Khởi tố tội trộm cắp tài sản quy định tại Điều 138 "Bộ luật hình sự 2015" và mẫu đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Vào cuối tháng 2/2013, tôi bị kẻ gian lấy mất chiếc xe máy Wave dựng trước cửa, tôi có trình báo cho công an nơi cư trú. Vào cuối tháng 3/2013, Công an quận nơi đăng ký hộ khẩu thường trú bắt được kẻ gian nhưng không bắt được xe, có vào tận nhà xác minh và yêu cầu tôi lên làm lại hồ sơ, có hỏi nếu không tìm được xe thì tôi có yêu cầu gì không, tôi có yêu cầu bồi thường tiền. Sau đó Công an quận hẹn sẽ liên lạc lại, một tháng sau tôi có liên lạc lại bên Công an quận vẫn hẹn tôi sẽ trả lời sau. Và đến tận bây giờ, tôi vẫn chưa có câu trả lời. Luật sư cho tôi hỏi bây giờ tôi có thể làm đơn kiện được không và nộp ở đâu? Thủ tục pháp lý và cách viết đơn như thế nào? Tôi xin chân thành cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Khoản 1 Điều 138“Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi bổ sung năm 2009:
“Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
Điều 23. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
“1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng;
b) Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng;
c) Mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng;
d) Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này người phạm tội lại phạm tội mới mà Bộ luật quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên một năm tù, thì thời gian đã qua không được tính và thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ.
Căn cứ vào những cơ sở pháp lý trên, có thể thấy: chiếc xe máy mà bạn bị trộm chắc chắn có giá trị trên 2 triệu đồng, thuộc đối tượng phạm tội ít nghiêm trọng, hơn nữa thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự chưa hế, vì thế, bạn có thể làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự lên Công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc Viện kiểm sát nhân dân cấp quận, huyện. Khi xác định có dấu hiệu của tội phạm, cơ quan điều tra phải ra quyết định khởi tố vụ án và tiến hành điều tra vụ án. Sau khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can đó cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn việc khởi tố. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát quyết định phê chuẩn khởi tố bị can và gửi ngay cho Cơ quan điều tra. Trường hợp này thuộc tội phạm ít nghiêm trọng, vì vậy, trong thời hạn 20 ngày, Viện kiểm sát sẽ truy tố bị can trước Tòa án. Người có hành vi trộm cắp tài sản của bạn sẽ có thể chịu khung hình phạt từ phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, đồng thời sẽ phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt hoặc bồi thường thiệt hại tài sản đó, căn cứ vào khoản 1 Điều 138 và khoản 1 Điều 42 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi bổ sung năm 2009:
“Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.”
Luật sư
Bạn có thể tham khảo mẫu đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự như sau:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
…………….., ngày …… tháng …… năm 20….
ĐƠN YÊU CẦU KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
Kính gửi: – Trưởng Công an quận …………………………………………..………………………..
– Viện Trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân quận …………………………………….………….
Tôi tên là: ……, thường trú tại …… và hiện đang ở tại …………………………………….……………….
Kính thưa Quý ông, tôi xin trình bày sự việc xảy ra vào hồi …… ngày …… mà tôi là người bị hại …… trong vụ việc này:
Trình bày diễn biến sự việc xảy ra:
…………………………………………………………………………….…………………………………
…………………………………………………………………………….………………………………
…………………………………………………………………….………………………………………
…………………………………………………………….………………………………………………
…………………………………..…………………………………………………….………………………
Căn cứ Điều 104 Bộ luật Hình sự, Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự, tôi khẩn thiết làm đơn này kính mong Quý ông:
1. Khởi tố vụ án hình sự đối với hành vi trộm cắp tài sản ………………;
2. Yêu cầu anh ………………………trả lại tài sản đã chiếm đoạt hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đối với ….
3. Xử lý trách nhiệm hình sự một cách nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với anh ……………………………
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI LÀM ĐƠN
Nơi nhận:
– CA quận ……;
– VKSND quận …….
Mục lục bài viết
- 1 1. Hỏi về trường hợp trộm cắp tài sản
- 2 2. Trộm cắp tài sản có được nộp tiền để tại ngoại?
- 3 3. Trộm cắp tài sản 800 triệu bị phạt tù như thế nào?
