Tội vô ý làm chết người: Cấu thành tội phạm, mức phạt tù là bao nhiêu? Vô ý làm chết người mức hình phạt cao nhất là bao nhiêu năm tù.
Quyền sống của con người luôn là quyền thiêng liêng và được coi trọng nhất. Quyền sống của con người là quyền đươc Hiến pháp Việt Nam ghi nhận đầu tiên trong các loại quyền của công dân. Quyền sống và tính mạng của con người luôn được pháp luật, Nhà nước đảm bảo bằng nhiều biện pháp bởi nếu như quyền sống của con người bị xâm phạm dẫn tới nhiều mối quan hệ xã hội liên quan sẽ bị đảo lộn, xã hội mất trật tự. Nhận biết được sự quan trọng đó, thời gian qua Nhà nước luôn chú trọng đến việc hạn chế và xử lý đến những tội phạm xâm phạm đến tính mạng và sức khỏe con người.
Trong đó, đối với các hành vi vô ý gây chết người mặc dù người có hành vi gây thiệt hại đến tính mạng không có động cơ hay mục đích làm chết người nhưng vì hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng của người khác nên pháp luật hình sự vẫn truy cứu trách nhiệm của những hành vi này. Tại Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội vô ý gây chết người tại điều 128 quy định về cấu thành tội phạm và các mức hình phạt đối với tội này
Luật sư
Thứ nhất về mặt khách quan của tội vô ý làm chết người theo quy định của pháp luật
Về mặt khách quan của tội phạm tội vô ý làm chết người thể hiện ở việc người có hành vi vô ý làm chết người là người có hành vi vi phạm các quy định , các nguyên tắc an toàn trong công việc để đảm bảo về tính mạng con người. Người phạm tội do chủ quan, cẩu thả hay quá tự tin về hành vi của mình sẽ không gây ra hậu quả gì, hoặc nếu xảy ra nhưng sẽ ngăn chặn được mặc dù đã nhìn thấy hậu quả đó có thể xảy ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của người khác.
Mặt khách quan của tội vô ý làm chết người được thể hiện dưới hai hình thức là dưới dạng thực hiện hành vi nhưng hành vi đó quá chủ quan, cẩu thả trong quá trình làm việc hoặc người phạm tội do quá tự tin là hậu quả sẽ không xảy ra, và dưới dạng không hành động là việc người phạm tội không thực hiện những việc, nghĩa vụ đáng ra họ phải làm để tránh thiệt hại xảy ra dẫn tới hậu quả chết người.
Ví dụ: Chị Hoàng Anh là y tá của Bệnh viện Phụ sản Trung ương khi thực hiện nhiệm vụ cấp phát thuốc cho bệnh nhân, do chủ quan nên đã cấp phát thuốc cho bệnh nhân mà không tiến hành kiểm tra các loại thuốc đã được kê trong toa thuốc dẫn tới việc đưa nhầm thuốc cho bệnh nhân uống và bệnh nhân chết. Từ hành vi cẩu thả, chủ quan của chị Hoàng Anh đã gây ra hậu quả chết người bằng hành vi vô ý của mình.
Về hậu quả của tội vô ý làm chết người theo quy định của pháp luật thì hậu quả của tội này là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Hậu quả của hành vi vô ý gây chết người là thiệt hại về tính mạng con người, ngoài yếu tố hậu quả của tội phạm là làm chét người ra thì quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm cũng là một trong những yếu tố bắt buộc. Tức là hậu quả xảy ra là do hành vi của người phạm tội thực hiện và người có hành vi vi phạm tội cũng chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người nếu hành vi của họ gây ra hậu quả này. Hành vi và hậu quả phải có mối quan hệ nhân quả với nhau.
