Sản xuất trái phép chất ma túy là một hành vi nguy hiểm cho xã hội và được Nhà nước xử lý theo quy định tại Điều 248, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Vậy những quy định của Bộ luật hình sự về tội sản xuất trái phép chất ma túy như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tội sản xuất trái phép chất ma túy là gì?
Tội sản xuất trái phép chất ma túy theo quy định của Bộ luật hình sự là hành vi gây nguy hiểm cho cho xã hội do người có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự thực hiện những hành sản xuất chất ma túy thuộc những hành vi được quy định tại
Chất ma túy:
Ma túy là từ chỉ các chất gây nghiện, có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi đưa vào cơ thể người dưới bất kỳ hình thức nào (uống, hút, hít, tiêm chích …) sẽ gây ức chế hoặc kích thích mạnh hệ thần kinh, làm giảm đau, gây ảo giác, dẫn tới thay đổi một hay nhiều chức năng cơ thể (về sinh lý, tâm lý ), làm cho người sử dụng nó có sự ham muốn không kiềm chế được, phải gia tăng liều lượng để thỏa mãn các cơn thèm khát ngày càng tăng, từ đó sức khỏe ngày một cạn kiệt, nhân cách suy thoái, gia tài khánh kiệt, băng hoại nòi giống, dân tộc.
“Sản xuất (production) là hoạt động kết hợp các đầu vào nhân tố như lao động, tư bản, đất đai (đầu vào cơ bản) hoặc nguyên liệu (đầu vào trung gian) để tạo ra hàng hóa và dịch vụ (sản phẩm, sản lượng, đầu ra).
Những chính sách để quản lý về phòng, chống ma túy được quy định tại Điều 36, Luật phòng chống chất ma túy 2000 sửa đổi, bổ sung 2008.như sau
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch về phòng, chống ma túy;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống ma túy;
3. Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về phòng, chống ma túy;
4. Ban hành, sửa đổi, bổ sung, công bố danh mục chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;
5. Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy;
6. Quyết định thành lập, giải thể cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động của các cơ sở khác về cai nghiện ma túy; tổ chức và quản lý việc cai nghiện ma túy và hòa nhập cộng đồng cho người đã cai nghiện ma túy;
7. Tổ chức đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy;
8. Thực hiện thống kê nhà nước về phòng, chống ma túy;
9. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ về phòng, chống ma túy;
10. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma túy;
11. Hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy;
12. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.”
2. Quy định về tội sản xuất trái phép chất ma túy:
Những hành vi và các khung hình phạt của Tội sản xuất trái phép chất ma túy được quy định cụ thể tại Điều 248, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Các khung hình phạt sẽ được tăng dần: phạt tù 07 năm đến 15 năm; phạt tù từ 15 năm đến 20 năm; bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình và ngoài ra người phạm tội cũng có thể chỉ bị phạt tiền.
Tội sản xuất trái phép chất ma túy là hành vi tạo ra chất ma túy (chế biến, điều chế…) bằng phương pháp thủ công hoặc có áp dụng phương pháp khoa học công nghệ từ cây có chứa chất ma túy, từ các tiền chất và các hóa chất hoặc làm ra chất ma túy này từ chất ma túy khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc không đúng với nội dung mà cơ quan có thẩm quyền cho phép.
“1. Người nào sản xuất trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;
e) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;
h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 200 mililít;
i) Tái phạm nguy hiểm;
k) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm đ đến điểm h khoản này.
3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;
c) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;
d) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;
đ) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 200 mililít đến dưới 750 mililít;
e) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm đ khoản này.
4 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;
b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;
c) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;
d) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;
đ) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm d khoản này.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
+ Phạm tội nhiều lần: Nghĩa là phải có hành vi sản xuất trái phép chất ma túy từ hai lần trở lên. Mỗi lần phạm tội phải có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm mà các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thòi hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: người phạm tội đã dựa vào chức vụ, quyền hạn mà mình được đảm nhiệm dùng làm phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội.
+ Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức: người phạm tội đã sử dụng danh nghĩa cơ quan nhà nước, tổ chức nơi họ làm việc hoặc công tác để thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: nhân viên của tổ chức y tế đã sử dụng danh nghĩa của tô chức này để sản xuất trái phép chất ma túy).
+ Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. Tái phạm nguy hiểm là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Bộ luật Hình sự, người tái phạm, tái phạm nguy hiểm không chỉ thực hiện hành vi phạm tội mà còn đã từng bị kết án và chưa được xóa án tích trước đó.
3. Các yếu tố cấu thành của tội sản xuất trái phép chất ma túy:
Khách thể tội phạm: Tội sản xuất chất ma túy trái phép xâm phạm đến các quy định pháp luật về quản lý chất ma túy của Nhà nước, đồng thời cũng xâm phạm đến tài sản sức khỏe và tính mạng của con người.
Chủ thể tội phạm: Có thể là bất kỳ người nào có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự gây ra và để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho Xã hội. Về trách nhiệm hình sự và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự ( Điều 12) được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của Người phạm tội sản xuất trái phép chất ma túy là lỗi cố ý. Được hiểu là người phạm tội biết hành vi của mình là sai, xâm phạm đến quy định của Nhà nước và gây nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện và để lại hậu quả nghiêm trọng.
Mặt khách quan của tội phạm:
– Có hành vi sản xuất chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào: Việc sản xuất các chất dùng cho công tác nghiên cứu y học hoặc để bào chế thuốc chữa bệnh được Nhà nước quy định rất chặt chẽ, vì vậy phải tuân thủ đầy đủ các quy định của Nhà nước về sản xuất các chất ma túy. Hành vi sản xuất chất ma túy bị coi là sản xuất trái phép chất ma túy khi việc sản xuất đó không được phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc không đúng với nội dung của giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cho phép.
– Trường hợp một người đã biết là chất ma túy giả nhưng làm cho người khác tưởng là chất ma túy thật nên mua bán, trao đổi… thì người đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm về ma túy mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 Bộ luật Hình sự, nếu có đủ các dấu hiệu khác trong cấu thành tội phạm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
– Đặc biệt trong tất cả các trường hợp bị thu giữ chất ghi là chất ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì đểu phải trưng cầu giám định để xác định loại, hàm lượng, trọng lượng chất ma túy, tiền chất.
Căn cứ pháp lý:
– Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.