Bài viết dưới đây là bộ đề ôn luyện cuộc thi rung chung vàng dành cho các bạn học sinh lớp 3, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức để chuẩn bị thật tốt cho kì thi rung chung vàng sắp tới. Mời bạn đọc tham khảo!
Mục lục bài viết
1. Câu hỏi ôn thi Rung chuông vàng khối lớp 3:
Câu 1: Câu văn: “Em là học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Nghĩa Lợi.” thuộc kiểu câu nào dưới đây?
a. Ai là gì?
b. Ai làm gì?
c. Ai thế nào?
Đáp án: a
Câu 2: Phổi có chức năng gì?
a. tiêu hóa thức ăn
b. trao đổi chất
c. trao đổi khí
Đáp án: c
Câu 3: Bài Quốc ca Việt nam, do ai sáng tác?
a. Văn Cao
b. Mộng Lân
c. Hoàng Lân
Đáp án: a
Câu 4: Tổng 9 + 9 + 9 bằng tích hai thừa số nào sau đây?
a. 9 x 9
b. 9 x 3
c. 9 x 5
Đáp án: b
Câu 5: Câu thơ “Hai bàn tay em – Như hoa đầu cành” tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì?
a. Nhân hóa
b. So sánh
c. Biện pháp khác
Đáp án: b
Câu 6: Câu thành ngữ nào dưới đây thể hiện sự quan tâm giúp đỡ người khác?
a. Nói lời phải giữ lấy lời
b. Lá lành đùm lá rách
c. Ăn quả nhớ người trồng cây
Đáp án: b
Câu 7: Hình chữ nhật có những đặc điểm nào dưới đây?
a. 4 góc vuông
b. 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau
c. 4 góc vuông, hai cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau
Đáp án: c
Câu 8: Cho các sự vật: ruộng lúa, đàn trâu, công viên. Sự vật nào chỉ có ở thành thị?
a. Ruộng lúa
b. Đàn trâu
c. Công viên
Đáp án: c
Câu 9: Số lớn nhất có 3 chữ số là:
a. 900
b. 999
c. 1000
Đáp án: b
Câu 10: Là một học sinh tích cực tham gia việc lớp việc trường, em sẽ làm gì trong các hoạt động dưới đây?
a. Đi học đầy đủ, đúng giờ
b. Tích cực tham gia các hoạt động do lớp, trường tổ chức.
c. Cả hai ý trên.
Đáp án: c
Câu 11: Trung điểm của đoạn thẳng là điểm như thế nào?
a. Nằm giữa hai điểm của đoạn thẳng.
b. Thẳng hàng với hai điểm của đoạn thẳng.
c. Nằm giữa hai điểm và chia đoạn thẳng đó ra làm hai phần bằng nhau.
Đáp án: c
Câu 12: Trong một gia đình gồm có: Ông bà, bố mẹ, anh chị em cùng chung sống thì gia đình đó có mấy thế hệ?
a. 5 thế hệ
b. 4 thế hệ
c. 3 thế hệ
Đáp án: c
Câu 13: Câu văn “Những cánh hoa mỉm cười chào đón bình minh”, sự vật nào được nhân hóa?
a. những cánh hoa
b. mỉm cười
c. bình minh
Đáp án: a
Câu 14: Khi thấy bạn bè chơi những trò chơi nguy hiểm, em sẽ làm gì?
a. Chơi cùng bạn
b. Không chơi và khuyên bạn không nên chơi những trò chơi đó.
c. Mách thầy cô giáo
Đáp án: b
Câu 15: Muốn tính chu vi hình vuông ta làm thế nào?
a. Lấy độ dài một cạnh nhân hai
b. Lấy độ dài một cạnh nhân bốn
c. Lấy độ dài một cạnh nhân với chính nó.
Đáp án: b
Câu 16: Câu văn: “Mẹ em rất hiền và luôn lo lắng cho chúng em” thuộc kiểu câu nào sau đây?
a. Ai là gì?
b. Ai thế nào?
c. Ai làm gì?
Đáp án: a
Câu 17: Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động nông nghiệp?
a. Buôn bán
b. Nuôi trồng thủy sản
c. Trồng trọt
Đáp án: a
Câu 18: Câu thơ: Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh. Sự vật nào được so sánh với nhau?
a. Tàu dừa với chiếc lược
b. Tàu dừa với mây xanh
c. Chiếc lược với mây xanh
Câu 19: Trong những từ sau: anh hai, anh chị, bố mẹ, từ nào là từ địa phương?
a. anh hai
b. anh chị
c. bố mẹ
Đáp án: a
Câu 20: Trong một năm, những tháng nào có 31 ngày?
a. Tháng 1, 2, 3, 11,12.
b. Tháng 1, 2, 3, 5, 7, 9, 11.
c. Tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12.
Đáp án: c
Câu 21: Từ các số: 1, 2, 3 có thể viết được bao nhiêu số có 3 chữ số:
a. 6
b. 9
c. 27
Đáp án: c
Câu 22: Trong các từ sau: đá bóng, xinh tươi, nằm ngủ, từ nào là từ chỉ đặc điểm?
a. đá bóng
b. xinh tươi
c. nằm ngủ
Đáp án: b
2. Câu hỏi ôn luyện rung chuông vàng môn Tiếng Việt 3:
1. Bài thơ ” Hai bàn tay em” của nhà thơ nào?
a. Huy Cận
b. Trần Đăng Khoa
c. Nguyễn Bùi Vợi
2. Câu văn: “Em là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường.” thuộc mẫu câu nào?
a. Ai là gì?
b. Ai làm gì?
c. Ai thế nào?