Thứ hai, về mặt chủ quan của tội vô ý gây chết người theo quy định của pháp luật
Người nào có hành vi gây ra hậu quả chết người trong tội vô ý gây chết người quy định tại Bộ luật hình sự thì về ý thức không có động cơ và mục đích gây ra hậu quả chết người từ trước. Đây là dấu hiệu để phân biệt tội vô ý gây chết người và tội giết người theo quy định của pháp luật hình sự. Người phạm tội vô ý làm chết người thực hiện hành vi với lỗi vô ý, tức là người này đã nhìn thấy trước hậu quả gây nguy hiểm cho tính mạng con người, nguy hại cho xã hội nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi hoặc không thực hiện hành vi để mặc hậu quả xảy ra. Đối với tội vô ý làm chết người thì có hai hình thức lỗi đó là vô ý gây chết người vì cẩu thả và vô ý gây chết người vì quá tự tin trong quá trình thực hiện hành vi của mình.
Thứ ba, về chủ thể của tội vô ý gây chết người theo quy định của pháp luật
Chủ thể thực hiện tội phạm vô ý gây chết người bị truy cứu trách nhiệm hình sự không phải là chủ thể đặc biệt mà là chủ thể thường. Theo đó bất kỳ người nào có đủ tuổi theo quy định của pháp luật hình sự theo quy định của điều 12
Thứ tư về mặt khách thể của tội vô ý gây chết người theo quy định của pháp luật.
Khách thể của tội phạm là những mối quan hệ mà hành vi tội phạm tác động đến. Khách thể của tội vô ý gây chết người là xâm phạm nghiêm trọng đến quyền công dân, quyền con người, là quan hệ nhân thân của con người cụ thể là tính mạng của con người, quyền được sống của mỗi công dân.
Vấn đề thứ hai về các mức hình phạt của tội vô ý làm chết người theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành.
Quy định về các mức hình phạt tù của tội vô ý làm chết người được quy định cụ thể tại Điều 128 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
Khung hình phạt thứ nhất quy định ở khoản 1 Điều 128 Bộ luật hình sự 2015 quy định về khung hình phạt cơ bản đối với hành vi vô ý gây chết người. Theo đó đối với những người nào có hành vi vô ý dẫn tới hậu quả là thiệt hại chết người thì sẽ bị truy cứu ở các mức phạt từ cải tạo không giam giữ với thời gian tối đa là 3 năm và mức phạt tù từ 1 năm đến 5 năm tù. Với hành vi vô ý gây chết người ở khoản 1 mức phạt tù ở mức 1 năm đến 5 năm vì bản chất của tội phạm này xuất phát từ những hành vi vô ý, không có chủ định gây ra hậu quả chết người từ trước khi thực hiện hoặc không thực hiện hành vi.
Khung hình phạt thứ hai được quy định tại khoản 2 Điều 128 Bộ luật hình sự 2015 quy định về khung hình phạt đối với hành vi vô ý làm chết người với 2 người trở lên. Việc vô ý gây chết người từ 2 người trở lên là việc để cho hậu quả xảy ra ở mức nghiêm trọng hơn rất nhiều nên mức hình phạt tù được áp dụng cũng sẽ cao hơn. Theo đó người nào có hành vi vô ý gây chết người thì mức phạt tù được áp dụng là từ 3 năm đến 10 năm tù giam.
Như vậy, mặc dù việc gây ra hậu quả chết người không xuất phát từ mục đích, động cơ có sẵn nhưng hậu quả của hành vi này liên quan đến tính mạng của con người nên dù là hành vi vô ý vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Mặc dù mức khung hình phạt tù vẫn đang dừng ở tội phạm nghiêm trọng nhưng đó cũng là khung hình phạt để con người không vì những hành vi chủ quan, cẩu thả của mình mà gây ra hậu quả đáng tiếc cho người khác.
Mục lục bài viết
- 1 1. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
- 2 2. Tội vô ý làm chết người theo quy định Bộ luật hình sự 2015
- 3 3. Thế nào là vô ý làm chết người?
- 4 4. Đặc điểm pháp lý tội vô ý làm chết người
- 5 5. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vô ý làm chết người
1. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
1. Căn cứ pháp lý
Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính tội Điều 99 Bộ luật hình sự
2. Dấu hiệu tội phạm
2.1 Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính trước hết phải đảm bảo các yếu tố cần và đủ như: độ tuổi, năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các Điều 12, 13 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, đối với tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của tội phạm này.
