Tội vi phạm về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh là gì? Tội vi phạm về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh tiếng Anh là gì? Quy định của Bộ luật hình sự về Tội vi phạm về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh? Dấu hiệu pháp lý? Hình phạt?
Ở Việt Nam, đến nay đã có 2.795 di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh được xếp hạng. Bên cạnh đó là hàng vạn di tích khác trải khắp vùng, miền đất nước và gắn bó chặt chẽ với cuộc sống cộng đồng. Những năm gần đây, bảo tồn di tích nhận được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước cũng như toàn xã hội và thật sự tham gia tích cực vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn không ít các hành vi vi phạm về bảo vệ, sử dụng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh dẫn đến phải bị xử lý hình sự. Bài viết tìm hiểu Tội vi phạm về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh là gì và quy định của Bộ luật hình sự đối với tội phạm này.
Cơ sở pháp lý:
–
–
1. Tội vi phạm về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh là gì?
Di tích lịch sử – văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Một số di tích lịch sử – văn hóa có thể kể đến như: Chiến khu Tân Trào. Chiến khu Tân Trào là khu di tích lịch sử của cách mạng Việt Nam thời kỳ Cách mạng tháng Tám; chùa Phổ Minh; chùa Thầy; Cố đô Hoa Lư; Dinh Độc Lập; Đền Hùng; Đền Ngọc Sơn; Đền Phù Đổng….
Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học như Vịnh Hạ Long, vườn Quốc gia Cúc Phương, Động Phong Nha- Kẻ Bàng…
Tội vi phạm về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, xâm phạm tới trật tự quản lý của Nhà nước đối với các di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.
2. Tội vi phạm về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh tiếng Anh là gì?
Tội vi phạm về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh trong tiếng Anh là “Offences against regulations on protection and use of historic – cultural sites or famous landscapes that lead to serious consequences”.
3. Quy định của Bộ luật hình sự về Tội vi phạm về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh
Tội vi phạm về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh được quy định tại Điều 345
“Điều 345. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh, gây hư hại di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp tỉnh hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội trong trường hợp gây hư hại di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên hoặc hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia hoặc cấp quốc gia đặc biệt, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.”
4. Dấu hiệu pháp lý
Khách thể của tội phạm
Tội vi phạm về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh xâm phạm trật tự quản lý của nhà nước đối với các di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi vi phạm các định về bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh thuộc một trong các trường hợp:
– Gây hư hại di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh có giá trị 100.000.000 đồng trở lên;
– Hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp tỉnh;
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Bị coi là đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, nếu trước đó đã bị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn thực hiện hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh.
Bị coi là đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi n nếu người đó đã bị
Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý.
Tôi phạm được thực hiện với lỗi cố ý trong trường hợp mặt khách quan của tội phạm chỉ có dấu hiệu hành vi nguy hiểm. Người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình nhưng vẫn thực hiện hành vi đó.
Tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý trong trường hợp mặt khách quan của tội phạm có dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho xã hội (gây hư hại di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh có giá trị 100.000.000 đồng trở lên; hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp tỉnh). Người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó nhưng cho rằng hậu quả nguy hiểm cho xã hội không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hoặc không thấy trước hậu quả đó nhưng phải thấy trước và có thể thấy trước nếu có sự chú ý cần thiết.
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
5. Hình phạt
Khung hình phạt tại khoản 1
Người phạm tội bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Trong đó, cải tạo không giam giữ là hình phạt không bắt buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội, mà được giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội giám sát, giáo dục, còn hình phạt tù là hình phạt buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội và chịu sự giám sát, giáo dục, quản lý của cơ sở giam giữ.
Khung hình phạt tại khoản 2
Phạm tội trong trường hợp gây hư hại di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên hoặc hủy hoại, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia hoặc cấp quốc gia đặc biệt, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Trong đó, di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia. Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin quyết định xếp hạn di tích quốc gia. Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; quyết định việc đề nghị tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc xem xét đưa di tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục di sản thế giới.
Có thể nói, vấn đề xâm hại di tích hiện nay diễn ra muôn hình vạn trạng, do nhiều nguyên nhân như nhận thức hạn chế, do buông lỏng quản lý, do trục lợi…Chính vì vậy, nếu không có biện pháp mạnh thì e rằng sự hủy hoại di tích dưới danh nghĩa trùng tu, tôn tạo sẽ xóa sổ nhiều di tích, nhiều viên ngọc quý nhuốm màu thời gian, ghi dấu tài năng, tâm hồn và trí tuệ của cha ông ta, làm nên bản sắc văn hóa dân tộc sẽ biến mất vĩnh viễn.
Như vậy, Bộ luật Hình sự đã dự liệu những tội phạm xâm hại di tích – văn hóa, danh lam thắng cảnh và quy định tội danh, hình phạt chặt chẽ. Do đó, đã đến lúc phải khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh các đối tượng xâm hại di tích để tăng tính răn đe, ngăn ngừa. Những người có trách nhiệm quản lý di tích – văn hóa, danh lam thắng cảnh ở các địa phương để xảy ra những vụ xâm hại di tích nghiêm trọng cũng cần xem xét xử lý nghiêm minh.