3. Trong câu: “Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm.” Em có thể thay thế từ “nghịch ngợm” bằng từ nào?
a. tinh nghịch
b. bướng bỉnh
c. dại dột
4. Đội thành lập vào ngày tháng năm nào?
5. Trái nghĩa với từ dọc là………
6. Hai sự vật nào được so sánh trong câu thơ sau:
“Mắt hiền sáng tựa vì sao
Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời”
7. Giải câu đố:
“Trắng phau cày thửa ruộng đen
Bao nhiêu cây trắng mọc lên thành hàng”
8. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau:
“Lúc nào ở đâu quanh chúng con cũng mang dấu tay mẹ.”
9. Vần cần điền vào dấu (…) trong câu thơ sau là vần gì?
“Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.”
10. Từ nào viết sai chính tả trong các từ sau: kheo chân, ngoéo tay, lẻo khoẻo.
11. x… chuyển. Vần cần điền vào chỗ chấm là:
a. oai
b. oay
c. uyên
d. ai
12. Trong câu: “ Mùa hoa gạo đỏ ngút trời và từng đàn chim nũ nượt bay về.” Từ viết sai chính tả trong câu văn trên là:
a. ngút trời
b. đàn chim
c. nũ nượt
d. hoa gạo
13. Tìm 2 từ chỉ sự vật ở quê hương?
14. Từ cùng nghĩa với từ “ đậu phộng “ là:
a. lạc
b.vừng
c. ngô
d. bánh đa
15. “Núi đồi thung lũng làng bản chìm trong biển mây mù.” Câu văn trên cần điền thêm:
a. 1 dấu phẩy
b. 2 dấu phẩy
c. 3 dấu phẩy
d. 4 dấu phẩy
16. Cho các từ: công viên, cánh đồng, con đò, bến nước. Từ không chỉ sự vật ở làng quê trong các từ trên là:
a. cánh đồng
b. con đò
c. bến nước
d. công viên
17. ‘’Người dân quê tôi hiền lành, thật thà.” Bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? trong câu văn trên là:
a. Người dân
b. người dân quê tôi
c. người dân quê tôi hiền lành
18. “Trong vườn chuối, gà mẹ, gà con đang bới đất tìm giun.” Câu văn trên được cấu tạo theo kiểu câu nào đã học?
19. “Từ trên cao nhìn xuống, con sông như dải lụa đào vắt ngang qua cánh đồng lúa chín vàng.” Sự vật được so sánh trong câu văn trên là:
a. dải lụa – cánh đồng
b. con sông – cánh đồng
c. con sông – dải lụa đào
20. “Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc.” Câu văn trên được tác giả sử dụng kiểu so sánh nào?
21. Trong câu: “Nhà dài như tiếng chiêng, hiên nhà dài bằng sức bay của một con chim.” có:
a. 1 hình ảnh so sánh
b. 2 hình ảnh so sánh
c. 3 hình ảnh so sánh
22.
“Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương”
Sự vật được nhân hóa trong câu thơ trên là:
a. tre, tóc
b. áo, gương
c. tre, mây
d. mây, gương
3. Câu hỏi ôn luyện Rung chuông vàng môn Tự nhiên và Xã Hội 3:
1. Phổi có chức năng gì?
a. dẫn khí
b. trao đổi khí
c. thở
2. Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng?
a. hợp vệ sinh
b. có lợi cho sức khỏe
c. cả 2 ý trên
3. Hằng ngày, chúng ta cần làm gì để giữ sạch vệ sinh mũi họng?
4. Nêu các bệnh viêm đường hô hấp thường gặp?
5. Cần làm gì để phòng tránh bệnh lao phổi?
a. Quét dọn nhà cửa sạch sẽ, mở cửa cho ánh nắng mặt trời chiếu vào nhà.
b. Làm việc, nghỉ ngơi điều độ.
c. Không hút thuốc lá, thuốc lào.
d. Cả a, b, c, đều đúng
6. Kể tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn?
a. Họng và phổi
b. Tim và các mạch máu
c. Thận và ống dẫn nước tiểu
7. Đố bạn:
Quả gì nho nhỏ
Bỏ trong lồng ngực
Thường trực đập đều
Không đập không sống
8. Những trạng thái nào dưới đây có thể làm cho tim đập mạnh hơn?
a. Lúc quá vui
b. Lúc hồi hộp, xúc động mạnh
c. Lúc tức giận
d. Thư giãn
9. Nêu các nguyên nhân dẫn đến bệnh thấp tim?
10. Thận có chức năng gì?
11. Cơ quan thần kinh gồm những bộ phận nào?
12. Phản xạ là gì? Cho ví dụ?
13. Bộ phận nào trong cơ thể người điều khiển các hoạt động của phản xạ?
14. Kể tên các trạng thái có hại đối với cơ quan than kinh?
15. Gia đình một thế hệ gồm có những ai cùng chung sống?
16. Khi xảy ra cháy, số máy để ta gọi cứu hỏa là:
a. 113
b. 114
c.115
17. Ở trường, bạn được học những môn học nào?
18. Khi thấy bạn bè chơi những trò chơi nguy hiểm, em sẽ làm gì?
a. mách cô giáo và người lớn
b. chơi cùng bạn
c. không chơi và khuyên bạn không nên chơi những trò chơi đó.
19. Các cơ sở thông tin lien lạc có nhiệm vụ gì?
20. Thế nào là hoạt động nông nghiệp?
21. Thế nào là hoạt động công nghiệp?
22. Thế nào là hoạt động thương mại?
23. Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động công nghiệp?
a. khai thác dầu mỏ
b. luyện thép
c. sản xuất xe máy
d. đánh bắt cá
24. Người đi xe đạp không được làm gì khi tham gia giao thông?
25. Có mấy cách xử lý rác?
26. Cách xử lý rác nào là hiệu quả nhất?