Tây Tiến bài thơ về tình đồng đội đồng chí, hình ảnh người lính đậm chất thơ tươi trẻ không kém phần lãng mạn và hào hùng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách viết kết bài cho bài thơ Tây Tiến và giới thiệu các mẫu kết bài Tây Tiến của Quang Dung ngắn gọn và hay nhất.
Mục lục bài viết
1. Các cách viết kết bài cho tác phẩm Tây Tiến hay nhất:
Tổng kết lại những ý chính:
-
Nhấn mạnh vẻ đẹp của bài thơ: “Tây Tiến” là một bức tranh toàn cảnh về cuộc kháng chiến chống Pháp, vừa hào hùng, bi tráng, vừa lãng mạn, trữ tình.
-
Khẳng định giá trị của hình tượng người lính Tây Tiến: Hình tượng người lính Tây Tiến đã trở thành biểu tượng cho thế hệ trẻ Việt Nam với tinh thần yêu nước, dũng cảm, lạc quan.
-
Đánh giá về nghệ thuật của tác giả:
Quang Dũng đã sử dụng một bút pháp nghệ thuật tài tình để tạo nên một tác phẩm văn học có giá trị.
Ví dụ: Qua bài thơ “Tây Tiến”, Quang Dũng đã vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về cuộc kháng chiến chống Pháp, vừa hào hùng, bi tráng, vừa lãng mạn, trữ tình. Hình tượng người lính Tây Tiến với vẻ đẹp vừa lãng mạn, hào hoa, vừa anh hùng, kiên cường đã trở thành biểu tượng cho thế hệ trẻ Việt Nam. Bằng những câu thơ giàu hình ảnh, âm nhạc, Quang Dũng đã tạo nên một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, có sức sống lâu bền.
Mở rộng ý nghĩa:
-
Liên hệ với thực tế: Bài thơ “Tây Tiến” không chỉ có giá trị lịch sử mà còn có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc sống hiện tại. Nó nhắc nhở chúng ta về những hy sinh, mất mát của thế hệ đi trước và khơi dậy lòng tự hào dân tộc.
-
Gợi mở những suy nghĩ: Bài thơ đặt ra nhiều câu hỏi về cuộc sống, về tình yêu, về quê hương, khiến người đọc phải suy ngẫm.
Ví dụ: Hình ảnh người lính Tây Tiến vẫn luôn sống mãi trong lòng mỗi người Việt Nam. Tinh thần yêu nước, dũng cảm, lạc quan của họ là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo. Bài thơ “Tây Tiến” không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn là một bài học về lịch sử, về cuộc sống, về con người.
Dùng câu hỏi tu từ:
-
Tạo sự tò mò: Câu hỏi tu từ sẽ khiến người đọc suy ngẫm sâu hơn về bài thơ.
Ví dụ: Liệu có bao giờ chúng ta quên được hình ảnh những người lính Tây Tiến với khí phách anh hùng, kiên cường? Hay những câu thơ đầy cảm xúc của Quang Dũng sẽ mãi mãi sống trong lòng chúng ta?
2. Kết bài phân tích bài thơ Tây Tiến ngắn gọn nhất:
Bài thơ Tây Tiến là một tác phẩm văn học có giá trị lớn, đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. Hình ảnh người lính Tây Tiến đã trở thành biểu tượng cho thế hệ trẻ Việt Nam với tinh thần yêu nước, dũng cảm, lạc quan.
Mẫu 1:
Như vậy nhà thơ nhớ đến đồng đội cũ của anh để diễn đạt nó bằng nhiều ngôn từ đầy xúc cảm. Không những vậy trong mỗi câu thơ đó còn giàu chất hoạ chất nhạc làm cho Tây Bắc hiện lên với nhiều vẻ đẹp xen lẫn sự gian truân hiểm nguy. Để thể hiện sự hào hùng của một thời bom đạn với đoàn binh tây Tiên năm xưa. Họ đã không còn nữa nhưng bức tượng đài do họ dựng nên sẽ còn lại trong mỗi trái tim Việt Nam.
Mẫu 2:
Chiến tranh đã lùi đi nhưng âm vang vọng của tượng đài vẫn còn hoài. “Tây Tiến” cũng là một trong các bài hát không thể quên của những năm tháng trường kì chống Pháp. Bằng bút pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn, Quang Dũng đã khắc hoạ lên bức chân dung người lính cụ Hồ với nhiều vất vả, gian nan nhưng cũng vô cùng trữ tình lãng mạn, tạo thành tấm tượng đài sống động của người anh hùng quả cảm trong chiến đấu. Với toàn bộ tính nghệ thuật đó, “Tây Tiến” đã trở thành một dấu ấn thiêng liêng với nhà thơ Quang Dũng và với cả dân tộc.