- 4 4. Trộm cắp tài sản có giá trị bao nhiêu tiền thì bị đi tù
- 5 5. Trách nhiệm hình sự đối với hành vi trộm cắp tài sản trong gia đình
- 6 6. Cấu thành tội phạm tội trộm cắp tài sản
- 7 7. Luật sư tư vấn về tội trộm cắp tài sản
1. Hỏi về trường hợp trộm cắp tài sản
Tóm tắt câu hỏi:
Vương Ngọc Trinh chơi thân với chị Âu ở thị trấn C. Trong một lần ngủ tại nhà bạn, Trinh phát hiện mẹ chị Âu giấu vàng trong sọt đựng khăn để trên giường. Tối 4/11/2011, Trinh tiếp tục đến nhà chị Âu chơi và xin ngủ lại. Nửa đêm, khi mẹ của bạn thức dậy đi chợ buôn bán, Trinh lén đến giường ngủ của bà, tìm được trong sọt đựng khăn 01 chiếc vòng vàng 5 chỉ (trị giá 23 triệu đồng). Trinh giấu chiếc vòng vàng trong người, quay về giường tiếp tục ngủ. Hôm sau, Trinh đem vòng tới tiệm vàng bán được 20 triệu đồng. Hành vi của Trinh phạm tội gì?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, căn cứ vào khoản 3 điều 8 Bộ Luật Hình sự: “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”. Như vậy, để xác định một tội thuộc loại tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng cần dựa vào mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy.
Thứ hai, với hành vi phạm tội của Trinh, có thể thấy Trinh đã phạm vào tội trộm cắp tài sản, cụ thể khoản 1, điều 138 khung hình phạt “từ sáu tháng đến ba năm” đối với trường hợp “chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng”. Như vậy, mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội của Trinh là ba năm tù. Đối chiếu với quy định tại khoản 3, điều 8 Bộ luật hình sự, ta xác định được tội trộm cắp tài sản mà Trinh gây ra thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng.
2. Trộm cắp tài sản có được nộp tiền để tại ngoại?
Con tôi bị bắt về tội trộm cắp tài sản công dân, tôi có được đóng tiền để con tôi được tại ngoại không? Xin cho biết những trường hợp nào được tại ngoại, những trường hợp nào bị tạm giam.
Luật sư tư vấn:
Các trường hợp có thể bị áp dụng biện pháp tạm giam được quy định tại điều 88 Bộ luật Tố tụng Hình sự
“Điều 88. Tạm giam
1. Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;
b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
2. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp sau đây:
a) Bị can, bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;
b) Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;
c) Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
3. Những người có thẩm quyền ra lệnh bắt được quy định tại Điều 80 của Bộ luật này có quyền ra lệnh tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn.
4. Cơ quan ra lệnh tạm giam phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam và cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam cư trú hoặc làm việc biết.”
Việc đóng tiền để được tại ngoại theo diễn đạt của chị là biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để thay thế biện pháp tạm giam được áp dụng nhằm bảo đảm cho bị can, bị cáo có mặt theo giấy triệu tập, nếu vắng mặt không có lý do chính đáng thì số tiền đặt sẽ bị sung quỹ Nhà nước. Biện pháp này được áp dụng đối với người nước ngoài, công dân Việt Nam dựa vào tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo.
Trường hợp của con chị, nếu bị truy tố theo khoản 1, 2 điều 138 – Bộ luật Hình sự về tội trộm cắp tài sản và có căn cứ cho rằng con chị không thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc không thể tiếp tục phạm tội thì không bị tạm giam. Nếu con chị bị truy tố ở các khoản 3, 4, 5 điều 138 – Bộ luật Hình sự thì sẽ bị tạm giam và có được đóng tiền để tại ngoại hay không còn tùy thuộc vào nhận định của cơ quan có thẩm quyền.
3. Trộm cắp tài sản 800 triệu bị phạt tù như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Mẹ em và 2 gì của em chung nhau buôn bán từ năm 2011. Tới năm 2016 phát hiện ra chị dâu tôi lấy trộm tền, mỗi lần lấy một ít nên không bị phát hiện, tổng số tiền bị lấy cắp là 800 triệu đồng. Chị dâu tôi đã viết giấy xác nhận là có lấy 800 triệu, các gì thỏa thuận cho chị dâu tôi trả trong 4 năm. Sau đó, các gì đến nhà đòi nợ không cho chị trả trong 4 năm. Chị dâu tôi nói không trả, nếu khởi kiện ra tòa thì cứ kiện. Các gì quay sang đòi nợ mẹ em. Mẹ em có phải chịu trách nhiệm gì hay không? Chị dâu em có phải trả nợ ngay không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 138 “Bộ luật hình sự 2015” (sửa đổi, bổ sung 2009): Tội trộm cắp tài sản
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
Chị dâu chị đã lấy trộm 800 triệu đồng từ năm 2011 đến năm 2016, căn cứ Khoản 4 Điều 138 “Bộ luật hình sự 2015” (sửa đổi, bổ sung 2009) chị dâu chị sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hình phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
4. Trộm cắp tài sản có giá trị bao nhiêu tiền thì bị đi tù
Tóm tắt câu hỏi:
Em là sinh viên năm cuối, khi em đi mua đồ trong shop quần áo đã đánh cắp một cái áo và đã bị bắt đưa lên công an phường. Qua tra hỏi em khai đã đánh cắp 5 cái áo trước đó. Em đã mong được đền bù những gì em đã đánh cắp và qua thỏa thuận với sự chứng kiến của công an cần thơ thì em đã bồi thường tiền cho số áo lần trước và đồng thời shop quần áo cũng không truy cứu và viết đơn bãi nại cho em. Như thế em có truy cứu trách nhiệm hình sự nữa không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 138 “
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng;
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gâu hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
Như vậy, nếu tổng giá trị tài sản mà bạn đã trộm cắp có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội trộm cắp tài sản.
