Pháp luật nước ta đã ban hành các quy định cụ thể về tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán tại Việt Nam để nhằm bảo đảm hoạt động của các doanh nghiệp này cũng như bảo vệ quyền lợi của các chủ thể có liên quan. Cùng tìm hiểu về tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Mục lục bài viết
1. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam là gì?
Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được pháp luật nước ta quy định là một loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật chứng khoán năm 2019 và
Như vậy, ta nhận thấy, theo quy định của pháp luật thì Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam là một doanh nghiệp. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật của Luật chứng khoán và
Pháp luật cũng quy định rằng Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, giải thể, mô hình hoạt động, hình thức sở hữu, chức năng, quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chịu sự quản lý và giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có những chức năng chính đó là: tổ chức thực hiện đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán; giám sát hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật chứng khoán; các chức năng khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Cũng theo quy định của pháp luật thì tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có những nhiệm vụ chính sau đây: Ban hành các quy chế về đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán, quy chế thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và các quy chế nghiệp vụ khác sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận; xây dựng quy trình hoạt động và quản lý rủi ro cho từng nghiệp vụ;
2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam:
Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được quy định cụ thể như sau:
– Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định của Luật này, Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Cũng theo quy định của pháp luật thì chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính phê chuẩn hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và ý kiến của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
– Quyền và nhiệm vụ của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Ban kiểm soát (Kiểm soát viên) sẽ được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và Điều lệ Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
3. Quy định về thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam:
3.1. Thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam:
Theo Khoản 1 Điều 56 Luật chứng khoán 2019 quy định thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam bao gồm thành viên lưu ký và thành viên bù trừ. Trong đó:
– Thành viên lưu ký được hiểu là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán và được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên lưu ký;
– Còn thành viên bù trừ được hiểu là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán và được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên bù trừ.
3.2. Quyền và nghĩa vụ của thành viên lưu ký:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thành viên lưu ký phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ sau đây:
– Theo quy định của pháp luật hiện hành thì quyền của thành viên lưu ký được pháp luật quy định như sau:
+ Thành viên lưu ký có quyền cung cấp dịch vụ lưu ký và thanh toán giao dịch chứng khoán cho khách hàng.
+ Thành viên lưu ký có quyền khác theo quy định của pháp luật và quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
– Theo quy định của pháp luật hiện hành thì nghĩa vụ của thành viên lưu ký được quy định như sau:
+ Thành viên lưu ký có nghĩa vụ phải tuân thủ nghĩa vụ quy định tại các điểm b, d, đ, g, h, i, l và m khoản 2 Điều 55 của Luật chứng khoán năm 2019.
+ Thành viên lưu ký có nghĩa vụ bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động lưu ký và thanh toán chứng khoán.
+ Thành viên lưu ký có nghĩa vụ đóng góp quỹ hỗ trợ thanh toán theo quy định của pháp luật.
+ Thành viên lưu ký có nghĩa vụ quản lý tách biệt tài sản của khách hàng, tài sản của khách hàng với tài sản của thành viên lưu ký; ghi nhận chính xác, kịp thời tài sản, các quyền tài sản và các lợi ích có liên quan đến tài sản nhận lưu ký của khách hàng.
+ Thành viên lưu ký có nghĩa vụ duy trì các điều kiện đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán.
+ Thành viên lưu ký có nghĩa vụ tuân thủ nghĩa vụ báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
3.3. Quyền và nghĩa vụ của thành viên bù trừ:
Theo khoản 4 và khoản 5 Điều 56 Luật chứng khoán 2019 thì thành viên bù trừ có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
– Theo quy định của pháp luật hiện hành thì quyền của thành viên bù trừ được quy định như sau:
+ Thành viên bù trừ có quyền thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh và các chứng khoán khác. Thành viên bù trừ là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh cho chính ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
+ Thành viên bù trừ có quyền yêu cầu nhà đầu tư đóng góp đầy đủ, kịp thời các khoản ký quỹ giao dịch; sử dụng tài sản ký quỹ của nhà đầu tư để thực hiện nghĩa vụ ký quỹ với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
+ Thành viên bù trừ có quyền thực hiện việc đóng vị thế, thanh lý vị thế bắt buộc đối với các vị thế mở của nhà đầu tư; sử dụng tài sản ký quỹ của nhà đầu tư để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán đối với các vị thế mở của nhà đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư mất khả năng thanh toán.
+ Thành viên bù trừ có quyền khác theo quy định của pháp luật và quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
– Theo quy định của pháp luật hiện hành thì nghĩa vụ của thành viên bù trừ được quy định như sau:
+ Thành viên bù trừ có nghĩa vụ ký quỹ đầy đủ, kịp thời cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; đóng góp vào quỹ bù trừ và trích lập quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.
+ Thành viên bù trừ có nghĩa vụ thiết lập và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro trong từng nghiệp vụ; quản lý tách biệt tài sản, vị thế giao dịch của nhà đầu tư.
+ Thành viên bù trừ có nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Cũng cần lưu ý rằng, Chính phủ quy định chi tiết đối với việc cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cũng như điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục trở thành thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Như vậy, ta nhận thấy, pháp luật đã đưa ra những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Các chủ thể là thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam sẽ cần phải tuân thủ đầy đủ các quy định được nêu trên để đảm bảo quyền lợi của chính mình cũng như thực hiện đúng các nghĩa vụ được pháp luật Việt Nam quy định nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của các chủ thể có liên quan và bảo đảm hoạt động quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.