Chủ thể của tội phạm này có thể là bất kì ai.
2.2 Mặt khách thể của tội phạm.
Khách thể của tội phạm là tính mạng của công dân, đây là quyền cơ bản của mỗi công dân.
Đối tượng tác động của tội phạm này chính là bản thân mỗi công dân, quyền được sống của mỗi công dân.
2.3 Mặt khách quan của tội phạm.
* Hành vi khách quan.
– Hành vi khách quan được thực hiện bằng một trong hai loại hành vi sau:
Hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp. Đó là hành vi do không quy định các quy tắc nhất định mà nghề nghiệp buộc phải yêu cầu gây ra hậu quả chết người.
Ví dụ: A là thợ điện mắc dây điện trần không đúng độ cao quy định, B đụng phải, B chết. Hoặc A là y tá của bệnh viện Trung ương Huế, khi phát thuốc cho bệnh nhân do cẩu thả không kiểm tra thuốc nên đã đưa nhầm thuốc cho bệnh nhân uống và bệnh nhân chết.
– Hành vi phạm quy tắc hành chính.
Ví dụ: chặt cây công cộng trái với quy định của cơ quan có thẩm quyền, làm gẫy cành cây, đứt dây dẫn điện, gây chết người qua đường…
*Hậu quả
Hậu quả là yếu tố bắt buộc của tội phạm này, hậu quả chết người phải xảy ra, giữa hành vi và hậu quả có mối quan hệ mật thiết với nhau, hậu quả chết người phải do nguyên nhân vi phạm các quy tắc trên của người thực hiện tội phạm.
2.4 Mặt chủ quan của tội phạm.
Lỗi của người phạm tội phải là lỗi vô ý, theo quy định của pháp luật thì được hiểu dưới 2 dạng lỗi là lỗi vô ý do quá tự tin và vô ý do cẩu thả.
Lỗi vô ý do quá tự tin thể hiện ở việc người phạm tội biết hành vi của mình là nguy hiểm nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được, nhưng hậu quả vẫn xảy ra.
Lỗi vô ý do cẩu thả là việc người phạm tội vì cẩu thả mà không thấy trước được khả năng gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước.
3. Về hình phạt:
Khung cao nhất của hình phạt là có thể phạt tù đến 12 năm.
Tội này về cơ bản được hiểu như là một trường hợp đặc biệt của Tội vô ý làm chết người (Điều 98) nhưng do đây là những quy tắc mang tính chất nghề nghiệp và tính chất hành chính đối với người phạm tội, Người phạm tội luôn nhận thức được rõ các quy tắc này nên trách nhiệm xử lý sẽ cao hơn việc Vô ý phạm tội được quy định tại Điều 98.
2. Tội vô ý làm chết người theo quy định Bộ luật hình sự 2015
Tội vô ý làm chết người được quy định tại Điều 98 “Bộ luật hình sự năm 2015”, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (Bộ luật hình sự).
Người bị coi là phạm tội này khi có hành vi vi phạm quy tắc an toàn nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe cho con người. Những quy tắc đó thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể đã được quy phạm hóa hoặc có thể chỉ là những quy tắc xử sự xã hội thông thường đã trở thành tập quán sinh hoạt, mọi người đều biết và thừa nhận.
Cần lưu ý, những hành vi vi phạm những quy tắc an toàn thuộc một số lĩnh vưc cụ thể đã được quy định ở những điều luật riêng, nên không còn là hành vi khách quan của tội vô ý làm chết người, mà là hành vi khách quan của tôi phạm khác. Ví dụ: hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông (Điều 202, Điều 203, Điều 204 Bộ luật hình sự…), hành vi vi phạm quy tắc an toàn lao động (Điều 227 Bộ luật hình sự),…
Hành vi vi phạm nói trên phải đã gây ra hậu quả chết người và người có hành vi vi phạm chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả chết người đã xảy ra, nếu do hành vi vi phạm của họ nên đã gây ra hậu quả này.
