Thuật ngữ "tội phạm chiến tranh" xuất phát từ trong các cuộc chiến tranh. Tội phạm chiến tranh được xác định là những người có hành vi tàn bạo hoặc ra lệnh cho người khác thực hiện việc giết người dân vô tội, người bị thương, tù binh, ... Vậy cụ thể tội phạm chiến tranh là gì? Tội phạm chiến tranh theo Bộ luật hình sự như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tội phạm chiến tranh là gì?
Tội phạm chiến tranh được xác định là các chủ thể trong nước và chủ thể phạm tội nước ngoài do đó các quốc gia trên thế giới có thâm gia vào các công ước quy định về tội phạm chiến trang. Bên cạnh đó thì trong luật hình sự Việt Nam quy định tội phạm chiến tranh là tội phạm thuộc chương các tội phạm phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh. Do đó tội phạm chiến tranh được xác định là hành vi ra lệnh hoặc trực tiếp tiến hành việc giết hại dân thường, người bị thương, tù binh, cướp phá tài sản, tàn phá các nơi dân cư, sử dụng các phương tiện hoặc phương pháp chiến tranh bị cấm cũng như là những hành vi khác vi phạm nghiêm trọng các điều ước quốc tế về vấn đề này mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia.
Cụ thể hơn trong
Từ những nội dung được nhắc đến ở trên thì có thể xác định tội phạm chiến tranh là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có tính quốc tế. Do vậy, đối với tội phạm này luật hình sự Việt Nam không chỉ quy định hình phạt rất nghiêm khắc theo khung hình phạt với mức cao nhất là tử hình và mức thấp nhất là 10 năm tù mà còn quy định không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự cũng như không giới hạn hiệu lực về không gian của Bộ luật hình sự.
2. Tội phạm chiến tranh theo Bộ luật hình sự:
Trên có sở xác định tội phạm chiến tranh là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có tính quốc tế. Bởi lẽ đó mà theo
2.1. Về mặt khách quan của tội phạm:
Trước tiên về mặt khác quan được xác định dựa theo công ước Geneva về giao tranh trên bộ, trên biển, tù binh và thường dân đã chính thức ra đời gồm 4 Công ước gắn với quyền của thường dân, tù binh chiến tranh và quân nhân bị thương và bệnh tật. Bởi lẽ đó, những người không tham gia trực tiếp vào chiến sự, kể cả thành viên các lực lượng vũ trang đã hạ khí giới và những người đặt ra ngoài vòng chiến đấu vì ốm đau, bị thương, bị giam giữ hoặc do bất cứ nguyên nhân nào khác sẽ được đối xử một cách nhân đạo trong mọi trường hợp, không có sự phân biệt có tính chất bất lợi nào, căn cứ vào chúng hoặc giàu nghèo hoặc bất cứ một tiêu chuẩn tương tự nào khác.
Hành vi phạm tội của tội phạm chiến tranh bao gồm:
– Ra lệnh tiến hành việc giết hại dân thường, người bị thương, tù binh, cướp phá tài sản, tàn phá các nơi dân cư.
– Trực tiếp tiến hành việc giết hại dân thường, người bị thương, tù binh, cướp phá tài sản, tàn phá các nơi dân cư.
– Sử dụng các phương tiện hoặc phương pháp chiến tranh bị cấm.
– Thực hiện các hành vi khác vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế hoặc các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Khách thể của tội phạm chiến tranh là tính mạng, sức khỏe của dân thường, người bị thương, tù binh, tài sản ở những nơi có chiến sự, và những quy định của pháp luật quốc tế cấm sử dụng một số loại phương tiện, phương pháp tiến hành chiến tranh.
2.2. Về mặt chủ quan của tội phạm:
Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi phạm tội của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
2.3. Về khách thể của tội phạm:
Tội phạm xâm hại đến quyền tự do thân thể, xâm phạm sức khỏe, tính mạng tài sản của con người, xâm phạm đến trật tự an ninh, chính trị quốc gia, xâm hại đến các thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Từ đó, gây xáo trộn trật tự xã hội và khu vực. Không những thế mà còn có quy định rằng tội phạm thể hiện ở các hành vi: ra lệnh hoặc trực tiếp tiến hành việc giết hại dân thường, người bị thương, tù binh, cướp phá tài sản, tàn phá các nơi dân cư, sử dụng các phương tiện hoặc phương pháp chiến tranh bị cấm hoặc thực hiện hành vi khác vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế hoặc các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
– Giết hại dân thường là hành vi giết hại những người không trực tiếp tham gia vào cuộc chiến tranh.
