình thức xét tuyển.
Và căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Nghị định 33/2023/NĐ-CP của Chính phủ, có quy định về vấn đề tiếp nhận vào công chức cấp xã, phường. Theo đó, đối tượng tiếp nhận bao gồm:
-
Là viên chức công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập;
-
Cá nhân là người hưởng lương trong lực lượng quân đội vũ trang nhân dân, cá nhân làm việc trong lực lượng tổ chức cơ yếu tuy nhiên không phải là công chức;
-
Cá nhân đã thôi giữ chức vụ cán bộ ở cấp xã/phường, ngoại trừ trường hợp bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật bãi nhiệm;
-
Cá nhân là người từng giữ chức vụ cán bộ, công chức (trong đó bao gồm cả cán bộ, công chức cấp xã) sau đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định điều động, luân chuyển giữa các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan khác.
Như vậy, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi không thuộc trường hợp được tuyển thẳng vào công chức.
2. Tốt nghiệp loại giỏi được dự tuyển công chức thông qua hình thức nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 của Văn bản hợp nhất Luật cán bộ, công chức năm 2019 có quy định về phương thức tuyển dụng công chức. Theo đó, việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua phương thức như sau:
-
Thi tuyển;
-
Xét tuyển.
Đồng thời, hình thức/nội dung thi tuyển công chức, xét tuyển công chức bắt buộc phải phù hợp với vị trí yêu cầu việc làm trong từng ngành nghề nhất định, bảo đảm khả năng lựa chọn được người có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ năng lực chuyên môn tốt.
Việc tuyển dụng công chức thông qua hình thức xét tuyển chỉ được thực hiện theo quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyển dụng công chức, áp dụng đối với từng nhóm đối tượng cụ thể như sau:
-
Cá nhân cam kết tình nguyện làm việc trong khoảng thời gian từ đủ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn;
-
Cá nhân là người học theo chế độ cử tuyển, sau khi tốt nghiệp quay trở về công tác tại địa phương nơi cử đi học;
-
Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc hoặc các nhà khoa học trẻ tài năng.
Như vậy, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi có thể được dự tuyển công chức thông qua hình thức thi tuyển (không thuộc một trong những trường hợp dự tuyển công chức thông qua hình thức xét tuyển).
Trong quá trình tuyển dụng công chức cần phải tuân thủ một số nguyên tắc theo quy định tại Điều 38 của Văn bản hợp nhất Luật cán bộ công chức năm 2019. Bao gồm:
-
Đảm bảo nguyên tắc minh bạch, công khai, khách quan, vô tư và đúng quy định pháp luật;
-
Đảm bảo tính cạnh tranh trong quá trình tuyển dụng công chức;
-
Tuyển chọn đúng người đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm;
-
Ưu tiên tuyển chọn những người có tài năng, người đồng bào dân tộc thiểu số và người có công với đất nước.
3. Tốt nghiệp loại giỏi đăng ký dự thi công chức cần đáp ứng điều kiện gì?
Sinh viên tốt nghiệp loại giỏi khi muốn thực hiện thủ tục đăng ký dự thi công chức thì cần phải đáp ứng được các yêu cầu chung quy định tại Điều 36 của Văn bản hợp nhất Luật cán bộ công chức năm 2019. Theo đó, người đáp ứng đầy đủ điều kiện sau đây không phân biệt thành phần dân tộc, nam nữ, tôn giáo, tín ngưỡng đều có quyền đăng ký dự tuyển công chức:
-
Có một quốc tịch là quốc tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
-
Đáp ứng độ tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên;
-
Có đơn dự tuyển công chức phải có lý lịch tư pháp rõ ràng;
-
Có văn bằng và chứng chỉ phù hợp với vị trí công việc cần tuyển dụng;
-
Có đầy đủ phẩm chất chính trị và đạo đức tốt;
-
Đáp ứng đầy đủ điều kiện về sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;
-
Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển công chức;
-
Không thuộc một trong những đối tượng không có quyền đăng ký dự tuyển công chức, bao gồm: Không cư trú trên lãnh thổ của nước Việt Nam; bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; đang trong thời gian chấp hành án hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của tòa án tuy nhiên chưa thực hiện thủ tục xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Như vậy, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi khi đăng ký dự thi công chức cần phải đáp ứng được các điều kiện nêu trên.
Đồng thời, cần phải lưu ý về vấn đề ưu tiên trong quá trình tuyển dụng công chức. Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 138/2020/NĐ-CP của Chính phủ, có quy định về những đối tượng và điểm ưu tiên trong quá trình thi tuyển hoặc xét tuyển công chức như sau:
-
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động, thương binh liệt sĩ, người được hưởng chính sách giống như thương binh, thương binh loại B trong quá trình dự tuyển công chức sẽ được cộng 7.5 điểm vào kết quả điểm vòng 02;
-
Người đồng bào dân tộc thiểu số, lực lượng sĩ quan quân đội, sỹ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp này đã phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, học viên tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã chuyển ngành quân sự cơ sở may được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã thực hiện thủ tục đăng ký ngạch sỹ quan dự bị, con của liệt sĩ, con của thương binh, con của bệnh binh, con của người được hưởng chính sách giống như thương binh, con của thương binh loại B, là con đẻ của người hoạt động kháng chiến cách mạng bị nhiễm chất độc hóa học màu da cam, con của anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, con của anh hùng lao động, trong quá trình dự tuyển công chức sẽ được cộng 05 điểm vào kết quả dự tuyển vòng 02;
-
Người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, hoàn thành nghĩa vụ tham gia lực lượng công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong trong quá trình dự tuyển công chức sẽ được cộng 2.5 điểm vào kết quả dự tuyển vòng 02.
THAM KHẢO THÊM: