Tội sử dụng trái phép tài sản quy định tài Điều 142 Bộ Luật Hình sự, là hành vi vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên gây hậu quả nghiêm trọng.
Tội sử dụng trái phép tài sản quy định tài Điều 142 Bộ Luật Hình sự, là hành vi vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
I/ Dấu hiệu pháp lý:
1. Khách thể của tội sử dụng trái phép tài sản:
Là các quan hệ sở hữu tài sản, bao gồm quyền chiếm giữ, sử dụng, định đoạt tài sản. Đối tượng tác động của tội phạm là tài sản của người khác bao gôm tiền, vật, giấy tờ có giá và các quyền về tài sản.
2. Mặt khách quan của tội sử dụng trái phép tài sản:
Mặt khách quan của tội này thể hiện bởi hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác. Sử dụng trái phép tài sản của người khác là hành vi khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản của người khác một cách trái phép. Theo quy định tại Điều 142 Bộ luật hình sự, thì hành vi sử dụng trái phép tài sản chỉ bị coi là phạm tội khi sử dụng tài sản của người khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Về lý luận, thì có ba trường hợp người phạm tội sử dụng trái phép tài sản sau đây:
+Trường hợp thứ nhất, phạm tội sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên gây hậu quả nghiêm trọng.
+Trường hợp thứ hai, phạm tội sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên khi đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
+ Trường hợp thứ ba, phạm tội sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên, đã bị kết án về tội này nhưng chưa được xóa án tích mà còn tiếp tục vi phạm.
Thời điểm hoàn thành của tội phạm này phụ thuộc vào từng trường hợp phạm tội nêu trên. Cụ thể, đối với trường hợp thứ nhất, thì tội phmaj được coi là hoàn thành từ thời điểm gây ra hậu quả nghiệm trọng do sử dụng trái phép tài sản của người khác với giá trị tài sản trên năm mươi triệu đồng, trường hợp thứ hai và ba thì tội phạm được coi là hoàn thành ngay từ thời điểm có hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị trên năm mươi triệu đồng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
3. Mặt chủ quan của tội sử dụng trái phép tài sản:
Tội sử dụng trái phép tài sản được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp với mục đích chính là thu lợi về lợi ích vật chất cho cá nhâm hoặc một nhóm người nào đó.
4. Chủ thể của tội này:
Là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự.
Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội danh này.
II/ Hình phạt:
Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định về 3 mức hình phạt đối với loại tội này như sau:
1. Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
A) Phạm tội nhiều lần;
B) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
C) Gây hậu quả rất nghiêm trọng;
D) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu qủa đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.