– Giết hại người bị thương là hành vi giết hại người tham gia cuộc chiến nhưng đã bị đặt ngoài vòng chiến đấu vì bị thương. Người bị thương có thể là người thuộc lực lượng vũ trang, có thể là người dân tham gia chiến đấu.
– Giết hại tù binh là hành vi giết hại người tham gia chiến đấu nhưng đã đầu hàng hoặc tuy không đầu hàng nhưng đã bị bắt làm tù binh.
– Cướp phá tài sản là hành vi cướp phá tài sản ở khu vực có chiến sự. Tài sản có thể là tài sản của nhân dân ở khu vực hoặc tài sản chung như các di tích lịch sử, công trình văn hoá.
– Tàn phá các nơi dân cư là hành vi phá hoại mang tính huỷ diệt các khu vực dân sự một cách vô cớ. Sử dụng các phương tiện hoặc phương pháp chiến tranh bị cấm là hành vi tiến hành chiến tranh có sử dụng các phương tiện hoặc phương pháp bị cấm. Đó là các hành vi sử dụng vũ khí vi trùng gây bệnh, làm chết người, chết động thực vật; dùng chất hoá học độc hại đối với con người, sự sống…
Như vậy, có thể thấy rằng đối với những hành vi khác vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế hoặc các điều ước quốc tế là những hành vi không thuộc diện các hành vi nêu trên được kẻ phạm tội thực hiện. Do đó, tính trái pháp luật của các hành vi này là vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế hoặc các điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
2.4. Về chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội phạm là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự không quy định thế nào là năng lực trách nhiệm hình sự nhưng có quy định loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự tại Điều 21 Bộ luật Hình sự. Theo đó, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi có năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình.
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều luật quy định tội phạm cụ thể không bao gồm tội phạm thuộc chương XXVI – tội phá hoại hoài bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh. Do đó, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội quy định tại Điều 423 Bộ luật hình sự là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Chủ thể của tội phạm có thể là cá nhân thực hiện tội phạm một mình nhưng cũng có thể là nhiều người cùng thực hiện tội phạm. Trường hợp nhiều người thực hiện cùng một tội phạm được quy định theo Điều 17 Bộ luật Hình sự
Theo quy định của Bộ luật hình sự đây là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, do đó, tất cả mọi công dân Việt Nam, người nước ngoài; người không có quốc tịch ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi trở lên, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đều có thể là chủ thể của tội phạm này. Hình phạt của tội phạm chiến tranh được quy định tại Điều 423 Bộ luật Hình sự quy định 02 khung hình phạt đối với tội phạm chiến tranh như sau:
– Khung hình phạt phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình đối với người nào trong thời kỳ chiến tranh mà ra lệnh hoặc trực tiếp tiến hành việc giết hại dân thường, người bị thương, tù binh, cướp phá tài sản, tàn phá các nơi dân cư, sử dụng các phương tiện hoặc phương pháp chiến tranh bị cấm hoặc thực hiện hành vi khác vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế hoặc các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
– Khung hình phạt phạt tù từ 10 năm đến 20 năm đối với người phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên.
Như vậy, có thể thấy rằng, người phạm tội và trở thành tội phạm của chiến tranh thì được xác định tùy vào mức độ của hành vi phạm tội mà phán xét mức hình phạt dối với người đó, Bên cạnh đó, pháp luật Hình sự nước ta còn có các quy định về người là tội phạm chiến tranh phải là người có đủ độ tuổi theo như quy định của pháp luật và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để chịu trách nhiệm về hành vi phạm tội của mình, được xác định theo cán cư quy định tại Điều 9 Bộ luật hình sự tùy theo mức nguy hiểm và tính chất phạm tội của chủ thể phạm tội.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật hình sự năm 2015