Nếu tài sản mà bạn trộm cắp dưới hai triệu đồng thì bạn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tuy nhiêm bạn sẽ bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng theo quy định tại Điều 15
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản;”
5. Trách nhiệm hình sự đối với hành vi trộm cắp tài sản trong gia đình
Tóm tắt câu hỏi:
Ba em có lấy trộm 5 triệu của bà nội và bà có đi trình bày cho công an phường ,ba đã trả tiền lại cho bà, bà nội đã không truy tố và xin bãi nại, vậy ba có bị phạt tù không??
Luật sư tư vấn:
Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 quy định:
“Điều 138. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
Ngoài ra trong Bộ luật tố tụng Hình sự 2003 quy định:
“Điều 105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.
Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”
Như vậy trong trường hợp này ba của bạn đã có hành vi trộm số tiền 5 triệu của bà nội, sau đó bà nội báo lên cơ quan công an, như vậy kể từ khi nhận được thông tin tố giác tội phạm cơ quan điều tra phải có nghĩa vụ điều tra xác minh tội phạm đã xảy ra.
Trên thực tế, ba của bạn trộm số tiền trị giá 5 triệu đồng đã thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội trộm cắp tài sản theo quy định tại “Bộ luật hình sự 2015”, sửa đổi bổ sung 2009 và tội này theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 không thuộc những tội chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại, có nghĩa là bà của bạn ở đây là người bị hại tuy đã viết đơn bãi nại và yêu cầu không khởi tố nhưng tội phạm mà ba bạn phạm phải thuộc trường hợp bị khởi tố khi cơ quan điều tra xác minh được tội phạm và không phụ thuộc vào việc người bị hại viết đơn bãi nại và yêu cầu không khởi tố.
6. Cấu thành tội phạm tội trộm cắp tài sản
Tóm tắt câu hỏi:
Vào 7 giờ 00 phút ngày 2/9/2016 Trung và Trực điều khiển xe mô tô đến nhà Minh để nhậu (xe mô tô của Trực). Trong lúc đang nhậu nhà của Minh thì Trực say nên ngủ tại nhà của Minh. Trung và Minh tiếp tục ngồi nhậu. Đến khoảng 12 giờ trưa thì Minh và Trung không nhậu nữa. Lúc này Trung lấy xe của Trực đi nhưng không hỏi ý kiến của Trực, nhưng có thông báo với Minh về việc lấy xe của Trực đi. Đến khoảng 3 giờ chiều thì Trực ngủ dậy nhưng không thấy xe của mình và Trung nên Trực đi bộ về nhà trước. Đến khoảng 6 giờ tối thì Trung về nhà Minh kiếm Trực để chở Trực về nhưng không thấy Trực (Trực đã về trước). Trung tiếp tục lấy xe của Trực đi lên nhà người quen tên Bảy để nhậu do đã say nên Trung ngủ lại tại nhà Bảy. Đến sáng hôm sau thì phát hiện bị mất xe mô tô của Trực (do Trung điều khiển). Vậy xin hỏi; hành vi của Trung khi lấy xe mô tô của Trực đi khi chưa được Trực đồng ý có cấu thành tội trộm cắp tài sản không? Việc Trung sử dụng chiếc xe mô tô của Trực chỉ sử dụng cho việc đi chơi (về sẽ trả lại cho Trực, không nhằm mục đích chiếm đoạt) nhưng không may đã bị mất vậy có đủ yếu tố cấu thành tội phạm không? Đây là vụ án hình sự hay dân sự? Xin chân thành cảm ơn
Luật sư tư vấn:
Điều 138 “Bộ luật hình sự 2015”, sửa đổi bổ sung 2009 quy định Tội trộm cắp tài sản như sau:
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng”.
