Tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng là gì? Tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng tiếng Anh là gì? Quy định về tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng? Cấu thành tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng?
Có thể nói thuế là khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân (cá nhân) và pháp nhân (tổ chức) có nghĩa vụ thực hiện đối với nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Và đây là một nghĩa vụ bắt buộc đối với những người nộp thuế được quy định tại Luật Quản lý thuế 2019. Đồng thời trong Luật Quản lý thuế có quy định về hành vi thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế là một hành vi cấm và được xử lý theo quy định của
Vậy Tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng được quy định như thế nào trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017? Đối với Tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ có khung hình phạt như nào? Các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ có được áp dụng đối với việc ra quyết định hình phạt Tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng hay không?
Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
1. Thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng là gì?
Thông đồng là một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều thực thể để hạn chế cạnh tranh mở hoặc đạt được lợi thế không công bằng trên thị trường bằng cách lừa dối, gây hiểu lầm hoặc lừa gạt. Các loại thỏa thuận này – không đáng ngạc nhiên – bất hợp pháp, và do đó cũng thường rất bí mật và độc quyền. Các thỏa thuận như vậy có thể bao gồm bất cứ điều gì từ việc thiết lập giá để giới hạn sản xuất hoặc cơ hội để trả đũa lại và xuyên tạc mối quan hệ của bên với nhau.
Bao che là che chở, che giấu tội lỗi, khuyết điểm cho người nào đó.
Thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn miễn thuế, giảm thuế, xóa nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt, hoàn thuế, xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế không đúng quy định của pháp luật làm thất thoát tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước.
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Chính sách thuế một mặt đảm bảo được các nguồn thu cho ngân sách, một mặt cũng là chính sách tái phân phối, đảm bảo công bằng xã hội, là chính sách ưu đãi, khuyến khích thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Thuế là một khoản tiền nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế. Và Những cơ quan, tổ chức, cá nhân được quy định ở trong Luật Quản lý thuế 2019 thì sẽ phải có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật. Tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng là một trong những hành vi cấm trong Luật Quản lý thuế 2019.
Các loại thuế ở Việt Nam hiện nay:
– Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián tiếp được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất và lưu thông.
– Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu đánh vào tiêu dùng của xã hội. Loại thuế này được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng để cân bằng kinh tế – xã hội.
– Thuế nhập khẩu là loại thuế trực tiếp tính phí trên giá trị các mặt hàng xuất nhập khẩu.
– Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu được quy định tại Thuế thu nhập doanh nghiệp, có đối tượng nộp loại thuế này là các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của luật.
– Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu và nó được thu trên thu nhập cá nhân của những người có thu nhập cao.
Ngoài những loại thuế chủ yếu ở bên trên thì ở Việt Nam còn những loại thuế khác như thuế môn bài, thuế trước bạ( lệ phí môn bài trước bạ), thuế tài nguyên,..
Người nộp thuế được quy định ở Luật Quản lý thuế 2019 bao gồm:
b) Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước;
c) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế.
2. Cơ quan quản lý thuế bao gồm:
a) Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực;
b) Cơ quan hải quan bao gồm Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục Hải quan.
3. Công chức quản lý thuế bao gồm công chức thuế, công chức hải quan.
2. Tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng là gì?
Tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng là hành vi gây hiểm cho xã hội do người có chức vụ quyền hạn thông đồng bao che cho người nộp thuế thuộc những hành vi và gây ra hậu quả nghiêm trọng được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
3. Tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng tiếng Anh là gì?
Tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng là “Collusion with taxpayer that lead to serious consequences”.
4. Quy định về tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng
Tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng được quy định cụ thể tại Điều 223, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm thất thoát tiền thuế phải nộp từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế, xóa nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt, hoàn thuế không đúng quy định của Luật quản lý thuế và các quy định khác của pháp luật về thuế;
b) Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế không đúng quy định Luật quản lý thuế và quy định khác của pháp luật về thuế.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:
a) Vì vụ lợi;
b) Có tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
d) Làm thất thoát tiền thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội gây thất thoát tiền thuế từ 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
– Vụ lợi là Vụ lợi là lợi ích vật chất, tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng( theo quy định tại Luật phòng chống tham nhũng 2014)
– Phạm tội có tổ chức là một hành vi đồng phạm mang tính đặc biệt hơn hình thức đồng phạm thông thường. Điều này thể hiện tính chất tinh vi, có quy mô, kế hoặc khi thực hiện hành vi phạm tội của người phạm tội.
– Phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt thể hiện cách làm khôn khéo, thường là xảo trá, chỉ quan tâm để làm sao cho đạt được mục đích riêng của mình và hành vi đó được thể hiện một cách dối trá, lừa lọc một cách quỷ quyệt, khó lường.
Có thể thấy, từ các điều luật trong Bộ luật hình sự đã quy định rất rõ ràng trường hợp bị xử lý khi thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng. Và có khung hình phạt tăng nặng nếu như có các hành vi sau: vì vụ lợi, có tổ chức, dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt và làm thất thoát một số tiền thuế lớn. Các khung hình phạt sẽ được tăng lên tuy vào hành vi phạm tội. Và người phạm tội phải chịụ toàn bộ trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm và hậu quả nghiêm trọng đã gây ra.
5. Cấu thành tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng
– Khách thể của tội phạm:
Tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng là một tội phạm mới, cụ thể hóa hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực thuế. Tội phạm này xâm phạm đến trật tự quản lý thuế, xâm phạm đến các quy định của nhà nước về thuế, gây ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý thuế của nhà nước, ảnh hưởng đến ngân sách quốc gia.
– Mặt khách quan của tội phạm:
+ Hành vi khách quan của tội phạm thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn trong việc thực hiện các chính sách về quản lý thuế của nhà nước nhưng đã cố ý làm trái các quy định của pháp luật, làm thất thoát nguồn thuế của ngân sách nhà nước. Người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn, sử dụng chức vụ, quyền hành đó làm công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội của mình.
+ Hậu quả thiệt hại: đây là yếu tố quan trọng trong cấu thành tội phạm. Hậu quả thiệt hại do hành vi trên là làm thất thoát tiền thuế.
– Chủ thể tội phạm:
Chủ thể của tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng này có dấu hiệu đặc biệt. Chủ thể của tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng phải là người có chức vụ, quyền hạn trong việc thực hiện các chính sách thuế. Người phạm tội đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để thực hiện hành vi phạm tội, gây thất thoát tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước.
Nếu không phải người có chức vụ quyền hạn mà chỉ là sự thông đồng, bao che giữa những người nộp thuế với nhau thì thông thường các chủ thể này là đồng phạm của tội trốn thuế theo quy định tại điều 200 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 chứ không phải là tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng.
– Mặt chủ quan của tội phạm:
Lỗi của tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng này là lỗi cố ý, người phạm tội nhận thức được hành vi của mình gây thiệt hại, gây thất thu thuế của nhà nước nhưng vẫn cố ý bao che, thông đồng với người nộp thuế để thực hiện hành vi phạm tội.
Động cơ, mục đích: đây không phải là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Người phạm tội thực hiện hành vi có nhiều động cơ, mục đích khác nhau, có thể vì mối quan hệ cá nhân hay vì vụ lợi cá nhân.