Bắt đầu từ năm 2023, sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú sẽ không còn giá trị sử dụng, thay vào đó các giấy tờ này sẽ được tích hợp, quản lý trên hệ thống cổng dịch vụ công quốc gia về dân cư. Như vậy, khi có quy định bãi bỏ sổ hộ khẩu giấy thì các thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục đất đai sẽ được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tổng hợp các thủ tục đất đai bị sửa đổi khi bỏ sổ hộ khẩu giấy:
Hiện nay có rất nhiều những thủ tục hành chính như làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; thủ tục đăng ký biến động đất đai, chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất…..cần phải sử dụng đến sổ hộ khẩu. Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2023 pháp luật quy định bãi bỏ về việc sử dụng sổ hộ khẩu giấy. Như vậy, trong trường hợp này, những thủ tục liên quan đến đất đai sẽ được xử lý như thế nào?
1.1. Những thủ tục đất đai cần sổ hộ khẩu giấy:
Theo quy định của pháp luật hiện hành,
– Xác định việc sử dụng đất ổn định lâu dài của người sử dụng đất;
– Thủ tục làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất;
– Thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp chủ sở hữu đất thoả thuận về việc hợp nhất, tách, phân chia quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình;
– Thủ tục xác nhận nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình, của cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật;
– Thủ tục đăng ký biến động đất đai về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do thay đổi về thông tin của người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Hợp đồng cho thuê, chuyển nhượng, tặng cho, góp vốn, thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất giữa các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình.
1.2. Tổng hợp các thủ tục đất đai bị sửa đổi khi bỏ sổ hộ khẩu giấy:
Các thủ tục đất đai bị sửa đổi khi bỏ sổ hộ khẩu giấy bao gồm có:
– Thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu theo quy định của pháp luật;
– Thủ tục đăng ký biến động đất đai lần đầu đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý;
– Xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
– Thủ tục đăng ký xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề sau khi được cấp Giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;
– Thủ tục đăng ký tách thửa hoặc hợp thửa đất theo quy định của pháp luật;
– Thủ tục đăng ký biến động về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận (ví dụ: thay đổi tên hoặc giấy tờ pháp nhân, giấy tờ nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất);
+ Trong trường hợp thửa đất bị giảm diện tích do sạt lở tự nhiên;
+ Trường hợp thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính;
+ Trường hợp thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
– Thủ tục đăng ký cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền Cấp tỉnh đối với những tỉnh đã thành lập văn phòng đăng ký đất đai;
– Thủ tục đăng ký đính chính thông tin trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã được cấp tại cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh đối với các tỉnh đã thành lập văn phòng đăng ký đất đai;
– Thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu không đồng thời là người sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
– Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất hoặc cấp lại Trang bổ sung của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất do bị mất;
– Thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người đã đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu theo quy định của pháp luật;
– Thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đã cấp không đúng quy định của pháp
– Thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01/7/2014 mà bên chuyển quyền đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền theo quy định;
– Thủ tục đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với nơi đã thành lập văn phòng đăng ký đất đai;
– Thủ tục đăng ký thay đổi tài sản gắn liền với đất vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan có thẩm quyền cấp;
– Thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng trong các dự án phát triển nhà ở và trong các dự án kinh doanh bất động sản không phải dự án phát triển nhà ở;
– Thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp sau đây:
+ Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
+ Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng;
+ Tăng thêm diện tích do nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất đã có Giấy chứng nhận.
– Thủ tục bán hoặc góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê của Nhà nước theo hình thức thuê đất trả tiền hàng năm theo quy định của pháp luật;
– Thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp sau:
+ Trường hợp giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai;
+ Xử lý nợ hợp đồng thế chấp, góp vốn;
+ Kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để thi hành án;
+ Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức;
+ Thỏa thuận hợp nhất hoặc phân chia quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, của vợ và chồng, của nhóm người sử dụng đất;
+ Đăng ký biến động đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đưa quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp.
– Chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất;
– Gia hạn sử dụng đất ngoài khu công nghệ cao, khu kinh tế;
– Xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất đối với trường hợp có nhu cầu;
– Gia hạn sử dụng đất nông nghiệp của cơ sở tôn giáo.
2. Thủ tục cấp sổ đỏ khi bỏ sổ hộ khẩu giấy:
Về thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất khi bỏ sổ hộ khẩu được thực hiện như sau:
2.1. Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ gồm có:
– Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK (thông tư
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đã được cấp (bản gốc);
– Những giấy tờ khác có liên quan (nếu có yêu cầu).
2.2. Nộp hồ sơ:
Hồ sơ được nộp tại một trong các cơ quan sau:
– Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong trường hợp địa phương đó đã thành lập văn phòng đăng ký đất đai;
– Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Ủy ban nhân dân cấp xã nếu có nhu cầu.
2.3. Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ:
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định của pháp luật: cơ quan có thẩm quyền tiến hành tiếp nhận, xử lý và giải quyết hồ sơ
– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ: cơ quan có thẩm quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời gian tối đa 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.
2.4. Kết quả:
Cơ quan có thẩm quyền sau khi xử lý, giải quyết hồ sơ sẽ thông báo về thời gian, địa điểm cho người nộp hồ sơ đến nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai 2013;
–