Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất ma túy là gì? Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất ma túy Tiếng anh là gì? Cấu thành tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất ma túy? Quy định về hình phạt?
Trong những năm gần đây, số lượng tội phạm ma túy ngày càng tăng lên và trẻ hóa về độ tuổi cùng với đó là sự tinh vi trong cách thức phạm tội và sự xuất hiện của ngày càng nhiều các loại ma túy mới gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng … Trước những diễn biến hết sức phức tạp của tội phạm về ma túy, cần sự vào cuộc mạnh tay, đồng bộ của các cơ quan chức năng và đấy mạnh công tác tuyên truyền về tác hại của ma túy cững như những chế tài của Pháp luật Hình sự Việt Nam với loại tội phạm này. Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ thông tin đến bạn đọc kiến thức pháp lý về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất ma túy
1. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất ma túy là gì?
Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất ma túy được quy định tại Điều 253
Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất ma túy là một trong các tôi phạm về ma túy xâm phạm nghiêm trọng đến khách thể là chế độ quản lý của Nhà nước về việc cất giữ, vận chuyển, trao đổi tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.
2. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất ma túy Tiếng anh là gì?
Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất ma túy Tiếng Anh là: “Storage, transport, trading, or appropriation of precursors for illegal manufacturing of narcotic substances”.
3. Cấu thành tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất ma túy
Khách thể của tội phạm
– Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất ma túy đã xâm phạm đến khách thể là chế độ quản lý của Nhà nước về việc cất giữ, vận chuyển, trao đổi tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.
– Đối tượng tác động của tội phạm này là các tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy.
Các chất ma túy được liệt kê trong các bảng 1, bảng 2, bảng 3 và bảng 4 danh mục các chất ma túy, chất hướng thần, theo quy định của Công ước quốc tế 1961; 1971; 1988. Công ước này Việt Nam đã tham gia theo quyết định số 798-QĐ/CTN ngày 1-9-1997 của Chủ tịch Nước cộng hòa xã hội Việt Nam.
– Ở Việt Nam, các chất ma túy thường gặp là thuốc phiện, Hêrôin, Mooc phin, cần sa và một số loại ma túy ở dạng thuốc tân dược như: Suzusen, Dolagăng, Methamphetamin…
Mặt khách quan của tội phạm
Một số khái niệm cần giải nghĩa:
Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành (Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy 2000)
Tiền chất là các hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma tuý, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành (Khoản 4 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy 2000)
Danh mục các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định tại Nghị định 73/2018/NĐ-CP quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất.
Tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy: là các hóa chất không thể thiếu được trong quá trinh điều chế, sản xuất chất ma túy được quy định trong các danh mục tiền chất do Chính phủ ban hành
Hành vi:
– Tàng trữ tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy: được hiểu là hành vi cất giữ, cất giấu, tàng trữ bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, cất giấu trong xe,…) để dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.
– Vận chuyển tiền chất vào việc sản xuất trái phép chất ma túy: được hiểu là là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào (có thể bằng các phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy…; trên các tuyến đường khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện…; có thể để trong người như cho vào túi áo, túi quần,…) để dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.
– Mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy: Được thể hiện dưới các hành vi sau
+ Bán tiền chất cho người đó để người đó sản xuất trái phép chất ma túy
+ Mua tiền chất nhằm bán trái phép cho người khác để người đó sản xuất trái phép chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác để người đó sản xuất trái phép chất ma túy
+ Dùng tiền chất để trao đổi, thanh toán trái phép cho người khác để người đó sản xuất trái phép chất ma túy
+ Dùng tài sản (không phải là tiền) đem trao đổi, thanh toán lấy tiền chất nhằm bán lại cho người khác để người đó sản xuất trái phép chất ma túy
+ Tàng trữ tiền chất nhằm bán trái phép cho người khác để người đó sản xuất trái phép chất ma túy
+ Vận chuyển tiền chất nhằm bán trái phép cho người khác để người đó sản xuất trái phép chất ma túy.
+ Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác;
+ Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
+ Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
+ Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có);
+ Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán… lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác;
+ Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
+ Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.
– Chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy: Là một trong các hành vi trộm cắp, lừa đảo, tham ô, lạm dụng tín nhiệm, cưỡng đoạt, cướp, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt… tiền chất của người khác để dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy
Hậu quả:
– Hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc để định tội.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu hành vi chiếm đoạt chất ma túy lại gây ra những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự hoặc thiệt hại về tài sản thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh tương ứng với những thiệt hại mà người phạm tội gây ra.
Mặt chủ quan của tội phạm
– Người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất ma túy với lỗi cố ý
Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
– Nội hàm cụm từ “tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất” được quy định trong điều luật đã thể hiện người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình bị pháp luật cấm, thấy trước được tác hại của hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó.
– Mục đích của người phạm tội là dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, đây được coi là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
Chủ thể của tội phạm
– Là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
4. Quy định về hình phạt
Khung 1: Phạt tù từ 01 năm đến 06 năm
Áp dụng với người tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Người phạm tội đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+Tiền chất có khối lượng từ 50 gam đến dưới 200 gam đối với thể rắn, từ 75 mililít đến dưới 300 mililít đối với thể lỏng.
Khung 2: Phạt tù từ 06 năm đến 13 năm
Áp dụng đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Có tổ chức
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
+ Tiền chất ở thể rắn có khối lượng từ 200 gam đến dưới 500 gam;
+ Tiền chất ở thể lỏng từ 300 mililít đến dưới 750 mililít;
+ Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội ;
+ Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
+ Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3: Phạt tù từ 13 năm đến 20 năm
Áp dụng với người phạm tội trong trường hợp tiền chất có khối lượng từ 500 gam đến dưới 1200 gam đối với thể rắn, từ 750 mililít đến dưới 1.850 mililít đối với thể lỏng
Khung 4: Phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân
Áp dụng đối với trường hợp người phạm tội trong trường hợp tiền chất có khối lượng 1.200 gam trở lên đối với thể rắn, 1.850 mililít trở lên đối với thể lỏng
Trường hợp phạm tội có cả tiền chất ở thể rắn và tiền chất ở thể lỏng thì quy đổi để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự, với tỷ lệ 01 gam tiền chất ở thể rắn tương đương với 1,5 mililít tiền chất ở thể lỏng. Sau khi quy đổi, số lượng tiền chất thuộc điều khoản nào thì người thực hiện hành vi phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều khoản đó.
– Hình phạt bổ sung:
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Hình phạt bổ sung là hình phạt được áp dụng kèm theo hình phạt chính bổ sung cho hình phạt chính. Hình phạt bổ sung không có ý nghĩa thay thế cho hình phạt chính
– Ý nghĩa của việc phân tích cấu thành tội phạm của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy
+ Cấu thành tội phạm là cơ sở để phân biệt tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy với những tội phạm về ma túy khác
+ Là căn cứ pháp lý để