Mẫu 3:
Tác phẩm Tây Tiến là một tượng đài thi ca của các thế hệ. Luôn luôn trên hết và trước hết Tây Tiến là lịch sử. Lịch sử của một đoàn quân. Lịch sử của một cuộc chiến tranh. Lịch sử của một dân tộc. Và lịch sử của một con người, một nhà thơ. Tây Tiến trở thành lịch sử của tâm hồn, của dân tộc và của tinh thần một giống nòi. Nó đã biến đoàn quân trở thành huyền thoại.
Mẫu 4:
Bài thơ khép lại nhưng âm điệu thì vẫn vang trong tâm hồn ta. Nhịp điệu mạnh mẽ và nét lãng mạn hào hùng của bài thơ để lại dấu ấn trong tôi. Có những tác phẩm đã đọc nhiều lần mà ta vẫn quên được nhưng có những tác phẩm mới gặp một lần lại sống mãi. Ấy là Tây Tiến! Hình ảnh người lính Tây Tiến lung linh ngời lên với tất cả hào khí dân tộc.
3. Kết bài cảm nhận bài thơ Tây Tiến xuất sắc nhất:
Mẫu 1:
Tây Tiến là cuộc sống, là tiếng hát, là tình cảm chân thật của Quang Dũng. Bài thơ có nhạc, có lời. Bên cạnh sự khốc liệt là cái lãng mạn, bên cạnh nỗi đau thương là cái hào hùng. Tây Tiến là một phần bức tranh hoành tráng tái hiện cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ và vĩ đại của dân tộc việt nam. Tây Tiến là dấu mốc lớn đối với sự nghiệp sáng tác của Quang Dũng. Nhắc tên nhà thơ quang dũng người đọc nghĩ ngay đến bài thơ Tây Tiến và ngược lại. Thơ Quang Dũng nói với con người về sự thực, vẻ đẹp và điều hay của cuộc đời; vì vậy nên nó sống mãi với thời gian.
Mẫu 2:
Như vậy, với sự kết hợp tài tình và tinh tế giữa bút pháp lãng mạn và hiện thực, bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng đã khắc hoạ thành công một bức tranh thiên nhiên và con người trong sự phong phú, đa diện. Thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hiện lên với vẻ đẹp vừa hoang sơ, hùng vĩ, cũng đầy thơ mộng và trữ tình, còn hình ảnh người lính được khắc hoạ bằng từng nét bút như pha hoa, phong nhã lại vừa bi tráng, kiêu hùng mang một chút lãng mạn. Quang Dũng sự đặc biệt trong cách khai thác hình tượng người lính này đã làm nên những áng thơ đậm chất sử thi và đồng thời điều ấy cũng tạo ra nét đẹp riêng cho bài thơ “Tây Tiến” giữa muôn ngàn các tác phẩm thơ khác với đề tài người lính trong chiến tranh.
Mẫu 3:
Thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hùng vĩ và thơ mộng trữ tình là vậy song đằng sau cái vẻ hoang sơ ấy là những sự hiểm nguy luôn cận kề. Trước cảnh hùng vĩ cùng sự hiểm nguy nơi núi rừng Tây Bắc đó thì hình tượng người lính Tây Tiến lại ngày càng nổi bật hơn như một tượng đài bất diệt và mang một vẻ đẹp vừa mạnh mẽ mà vẫn hào hoa lãng mạn của các chàng trai Hà thành. Bài thơ Tây Tiến đã tái hiện một cách chân thật nhất sự khốc liệt của chiến tranh, bao gian lao vất vả và muôn vàn khó khăn mà người lính vừa phải trải qua trên con đường kháng chiến chống Pháp. Thế nhưng dù là vậy nhưng không lúc nào họ nảnn chí để lùi bước trước khó khăn gian khổ, những người lính dũng cảm đó luôn sống lạc quan yêu đời và chiến đấu hiên ngang bất khuất.
4. Kết bài Tây Tiến hay của học sinh giỏi:
Mẫu 1:
Quang Dũng không những là một nhà thơ tài hoa biết cầm bút sáng tác mà ông còn là một người lính biết cầm súng chống quân thù. Có lẽ cũng vì thế nên các bài thơ của ông thường gắn liền với hình ảnh về người lính cụ Hồ. Và vì đã cùng nhau trải qua bao gian lao vất vả của các cuộc hành quân mà ông đã khắc hoạ hình ảnh đoàn binh Tây Tiến với khí phách kiên cường, tâm hồn thơ mộng một cách hết sức sống động trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Mẫu 2:
Cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến của cố nhà thơ Quang Dũng đã tạo một dấu ấn sâu sắc nhất đối với nền thơ ca Việt Nam vào thời chống thực dân Pháp. Cách khắc hoạ vẻ đẹp bi tráng và hào hùng của hình ảnh người lính Tây Tiến kết hợp với vẻ đẹp hùng vĩ mà thơ mộng của thiên nhiên miền Tây cùng sự nhớ thương da diết của nhân dân đã tạo nên một vẻ đẹp riêng rất đặc biệt của bài thơ này. Qua đó ta cũng thấy được nét hồn nhiên, trong sáng cùng sự tự do, phóng khoáng và mang đậm chất lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng. Với sự lãng mạn xen lẫn hiện thực cùng ngòi bút sắc sảo, Quang Dũng đã khắc hoạ thành công hình tượng người lính cụ Hồ trên cái nền cảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ thơ mộng và đầy trữ tình. Pháp người lính tây tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ còn có sức thu hút dài lâu và lưu dấu cảm xúc mạnh mẽ trong lòng người đọc.
