Tội vi phạm quy định về bảo vệ là gì? Tội vi phạm quy định về bảo vệ tên tiếng Anh là gì? Quy định của pháp luật về tội vi phạm quy định về bảo vệ?
Tội vi phạm quy định về bảo vệ là một tội danh được quy định tại
Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật hình sự 2015
1. Tội vi phạm quy định về bảo vệ là gì?
Tội vi phạm quy định về bảo vệ là hành vi chấp hành không nghiêm chỉnh các quy định về tuần tra, canh gác, áp tải, hộ tống trong quân đội nhân dân, gây hậu quả nghiêm trọng, đến mức phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Tội vi phạm quy định về bảo vệ tên tiếng Anh là gì?
Tội vi phạm quy định về bảo vệ tên tiếng Anh là: “Offences against regulations of law on protection“.
3. Quy định của pháp luật về tội vi phạm quy định về bảo vệ
Tội vi phạm quy định về bảo vệ được quy định tại Điều 410 Bộ luật hình sự 2015, cụ thể:
“Điều 410. Tội vi phạm quy định về bảo vệ
1. Người nào không chấp hành nghiêm chỉnh quy định về tuần tra, canh gác, áp tải, hộ tổng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:
a) Làm người được bảo vệ, hộ tổng bị tổn thương cơ thể;
b) Làm hư hỏng phương tiện kỹ thuật, thiết bị quân sự;
c) Làm thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm người được bảo vệ, hộ tổng chết;
b) Làm mất phương tiện kỹ thuật, thiết bị quân sự;
c) Trong chiến đấu;
d) Trong khu vực có chiến sự;
đ) Lôi kéo người khác phạm tội;
e) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.”
(“Article 410. Offences against regulations of law on protection
1. Any person who fails to strictly comply with regulations on patrol, guard, escort in any of the following cases shall face a penalty of up to 03 years’ community sentence or 06 – 60 months’ imprisonment:
a) The guarded or escorted person is injured;
b) The offence results in damage of military equipment;
c) The offence results in property damage of from VND 100,000,000 to VND 500,000,000;
d) The offence results in very serious consequences.
2. This offence committed in any of the following cases shall carry a penalty of 03 – 07 years’ imprisonment:
a) The offence results in the death of the guarded or escorted person; b) The offence results in loss of military equipment;
c) The offence is committed in battle;
dd) The offence is committed in a warzone;
dd) The offender persuades another person to commit the offence;
e) The offence results in very serious consequences or extremely serious consequences. “
Dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về bảo vệ
Mặt khách thể:
– Khách thể của tội vi phạm quy định về bảo vệ: Tội vi phạm các quy định về bảo vệ xâm phạm vào chế độ quy định và kỷ luật trong hoạt động tuần tra, canh gác, áp tải và hộ tống của quân đội nhân dân Việt Nam. Trong đó, tuần tra, canh gác là hoạt động bảo vệ mục tiêu được giao, bảo vệ tính mạng, trang bị, tài sản, duy trì kỷ luật, trật tự ra vào những mục tiêu đó. Áp tải là biện pháp giám sát được áp dụng khi vận chuyển hàng hóa, tài sản, dẫn giải người đang phải chịu các biện pháp cưỡng chế. Hộ tống là biện pháp bảo vệ những đổi tượng trên đường di chuyển đến một địa điểm nào đó đã định sẵn.
Mặt khách quan:
– Mặt khách quan của tội phạm thể hiện bằng hành vi chấp hành không nghiêm túc, không đầy đủ các quy định về tuần tra, canh gác, áp tải, hộ tống. Trong đó, chấp hành không nghiêm chỉnh là chấp hành một cách chậm trễ, tùy tiện, không đúng các quy định về tuần tra, canh gác, áp tải, hộ tống trong quân đội nhân dân.
– Hậu quả nghiêm trọng do hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Do đó, trường hợp có hành vi vi phạm quy định về bảo vệ nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì không phải là tội phạm, chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Tội phạm hoàn thành từ thời điểm hậu quả nghiêm trọng bắt đầu xảy ra.
– Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi không chấp hành nghiêm chinh chế độ trực ban, trực chiến, trực chỉ huy hoặc các quy định về tuần tra, canh gác, áp tải, hộ tổng. Đó là hành vi thực hiện các chế độ, các quy định một cách lơ là, chậm trễ v.v…
Mặt chủ quan của tội vi phạm quy định về bảo vệ là tội phạm : được thực hiện dưới hình thức lỗi vô ý.
Chủ thể của tội phạm: là tất cả những người làm việc trong quân đội quy định tại Điều 392
Dấu hiệu hậu quả của tội phạm : Hậu quả của tội phạm được quy định là:
+ Hậu quả nghiêm trọng (Điều 409 BLHS). Đó có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ người khác, làm mất mát, hư hỏng tài sản, trang bị kĩ thuật quân sự hoặc để kẻ địch xâm phạm lãnh thổ v.v..
+ Hậu quả tổn thương cơ thể cho người được bảo vệ, hộ tổng; hư hỏng phương tiện kĩ thuật, thiết bị quân sự; thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng trở lên hoặc hậu quả nghiêm trọng khác (Điều 410 BLHS). Các hậu quả thiệt hại được quy định trên có QHNQ với hành vi vi phạm được quy định.