Để xem một hành vi phạm tội có cấu thành tội Trộm cắp tài sản hay không, cần xem xét các yếu tố sau:
– Về chủ thể: người thực hiện hành vi phạm tội phải đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 “Bộ luật hình sự 2015” và không mắc các bệnh làm mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình.
– Về khách thể: người phạm tội có hành vi chiếm đoạt tài sản một cách trái pháp luật. Hành vi của tội trộm cắp tài sản có đặc trưng là người phạm tội có hành vi lén lút, không cho phép chủ tài sản biết có hành vi chiếm đoạt khi hành vi xảy ra.
– Mặt chủ quan: mục đích chiếm đoạt tài sản là bắt buộc, người phạm tội có lỗi cố ý đối với hành vi phạm tội. Động cơ không phải là yếu tố bắt buộc cấu thành tội Trộm cắp tài sản.
– Mặt khách quan: đối tượng tác động là tài sản. Tài sản có thể là tài sản của chủ sở hữu hoặc của người chiếm hữu tài sản.
Theo quy định trên, trường hợp của Trung, mặc dù có hành vi lấy xe của Trực trong khi Trực không biết, nhưng Trung không có mục đích chiếm đoạt xe của Trực, mà chỉ là mượn để đi, điều này được thể hiện thông qua việc thông báo với Minh, đồng thời sau đó Trung có quay lại để kiếm Trực bằng xe của Trực để chở Trực về. Như vậy, hành vi trên không có dấu hiệu lén lút để chiếm đoạt tài sản, cũng không có mục đích chiếm đoạt tài sản là chiếc xe của Trực. Vì vậy, hành vi này không phải là hành vi Trộm cắp tài sản, không có yếu tố hình sự.
7. Luật sư tư vấn về tội trộm cắp tài sản
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi, em có bạn ăn trộm hàng của công ty với tổng số hàng có giá trị là trên 200 triệu đồng. Nhưng đã hoàn trả số hàng đó rồi thì sẽ phải đi tù bao nhiêu thời gian ạ? Xin luật sư tư vấn giúp em.
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn của bạn ăn trộm hàng hóa của của công ty với tổng giá trị hàng hóa là trên 200.000 đồng. Nay, bạn của bạn đã hoàn trả số hàng. Trong trường hợp này, bạn của bạn đã có hành vi trộm cắp tài sản.
Căn cứ theo quy định tại Điều 138 “
“Điều 138. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệ đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
Căn cứ theo quy định tại Điều 138 “
– Về chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm được xác định là người đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Điều 12 Bộ luật Hình sự và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
– Về mặt khách thể của tội phạm: Tội trộm cắp tài sản chỉ xâm phạm về quan hệ sở hữu tài sản.
– Về mặt khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan của tội trộm cắp tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản, nhưng hành vi chiếm đoạt ở đây là chiếm đoạt bằng hình thức lén lút, với thủ đoạn lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của người quản lý tài sản, hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh khách quan khác như che lấn, xô đẩy… nhằm tiếp cận tài sản để thực hiện hành vi chiếm đoạt.
Hậu quả của hành vi này là gây thiệt hại về tài sản cho chủ sở hữu, cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt.
– Về mặt chủ quan của tội này là người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý, nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác.
Luật sư
Trong trường hợp bạn của bạn có đầy đủ yếu tố cấu thành của tội trộm cắp tài sản thì trong trường hợp này, với tổng số hàng hóa ăn trộm có giá trị trên 200 triệu đồng, bạn của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 3, khoản 4 “
+ Nếu tài sản, hàng hóa mà bạn của bạn ăn trộm có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng thì người bạn này có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
+ Nếu tổng giá trị hàng hóa mà bạn của bạn ăn trộm có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên thì người bạn này có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Trên đây là khung hình phạt sẽ áp dụng đối với người bạn của bạn khi người này có đầy đủ yếu tố cấu thành của tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009. Tuy nhiên việc xác định chính xác hình phạt cụ thể mà bạn của bạn phải chịu ở trong trường hợp này còn phụ thuộc vào quá trình điều tra, xét xử của Tòa án, trên cơ sở căn cứ quy định của “Bộ luật hình sự năm 2015” sửa đổi năm 2009, và sự cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân của người phạm tội, và các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự trong vụ việc này.
Đồng thời, theo thông tin bạn cung cấp, thì người bạn của bạn đã tiến hành hoàn trả số hàng mà họ đã ăn trộm, nếu có hành vi ăn năn, hối cải, tự nguyện sửa chữa, bồi thường khắc phục hậu quả thì có thể được xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điều 46 “Bộ luật hình sự 2015”.