Mẫu 3:
Qua tác phẩm ta có thể thấy được phần nào vẻ đẹp bi tráng hào hùng của các chiến sĩ tây bắc, từ đấy giúp chúng ta – là lớp mai sau này sẽ càng biết ơn và yêu mến hơn nữa những con người đã vì tổ quốc mà quyết bám trụ, sẵn sàng hy sinh bản thân nhưng không hề chùn bước để giờ đây họ đã trở thành một bức tượng đài về thơ bất tử vĩnh hằng với thời gian.
5. Mẫu kết bài Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất:
Mẫu 1:
Hơn năm mươi năm sau, bài thơ Tây Tiến vẫn còn sức hấp dẫn với người đọc hôm nay khi nhắc đến những ngày tháng không thể quên của cuộc kháng chiến chống Pháp. Bằng bút pháp vừa hiện thực vừa lãng mạn, Quang Dũng diễn đạt xuất sắc sự khốc liệt trên các con đường hành quân của binh đoàn Tây Tiến, tạc nên được hình tượng hết sức đẹp đẽ về người lính với khí thế kiên cường trong chiến đấu và nét trữ tình, lãng mạn trong tâm hồn. Bức tượng đài người lính Tây Tiến được khắc tạc bằng tất cả tình cảm của Quang Dũng đối với từng người bạn và đối với quê hương của mình.
Mẫu 2:
Như vậy, với sự kết hợp nhuần nhuyễn và tài tình giữa bút pháp lãng mạn và hiện thực, bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng đã khắc hoạ thành công một bức tranh thiên nhiên và con người đầy sự sinh động, huyền ảo. Thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hiện lên với vẻ đẹp vừa hoang sơ, hùng vĩ, cũng đầy thơ mộng, trữ tình, còn hình ảnh người lính được khắc hoạ bằng các nét vẽ lại hoà hoa, phong nhã, vừa bi tráng, kiêu hùng mang một chút lãng mạn. Với sự đặc biệt của cách khắc hoạ hình tượng người lính này đã làm nên những áng thơ đậm màu sắc sử thi và chính điều ấy cũng tạo ra nét đẹp riêng cho bài thơ “Tây Tiến” giữa muôn ngàn các tác phẩm thơ khác khai thác đề tài người lính trong chiến tranh.
Mẫu 3:
Thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng trữ tình là vậy nhưng đằng sau cái vẻ hoang sơ ấy là đầy rẫy những hiểm nguy đang chực chờ. Trước cảnh hùng vĩ cùng bao hiểm nguy nơi núi rừng Tây Bắc ấy, hình tượng người lính Tây Tiến lại thêm nổi bật hơn như một tượng đài bất diệt, mang một vẻ đẹp vừa mạnh mẽ nhưng vẫn hào hoa lãng mạn của các chàng trai Hà thành. Bài thơ Tây Tiến đã tái hiện một cách chân thật nhất sự khốc liệt của chiến tranh, bao gian lao vất vả và những khó khăn thử thách người lính vừa phải trải qua trên con đường kháng chiến chống Pháp. Thế nhưng dù là vậy song không lúc nào họ nản chí mà bỏ cuộc vì khó khăn gian khổ, những người lính dũng cảm đó luôn sống lạc quan yêu đời và chiến đấu hiên ngang đến cùng.
Mẫu 4:
Quang Dũng không những là một nhà thơ tài hoa biết cầm bút sáng tác mà ông còn là một người lính biết cầm súng chống quân thù. Có lẽ cũng vì thế nên các bài thơ của ông thường gắn chặt với hình ảnh những người lính cụ Hồ. Và bởi vì đã cùng nhau trải qua bao gian lao vất vả của các cuộc hành quân mà ông đã khắc hoạ hình ảnh đoàn binh Tây Tiến với khí phách kiên cường, tâm hồn thơ mộng một cách hết sức sinh động trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
THAM KHẢO THÊM: