Mức phạt vi phạm lĩnh vực bảo hiểm là gì? Mức phạt vi phạm lĩnh vực bảo hiểm tiếng anh là gì? Tổng hợp mức phạt vi phạm lĩnh vực bảo hiểm mới nhất 2021?
Tình trạng trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm,… hay làm giả hồ sơ để trục lợi bảo hiểm xã hội không phải tình trạng hiếm gặp trong thực tế. Dưới đây Là tổng hợp các mức phạt trong lĩnh vực bảo hiểm mà doanh nghiệp cũng như người lao động có thể phải chịu. Vậy mức phạt vi phạm lĩnh vực bảo hiểm là gì? Tổng hợp mức phạt vi phạm lĩnh vực bảo hiểm mới nhất hiện nay quy định như thế nào. Dưới đây là thông tin tư vấn chi tiết về vấn đề này
1. Mức phạt vi phạm lĩnh vực bảo hiểm là gì?
1.1. Bảo hiểm là gì?
Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp bảo hiểm nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê.
Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện.
Bảo hiểm tự nguyện là loại hình bảo hiểm mà người tham gia được quyền lựa chọn công ty bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, mức phí và quyền lợi bảo hiểm.
Bảo hiểm bắt buộc bao gồm: Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới, bảo hiểm TNDS của người vận chuyển hàng không đối với hành khách; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; Bảo hiểm cháy, nổ; Bảo hiểm y tế bắt buộc; Bảo hiểm xã hội bắt buộc, còn lại là các sản phẩm bảo hiểm tự nguyện.
Ngoài ra, trên thị trường có nhiều các phân loại bảo hiểm khác như loại hình thương mại và Nhà nước, đối tượng bảo hiểm là con người và tài sản hay trách nhiệm dân sự…
1.2 Các thuật ngữ cơ bản nhất trong bảo hiểm bạn nên biết
Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Quỹ bảo hiểm y tế là quỹ tài chính được hình thành từ nguồn đóng bảo hiểm y tế và các nguồn thu hợp pháp khác, được sử dụng để chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế, chi phí quản lý bộ máy của tổ chức bảo hiểm y tế và những khoản chi phí hợp pháp khác liên quan đến bảo hiểm y tế.
Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước.
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm.
Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Hoạt động đại lý bảo hiểm là hoạt động giới thiệu, chào bán bảo hiểm, thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm và các công việc khác nhằm thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm.
Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.
Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng.
Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người.
Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Số tiền bảo hiểm là số tiền được doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận và được ghi trên hợp đồng bảo hiểm nhằm xác định các quyền lợi bảo hiểm theo quy định hợp đồng.
Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm.
Thời hạn hợp đồng là khoảng thời gian được xác định để các bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng. Khoảng thời gian này được tính từ thời điểm hợp đồng phát sinh hiệu lực cho tới thời điểm xuất hiện các căn cứ dẫn đến chấm dứt hợp đồng.
1.3. Mức phạt vi phạm lĩnh vực bảo hiểm là gì?
Mức phạt vi phạm lĩnh vực bảo hiểm là mức phải chịu phạt về vật chất theo các quy định của pháp luật khi vi phạm các quy định trong lĩnh vực bảo hiểm của các cá nhân hay tổ chức tham gia bảo hiểm.
2. Mức phạt vi phạm lĩnh vực bảo hiểm tiếng anh là gì?
Mức phạt vi phạm lĩnh vực bảo hiểm tiếng anh là “fines for violations of the insurance sector”
3. Tổng hợp mức phạt vi phạm lĩnh vực bảo hiểm mới nhất 2021
Người nào có hành vi vi phạm các quy định của
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm (bảo hiểm xã hội – BHXH, bảo hiểm thất nghiệp – BHTN) được quy định cụ thể tại
– Đối với người lao động:
Stt | Hành vi | Mức phạt | Căn cứ |
1 | Thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia BHXH bắt buộc, BHTN, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định. | 500.000 – 01 triệu đồng | Khoản 1 Điều 38 |
2 | – Kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc hưởng BHXH, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; – Không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm khi người lao động có việc làm trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp; – Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm khi: có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên. | 01 – 02 triệu đồng | Khoản 1 Điều 39 |
– Đối với người sử dụng lao động:
Stt | Hành vi | Mức phạt | Căn cứ |
1 | – Hằng năm, không niêm yết công khai thông tin đóng BHXH của người lao động do cơ quan BHXH cung cấp theo quy định; – Không thực hiện thủ tục xác nhận về việc đóng BHTN cho người lao động để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng BHTN; – Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng BHXH bắt buộc, BHTN của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu. | 500.000 – 01 triệu đồng | Khoản 2 Điều 38 |
2 | Không cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng BHXH băt buộc, BHTN theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan BHXH. | 05 – 10 triệu đồng | Khoản 3 Điều 38 |
3 | – Chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN; – Đóng BHXH, BHTN không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng; – Đóng BHXH, BHTN không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN mà không phải là trốn đóng. | 12% – 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm nhưng không quá 75 triệu đồng | Khoản 4 Điều 38 |
4 | Không đóng BHXH bắt buộc, BHTN cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. | 18% – 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm nhưng không quá 75 triệu đồng | Khoản 5 Điều 38 |
5 | Trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. | 50 – 75 triệu đồng | Khoản 6 Điều 38 |
6 | Làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ BHXH, BHTN để trục lợi chế độ BHXH, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng BHXH, BHTN làm giả, làm sai lệch nội dung. | 5 – 10 triệu đồng | Khoản 2 Điều 39 |
7 | Không trả chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được tiền do cơ quan BHXH chuyển đến. | 01 – 02 triệu đồng/người lao động bị vi phạm nhưng không quá 75 triệu đồng | Khoản 1 Điều 40 |
8 | Chiếm dụng tiền hưởng BHXH bắt buộc của người lao động. | 18% – 20% tổng số tiền hưởng BHXH bắt buộc của người lao động đã bị chiếm dụng tại thời điểm lập | Khoản 2 Điều 40 |
9 | Không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc của người sử dụng lao động khi có biến động lao động việc làm tại đơn vị | 02 – 04 triệu đồng | Khoản 3 Điều 40 |
10 | – Không lập hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc, BHTN cho người lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng; – Không lập hồ sơ hoặc văn bản đề nghị đúng thời hạn tại khoản 2 Điều 102, khoản 1 Điều 103, khoản 1 Điều 110, khoản 2 Điều 112 Luật BHXH; – Không giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại Điều 47 của Luật An toàn, vệ sinh lao động và Điều 55 của Luật BHXH đi khám giám định suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa; – Không trả sổ BHXH cho người lao động theo quy định | 02 – 04 triệu đồng/người lao động bị vi phạm nhưng không quá 75 triệu đồng | Khoản 4 Điều 40 |
11 | Khi được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động mà tổ chức triển khai đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động không theo đúng phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. | 10 – 20 triệu đồng | Khoản 6 Điều 40 |
– Vi phạm về BHXH có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Căn cứ Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, cá nhân, doanh nghiệp vi phạm quy định của pháp luật về BHXH, BHTN có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong các trường hợp sau:
Stt | Mức phạt | Hành vi | Căn cứ |
Tội gian lận BHXH, BHTN (chỉ áp dụng cho cá nhân vi phạm) | Điều 214 | ||
1 | Phạt tiền từ 20 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm | Thực hiện các hành vi dưới đây để chiếm đoạt tiền BHXH, BHTN từ 10 – dưới 100 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 20 – dưới 200 triệu đồng: – Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ BHXH, BHTN lừa dối cơ quan BHXH; – Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ sai lệch nội dung lừa dối cơ quan BHXH. | Khoản 1 |
2 | Phạt tiền từ 100 – 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 – 05 năm | Gian lận BHXH, BHTN: – Có tổ chức; – Có tính chất chuyên nghiệp; – Chiếm đoạt tiền BHXH, BHTN từ 100 – dưới 500 triệu đồng; – Gây thiệt hại từ 200 – dưới 500 triệu đồng; – Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; – Tái phạm nguy hiểm. | Khoản 2 |
3 | Phạt tù từ 05 – 10 năm | – Chiếm đoạt tiền BHXH, BHTN từ 500 triệu đồng trở lên; – Gây thiệt hại 500 triệu đồng trở lên. | Khoản 3 |
4 | Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. | Khoản 4 | |
Tội trốn đóng BHXH, BHTN (cá nhân/pháp nhân đều có thể bị xử lý) | Điều 216 | ||
1 | – Cá nhân: Phạt từ 50 – 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 01 năm; – Doanh nghiệp: phạt từ 200 – 500 triệu đồng. | Gian dối hoặc thủ đoạn khác để không đóng, đóng không đầy đủ từ 06 tháng trở lên đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm: – Trốn đóng từ 50 – dưới 300 triệu đồng; – Trốn đóng cho từ 10 – dưới 50 người lao động. | Khoản 1 |
2 | – Cá nhân: Phạt từ 200 – 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; – Doanh nghiệp: Phạt từ 500 – 01 tỷ đồng. | – Phạm tội 02 lần trở lên; – Trốn đóng từ 300 triệu đồng – dưới 01 tỷ đồng; – Trốn đóng cho từ 50 – dưới 200 người lao động; – Không đóng số tiền đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động. | Khoản 2 |
3 | – Cá nhân: Phạt từ 500 – 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 – 07 năm; – Doanh nghiệp: Phạt từ 01 – 03 tỷ đồng. | – Trốn đóng 01 tỷ đồng trở lên; – Trốn đóng cho 200 người lao động trở lên; – Không đóng số tiền đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động. | Khoản 3 |
4 | Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm. | Khoản 4 |
Trên đây là tổng hợp mức phạt vi phạm về bảo hiểm xã hội mới nhất được áp dụng hiện nay mà doanh nghiệp cũng như người lao động cần biết để bảo vệ quyền lợ và thực hiện đúng trách nhiệm khi tham gia các loại bảo hiểm trong các trường hợp khác nhau.