Hình phạt:
“…. thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:
a) Làm người được bảo vệ, hộ tổng bị tổn thương cơ thể;
b) Làm hư hỏng phương tiện kỹ thuật, thiết bị quân sự;
c) Làm thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng.
2, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm người được bảo vệ, hộ tổng chết;
b) Làm mất phương tiện kỹ thuật, thiết bị quân sự;
c) Trong chiến đấu;
d) Trong khu vực có chiến sự;
đ) Lôi kéo người khác phạm tội;
e) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.”
– Phạm tội trong trường hợp làm người được bảo vệ, hộ tống bị tổn thương cơ thể, làm hư hỏng phương tiện kỹ thuật, thiết bị quân sự, làm thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Khoản 1, Điều 410 Bộ luật hình sự thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.
– Phạm tội trong trường hợp làm người được bảo vệ, hộ tống chết, làm mất phương tiện kỹ thuật, thiết bị quân sự, trong chiến đấu, trong khu vực có chiến sự, lôi kéo người khác phạm tội, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại Khoản 2, Điều 410 Bộ luật hình sự thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm
Những quy định của pháp luật về tội các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân
Các yếu tố của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân
Khách thể của tội phạm Nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân được quy định trong các văn bản pháp luật của Nhà nước và của quân đội.
– Với tư cách là chủ thể của các mối quan hệ xã hội, mỗi quân nhân phải thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm đó. Sức mạnh, trình độ sẵn sàng chiến đấu và chế độ phục vụ quân đội phụ thuộc nhiều vào việc hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi quân nhân. Hay nói cách khác, khách thể loại của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là sức mạnh, trình độ sẵn sàng chiến đấu và chế độ phục vụ trong quân đội. Căn cứ vào khách thể loại đó mà các nhà xây dựng pháp luật quy định các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân thành một chương riêng.
– Sức mạnh, trình độ sẵn sàng chiến đấu và chế độ phục vụ quân đội do nhiều yếu tố hợp thành. Mỗi hành vi phạm tội không đồng thời xâm hại tất cả các yếu tố hợp thành đó, không phải xâm hại toàn bộ các quan hệ xã hội liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân mà chỉ xâm hại quan hệ xã hội nhất định. Quan hệ xã hội cụ thể mà hành vi phạm tội xâm hại trực tiếp là khách thể trực tiếp của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân.
– Việc phân biệt khách thể loại, khách thể trực tiếp có ý nghĩa chính trị – xã hội và ý nghĩa pháp lí cũng như thực tiễn cao. Về chính trị – xã hội, nó giúp cho việc đánh giá chính xác tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm về pháp lí, nó giúp cho việc quy định chương về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân nói chung và tội phạm cụ thể nói riêng; về thực tiễn, nó giúp cho hoạt động thực tiến trong việc phân biệt tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân với các tội phạm khác cũng như phân biệt các tội khác nhau trong nhóm tội này.
Mặt khách quan của tội phạm Mặt khách quan của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân được thể hiện bằng hành vi (hành động hoặc không hành động) nguy hiểm cho xã hội xâm phạm kỉ luật, sức mạnh chiến đấu, chế độ phục vụ, chế độ công tác trong quân đội. Có những tội phạm chi được thực hiện bằng hành động như Tội làm nhục đồng đội (Điều 397 BLHS), Tội hành hung đồng đội (Điều 398 BLHS); có những tội chỉ được thực hiện bằng không hành động như Tội cố ý bỏ thương binh, tử sĩ tại trận địa hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh (Điều 417 BLHS). Đa số các tội phạm được thực hiện cả bằng hành động và không hành động. Nói chung, các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân có cầu thành hình thức, tức hậu quả nguy hiểm không được quy định là dấu hiệu định tội. Đối với những tội vô ý, trong mặt khách quan của tội phạm, dấu hiệu hậu quả nghiêm trọng được quy định là dấu hiệu định tội. Khác với BLHS năm 1999, trong BLHS năm 2015, hậu quả vật chất của tội phạm đã được định lượng cụ thể trong một số cấu thành tội phạm như Tội vi phạm quy định về bảo vệ (Điều 410 BLHS), Tội lạm dụng nhu cầu quân sự trong khi thực hiện nhiệm vụ (Điều 416 BLHS), Tội chiếm đoạt hoặc huỷ hoại chiến lợi phẩm (Điều 419 BLHS)…
– Thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội không được quy định là dấu hiệu định tội. Chỉ trong một số trường hợp, các dấu hiệu này như dấu hiệu trong chiến đấu, trong khi thu dọn chiến trường (Điều 419 BLHS) hoặc trong khi thực hiện nhiệm vụ (Điều 416 BLHS)… được quy định là dấu hiệu định tội.
Mặt chủ quan của tội phạm Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân được thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý.
Chủ thể của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân Chủ thể của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là những người có đủ các dấu hiệu về chủ thể chung của tội phạm (tức không ở trong tình trạng không có năng lực TNHS khi phạm tội và đạt độ tuổi nhất định) được quy định ở Điều 392 BLHS. Điều 392 BLHS phân biệt chủ thể thành bốn loại sau:
– Quân nhân tại ngũ, công nhân, viên chức quốc phòng;
– Quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện;
– Dân quân, tự vệ trong thời gian phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; Công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội. Trong phạm vi chung của pháp luật hình sự có thể nói các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân có chủ thể đặc biệt. Tuy nhiên, một số tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân có thêm dấu hiệu chủ thể riêng biệt khác nữa.