Lỗi của người phạm tội là lỗi vô ý. Có thể là lỗi vô ý vì quá tự tin hoặc lỗi vô ý vì cẩu thả. Trong trường hợp vô ý do quá tự tin, người phạm tội đã nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, có thể gây ra hậu quả chết người, nhưng quá tự tin là hậu quả đó đã không xảy ra, nhưng thực tế hậu quả đó đã xảy ra. Trong trường hợp vô ý do cẩu thả, người phạm tội không thấy trước hậu quả chết người mà hành vi của mình đã gây ra mặc dù với địa vị cụ thể của mình, họ phải thấy trước và có đủ điều kiện thấy trước hậu quả đó.
Tội phạm này đã xâm phạm tới quyền được sống, được tôn trọng và bảo vệ tính mạng.
Vô ý làm chết người được coi là tội phạm nghiêm trọng, với mức hình phạt (cơ bản) từ 06 tháng đến 05 năm. Nếu làm chết nhiều người thì bị coi là tội phạm rất nghiêm trọng và người phạm tội phải chịu hình phạt từ 03 năm đến 10 năm.
Người phạm tội phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Tuy nhiên người từ đủ 16 tuổi tới dưới 18 tuổi phạm tội này có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu gây hậu quả làm chết 01 người, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.
3. Thế nào là vô ý làm chết người?
Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính được quy định tại điều 99 Bộ luật hình sự. Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin cung cấp các quy định của pháp luật liên quan đến tội phạm này cho quý khách hàng quan tâm.
Điều 99 Bộ luật hình sự quy định:
“1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.
2. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.
Cũng như các tội phạm khác, cấu thành tội phạm của tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính tội gồm: chủ thể của tội phạm, mặt khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm.
1. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính trước hết phải đảm bảo các yếu tố cần và đủ như: độ tuổi, năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các Điều 12, 13 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, đối với tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của tội phạm này.
Chủ thể của tội phạm này có thể là bất kì ai.
2.Mặt khách thể của tội phạm.
Khách thể của tội phạm là tính mạng của công dân, đây là quyền cơ bản của mỗi công dân.
Đối tượng tác động của tội phạm này chính là bản thân mỗi công dân, quyền được sống của mỗi công dân.
3. Mặt khách quan của tội phạm.
* Hành vi khách quan.
– Hành vi khách quan được thực hiện bằng một trong hai loại hành vi sau:
Hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp. Đó là hành vi do không quy định các quy tắc nhất định mà nghề nghiệp buộc phải yêu cầu gây ra hậu quả chết người.
Ví dụ: A là thợ điện mắc dây điện trần không đúng độ cao quy định, B đụng phải, B chết. Hoặc A là y tá của bệnh viện Trung ương Huế, khi phát thuốc cho bệnh nhân do cẩu thả không kiểm tra thuốc nên đã đưa nhầm thuốc cho bệnh nhân uống và bệnh nhân chết.
– Hành vi phạm quy tắc hành chính.
Ví dụ: chặt cây công cộng trái với quy định của cơ quan có thẩm quyền, làm gẫy cành cây, đứt dây dẫn điện, gây chết người qua đường…
*Hậu quả
Hậu quả là yếu tố bắt buộc của tội phạm này, hậu quả chết người phải xảy ra, giữa hành vi và hậu quả có mối quan hệ mật thiết với nhau, hậu quả chết người phải do nguyên nhân vi phạm các quy tắc trên của người thực hiện tội phạm.
4. Mặt chủ quan của tội phạm.
Lỗi của người phạm tội phải là lỗi vô ý, theo quy định của pháp luật thì được hiểu dưới 2 dạng lỗi là lỗi vô ý do quá tự tin và vô ý do cẩu thả.
Lỗi vô ý do quá tự tin thể hiện ở việc người phạm tội biết hành vi của mình là nguy hiểm nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được, nhưng hậu quả vẫn xảy ra.
Lỗi vô ý do cẩu thả là việc người phạm tội vì cẩu thả mà không thấy trước được khả năng gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước.
