Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là gì? Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tiếng anh là gì? Những quy định liên quan đến trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp?
Đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, việc đóng bảo hiểm là nghĩa vụ bắt buộc đối với các đối tượng tham gia. Nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là bắt buộc đối với người lao động và người sử dụng lao động, người lao động có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho chính mình, người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Theo quy định của Bộ luật hình sự nước ta, hành vi gian dối, trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định. Tuy nhiên chủ thể của hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp chỉ có thể là người sử dụng lao động, tức pháp nhân thương mại hoặc cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động. Vậy tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được quy định như thế nào?
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật hình sự 2015;
–
–
– Luật việc làm 2013.
1. Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là gì?
– Theo Khoản 1 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, khái niệm bảo hiểm xã hội được quy định: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”
– Theo Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 thì: “Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.”
Bảo hiểm y tế là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Khi tham gia bảo hiểm y tế, người mua bảo hiểm y tế sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe,… nếu không may xảy ra tai nạn, ốm đau.
– Theo Khoản 4 Điều 3 Luật việc làm 2013: “Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.”
Cùng với bảo hiểm y tế thì bảo hiểm thất nghiệp là loại hình bảo hiểm bắt buộc của Nhà nước nhằm mục tiêu đáp ứng chính sách xã hội không vì mục tiêu lợi nhuận, hỗ trợ cho người lao động khi không may thất nghiệp, giải quyết khó khăn cho người lao động.
– Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là hành vi gian dối trong nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện với lỗi cố ý, hậu quả vật chất là bắt buộc đối với hành vi phạm tội này, trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.
2. Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tiếng anh là gì?
Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tiếng anh là: “Evading payment of social insurance, health insurance, unemployment insurance for worker”.
3. Những quy định liên quan đến tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp?
Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động được quy định tại Điều 216 Bộ Luật hình sự 2015:
“1. Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;
d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;
c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.”
Mặt khách quan của tội phạm:
Hành vi khách quan phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội, hành vi nguy hiểm này được thể hiện bằng việc thực hiện hay không thực hiện hành động thuộc các trường hợp cấm của luật. Người thực hiện hành vi biết hoặc có nghĩa vụ phải biết việc mình làm hay không thực hiện hành động mà từ đó gây nên nguy hiểm cho xã hội thì sẽ có hành vi khách quan để cấu thành tội phạm.
Hành vi khách quan của tội gian lận bảo hiểm y tế này thể hiện qua hành vi không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho đủ số người lao động chỉ khác nhau là không đóng cho toàn bộ hay không đóng cho một bộ phận người lao động trong đơn vị.
Mặt chủ quan của tội phạm:
Về dấu hiệu lỗi của tội gian lận bảo hiểm y tế: Lỗi là thái độ tâm lý của người thực hiện hành vi đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi đó của mình gây ra, đây là dấu hiệu bắt buộc phải có ở mọi tội phạm. Người thực hiện hành vi gian lận bảo hiểm y tế có lỗi cố ý trực tiếp khi nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và thấy trước hậu quả của hành vi đó mà vẫn mong muốn nó xảy ra.
Người thực hiện hành vi trốn đóng trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động là do cố ý trực tiếp, chủ thể hành vi nhận rõ về hành vi của mình là hành vi gian dối trong thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.
Mục đích của người phạm tội trốn đóng trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là thu lợi từ việc trốn nghĩa vụ bảo hiểm, mục đích thu lợi là người phạm tội tìm cách trốn thực hiện nghĩa vụ đóng tiền bảo hiểm bắt buộc.
Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội gian lận bảo hiểm y tế là người có năng lực trách nhiệm hình sự và pháp nhân thương mại.
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, có năng lực trách nhiệm hình sự được hiểu là trong lúc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì người đó bị mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Chủ thể của hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động là người sử dụng lao động hoặc cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.
Khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội phạm là trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực bảo hiểm. Tội phạm này xâm phạm đến trật tự quản lý quỹ bảo hiểm y tế, xâm phạm đến các quy định của nhà nước về bảo hiểm y tế. Hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp xâm phạm đến quy định quản lý hoạt động bảo hiểm của Nhà nước. Đối tượng tác động của tội trốn đóng bảo hiểm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là các quỹ bảo hiểm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Hình phạt đối với tội gian lận bảo hiểm y tế:
– Đối với trường hợp thuộc cấu thành cơ bản:
Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.
Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Đối với pháp nhân thương mại thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
– Đối với trường hợp thuộc cấu thành tăng nặng:
Phạm tội 02 lần trở lên;
Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;
Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.
Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;
Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;
Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.
Người phạm tội trong những trường hợp này thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 07 năm. Đối với pháp nhân thương mại thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.
Đối với hình phạt bổ sung, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.