Vượt biên trái phép là gì? Tội tổ chức vượt biên trái phép mùa dịch phạt thế nào? Một số thông tin về dịch bệnh Corona (COVID-19)?
Hiện nay, hành vi vượt biên trái phép là một hành vi khá phổ biến đặc biệt nhất là trong mùa dịch Corona. Khi vượt biên trái phép cá nhân đó có thể mang theo mầm bệnh vào lãnh thổ khác sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những công dân trong lãnh thổ đó. Chính vì vậy mà Nhà nước ta cần phải có những chính sách để xử phạt và biện pháp để ngăn chặn hành vi tổ chức vượt biên trái phép vào mùa dịch này.
Mục lục bài viết
1. Vượt biên trái phép là gì?
Vượt biên trái phép là hành vi qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định pháp luật.
Có thể thấy là vượt biên trái phép là một hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, là sẽ không thể lường trước được những gì khi những cá nhân có hành vi vượt biên trái phép. Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền hay công dân Việt Nam phải luôn luôn cảnh giác và ngăn chặn những cá nhân vượt biên trái phép vào lãnh thổ Việt Nam. Đặc biệt, trong mùa dịch Corona thì hành vi vượt trái phép có thể làm lây lan dịch bệnh vào Việt Nam. Đã có rất nhiều trường hợp vì lợi ích cá nhân mà đã có những cá nhân tham gia vào tổ chức vượt biên trái phép với một giá tiền nhất định. Những cá nhân tổ chức cho người vượt biên trái phép là một hành vi không thể chấp nhận được, gây nguy hiểm cho tính mạng của công dân trên lãnh thổ Việt Nam vào mù dịch này. Và Nhà nước cần có những chính sách để xử phạt những cá nhân tổ chức vượt biên và cá nhân vượt biên trái phép vào lãnh thổ Việt Nam.
Tại Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam quy định tại Khoản 1, khoản 2 Điều 2 quy định như sau:
+ Xuất cảnh là việc công dân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.
+ Nhập cảnh là việc công dân Việt Nam từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam.
Các hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 4, Luật Xuất cảnh, nhập cảnh có quy định như sau: “Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tổ chức, môi giới, giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục theo quy định.” Có thể thấy hành vi vượt biên trái phép là hành vi vào lãnh thổ Việt Nam không có giấy phép theo quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh.
Như vậy, tội tổ chức vượt biên trái phép vào mùa dịch vào Việt Nam trái phép hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong
2. Tội tổ chức vượt biên trái phép mùa dịch phạt thế nào?
Hình thức xử phạt đối với tội tổ chức vượt biên trái phép mùa dịch sẽ được xử phạt theo quy định tại Điều 348, Bộ luật Hình sự, tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép:
“1. Người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, thì bị phạt từ từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với từ 05 người đến 10 người;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Đối với 11 người trở lên;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
c) Làm chết người.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Khách thể của tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, ở lại Việt Nam trái phép: Tội phạm này xâm phạm trực tiếp đến trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Mặt khách quan tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, ở lại Việt Nam trái phép:
+ Hành vi xuất, nhập cảnh trái phép là hành vi xuất, nhập cảnh mà không có các giấy tờ theo quy định của Nhà nước về xuất nhập cảnh, như không có hộ chiếu, visa hoặc có nhưng không thực thi. Trường hợp sử dụng giấy tờ giả để xuất, nhập cảnh sẽ cấu thành thêm tội độc lập là sử dụng giấy tờ giả.
+ Hành vi ở lại Việt Nam trái phép là khi xuất, nhập cảnh hợp pháp nhưng không rời Việt Nam theo thời hạn của giấy phép. Tội phạm hoàn thành khi chủ thể đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Mặt chủ quan của tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, ở lại Việt Nam trái phép: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý.
Chủ thể của tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, ở lại Việt Nam trái phép:
Tội phạm có chủ thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc không quốc tịch có năng lực trách nhiệm hình sự và có đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 12, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Theo đó, công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
+ Người nước ngoài là người có quốc tịch nước ngoài.
+ Quốc tịch nước ngoài là quốc tịch của một nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam.
+ Người không quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài.
Phạm tội có tính chất nguy hiểm là cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích. Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.
Tái phạm nguy hiểm là việc một người đã từng phạm tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý nhưng chưa được xóa án tích hoặc là đã từng có hành vi tái phạm mà chưa được xóa án tích.
Theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
+ Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
+ Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ trực tiếp xâm hại đến sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức; làm cho các cơ quan tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào Nhà nước.
3. Một số thông tin về dịch bệnh Corona ( COVID-19):
+ Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Đến nay dịch bệnh đã lan ra nhiều thành phố của Trung Quốc và 22 quốc gia, vùng lãnh thổ (bên ngoài lục địa Trung Quốc) ghi nhận trường hợp mắc.
+ Virus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.
+ Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.
Cách phòng ngừa chung về:
+ Che kín miệng và sử dụng khăn giấy hoặc tay áo khi ho hoặc hắt hơi. Bỏ khăn giấy vào thùng rác ngay sau khi sử dụng, rồi rửa tay.
+ Báo ngay cho các nhân viên hàng không, ô tô, đường sắt nếu xuất hiện dấu hiệu ốm khi di chuyển, du lịch. Đến cơ sở y tế cáng sớm càng tốt.
+ Dùng các loại thực phẩm được đun nấu chín.
+ Ở nơi công cộng, không khạc nhổ bừa bãi. Không nên tiếp xúc gần với động vật nuôi hoặc hoang dã.
+ Khi tới chỗ đông người hoặc tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh nên đeo khẩu trang.