5. Về hình phạt:
Khung cao nhất của hình phạt là có thể phạt tù đến 12 năm.
Tội này về cơ bản được hiểu như là một trường hợp đặc biệt của Tội vô ý làm chết người (Điều 98) nhưng do đây là những quy tắc mang tính chất nghề nghiệp và tính chất hành chính đối với người phạm tội, Người phạm tội luôn nhận thức được rõ các quy tắc này nên trách nhiệm xử lý sẽ cao hơn việc Vô ý phạm tội được quy định tại Điều 98.
4. Đặc điểm pháp lý tội vô ý làm chết người
Theo Điều 98 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi năm 2009 quy định về Tội vô ý làm chết người:
“1. Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm”.
Khách thể tội vô ý làm chết người là quyền được sống của con người.
Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi vô ý làm chết người. Người phạm tội không mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả chết người xảy ra nhưng họ đã vô ý thực hiện một hành vi làm chết người. Hậu quả chết người xảy ra, buộc phải làm rõ quan hệ nhân quả, phải chứng minh được chính hành vi vô ý của chủ thể là nguyên nhân làm chết người.
Mặt chủ quan: tội phạm được thực hiện do vô ý vì cẩu thả hoặc vì quá tự tin.
Chủ thế tội phạm là bất kì người nào đủ năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi từ 16 tuổi trở lên.
Bị xử phạt theo theo khoản 1 Điều 98 Bộ luật hình sự là tù từ sáu tháng đến năm năm, khoản 2 phạt tù từ ba năm đến mười năm.
5. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vô ý làm chết người
Tóm tắt câu hỏi:
A và B đứng đợi xe, khi xe tới cua gấp và lao vào thẳng hai người, thấy nguy hiểm có thể tới, A theo phản xạ nhảy tránh ra, đồng thời đẩy B theo. Khi ấy xe cũng kịp thời dừng chỗ đón khách. Nhưng hành động đẩy B theo của A đã vô tình gây tổn hại cho B, dẫn tới B tử vong. Với mục đích cứu người nhưng đã gây ra hậu quả nghiêm trọng. Ở đây A có thuộc trường hợp tình thế cấp thiết không? Hay A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người; tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khẻo cho người khác. Kính mong luật sư tư vấn giúp!
Luật sư tư vấn:
Điều 16 “Bộ luật hình sự 2015” quy định tình thế cấp thiết như sau:
“1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.
2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Như vậy, để được coi là tình thế cấp thiết thì phải đảm bảo các yếu tố sau:
– Có sự nguy hiểm đang đe dọa gây ra thiệt hại ngay tức khắc: sự nguy hiểm đang đe dọa gây ra thiệt hại có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau và phải diễn ra ngay tức khắc; nếu sự nguy hiểm đó chưa xảy ra hoặc đã kết thúc thì không được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết.
– Sự nguy hiểm đang đe dọa phải là sự nguy hiểm thực tế.
– Việc gây thiệt hại để tránh một thiệt hại khác là sự lựa chọn duy nhất.
– Thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại muốn tránh: thiệt hại do người có hành vi trong tình thế chấp thiết phải là thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại muốn tránh; việc xem xét đánh giá để so sánh mức độ thiệt hại cần phải xem xét một cách khách quan và toàn diện.
Luật sư tư vấn tội vô ý làm chết người qua tổng đài:1900.6568
Theo thông tin bạn cung cấp, A và B đứng đợi xe, khi xe tới cua gấp và lao thẳng vào A và B, thấy nguy hiểm có thể tới, A theo phản xạ nhảy tránh đồng thời đẩy B, nhằm mục đích tránh gây thiệt hại tính mạng, sức khỏe cho B, nhưng trên thực tế lại gây thiệt hại cho B dẫn đến B tử vong; thiệt hại ở đây là thiệt hại về tính mạng, bằng hoặc lớn hơn thiệt hại ban đầu mà A muốn tránh, vì vậy, trong trường hợp này, A phải chịu trách nhiệm hình sự Tội vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 98 “Bộ luật hình sự 2015”:
“1. Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.”