TON, TIN là gì? Mục đích sử dụng đất tôn giáo, tín ngưỡng? Quy định về việc sử dụng đất của đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng? Hình thức sử dụng đất cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo?
Mục lục bài viết
1. TON, TIN là gì?
Theo quy định của pháp luật của nước ta về lĩnh vực đất đai thì hiện nay pháp luật căn cứ vào mục đích sử dụng đất, đất đai ở nước ta sẽ được phân loại thành 03 nhóm đất chính, bao gồm nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và cả nhóm đất chưa sử dụng, cụ thể như sau:
– Nhóm đất nông nghiệp, bao gồm có các loại đất sau:
+ Đất trồng cây hàng năm;
+ Đất trồng cây lâu năm;
+ Đất rừng sản xuất;
+ Đất rừng phòng hộ;
+ Đất rừng đặc dụng;
+ Đất nuôi trồng thủy sản;
+ Đất làm muối;
+ Đất nông nghiệp khác.
– Nhóm đất phi nông nghiệp, bao gồm có các loại đất sau:
+ Đất ở;
+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
+ Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
+ Đất xây dựng công trình sự nghiệp;
+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp;
+ Đất sử dụng vào mục đích công cộng;
+ Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
+ Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
+ Đất phi nông nghiệp khác;
– Nhóm đất chưa sử dụng: bao gồm những loại đất mà chưa thực hiện xác định mục đích sử dụng.
Thêm nữa, ở Phụ lục số 01 của Thông tư 27/2018/TT-BTNMT thống kê, kiểm kê đất đai, có quy định về giải thích cách xác định các loại đất, các loại đối tượng sử dụng đất, các loại đối tượng quản lý đất, tại Phần I của phụ lục này có quy định như sau:
“Đất cơ sở tôn giáo – TON”
“Đất cơ sở tín ngưỡng – TIN”
Qua các quy định pháp luật trên, ta thấy các quy định của pháp luật về đất đai quy định đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng là một trong những loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Đất cơ sở tôn giáo được ký hiệu là TON, và đất cơ sở tín ngưỡng được ký hiệu là TIN.
Như vậy, đất TON là đất cơ sở tôn giáo và đất TIN là đất cơ sở tín ngưỡng.
2. Mục đích sử dụng đất tôn giáo, tín ngưỡng:
2.1. Mục đích sử dụng đất tôn giáo:
Đất cơ sở tôn giáo chính là đất có những công trình tôn giáo bao gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo; đất trụ sở của các tổ chức tôn giáo và những cơ sở khác của tôn giáo mà đã được Nhà nước cho phép hoạt động.
Trường hợp đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng có cả rừng cây, có vườn cây lâu năm, có đất trồng cây hàng năm, có hồ nước gắn liền với những công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo thì sẽ chỉ thống kê loại đất cơ sở tôn giáo theo đúng quyết định giao đất, cho phép được chuyển mục đích sử dụng đất, giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất mà đã cấp; diện tích còn lại sẽ phải thống kê vào loại đất theo đúng giấy tờ về quyền sử dụng đất đã cấp; trường hợp là đất do các cơ sở tôn giáo đang sử dụng nhưng chưa được công nhận quyền sử dụng đất thì phần diện tích rừng cây, phần diện tích vườn cây lâu năm, phần diện tích đất trồng cây hàng năm, phần diện tích hồ nước có mục đích sản xuất nông nghiệp, phần diện tích lâm nghiệp, phần diện tích nuôi trồng thủy sản sẽ được thống kê vào loại đất theo đúng hiện trạng mà đang sử dụng (là đất trồng cây lâu năm, là đất trồng lúa, là đất trồng cây hàng năm khác,…).
Như vậy, mục đích sử dụng đất của đất tôn giáo đó chính là phần diện tích đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, hay thuộc thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, thuộc tu viện, hoặc đất dùng để xây dựng các trường đào tạo riêng của tôn giáo, các trụ sở của tổ chức tôn giáo, những cơ sở khác của tôn giáo mà đã được Nhà nước cho phép hoạt động theo quy định.
2.2. Mục đích sử dụng đất tín ngưỡng:
Đất cơ sở tín ngưỡng chính là đất mà có các công trình tín ngưỡng bao gồm là đình, là đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.
Thông qua giải thích này về đất cơ sở tín ngưỡng thì cũng đã lột tả luôn được về mục đích sử dụng của loại đất này là gì. Như vậy mục đích sử dụng đất của loại đất tín ngưỡng đó chính là để xây dựng các công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ của cộng đồng dân cư.
3. Quy định về việc sử dụng đất của đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng:
Tại Điều 159 Luật Đất đai 2013 quy định về việc sử dụng đất cơ sở tôn giáo thì đất cơ sở tôn giáo sẽ do chính Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước ta, căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện phê duyệt quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo.
Còn đối với đất cơ sở tín ngưỡng, tại Điều 160 Luật Đất đai 2013 quy định việc sử dụng đất tín ngưỡng sẽ phải đúng mục đích, phải phù hợp với những quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phải phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị, phải phù hợp với quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn mà đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện phê duyệt. Việc xây dựng, mở rộng những công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường hay nhà thờ họ của cộng đồng sẽ phải được phép của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Hình thức sử dụng đất cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo:
4.1. Đối với loại đất cơ sở tôn giáo:
Tại Điều 28
+ Tổng diện tích đất mà đang sử dụng;
+ Diện tích đất của cơ sở tôn giáo phân theo từng nguồn gốc: như được chính các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao; được nhận chuyển nhượng; được nhận tặng cho; được mượn của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; được tự tạo lập; từ nguồn gốc khác;
+ Diện tích đất mà các cơ sở tôn giáo đã cho các tổ chức, các hộ gia đình, các cá nhân mượn, ở nhờ, thuê;
+ Diện tích đất mà đã bị người khác lấn, chiếm.
Đất cơ sở tôn giáo là một trong những loại đất có thời hạn sử dụng lâu dài.
4.2. Đối với loại đất cơ sở tín ngưỡng:
Tại khoản 5 Điều 100 Luật Đất đai 2013 có quy định về những trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cộng đồng dân cư mà đang sử dụng đất có các công trình là đình, là đền, là miếu, là am, là từ đường, là nhà thờ họ và đất đó phải không có tranh chấp, đã được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mà có đất thực hiện xác nhận đó là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì sẽ được nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất.
Như vậy, đất cơ sở tín ngưỡng vẫn được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như những loại đất khác.
Trừ trường hợp là đất cơ sở tín ngưỡng đã được nhà nước giao cho cộng đồng dân cư do người đại diện cho cộng đồng dân cư là người phải chịu trách nhiệm đối với đất đã được giao cho cộng đồng dân cư quản lý thì sẽ không được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Đất đai 2013;
– Thông tư 27/2018/TT-BTNMT thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
–