Nhìn nhận từ cuộc tranh luận không ngừng trong việc cắt nghĩa hay biện minh cho hành động phá thai khi trả lời câu hỏi: nạo phá thai có phải là một hành động biết người hay không? Dưới đây là bài viết phân tích về tội phá thai trái phép theo quy định Bộ luật hình sự năm 2015.
Mục lục bài viết
1. Tội phá thai trái phép theo quy định Bộ luật Hình sự năm 2015:
1.1. Vấn đề quyền sống của thai nhi:
Quyền được sống là một quyền con người cơ bản và trung tâm. Tuy nhiên quyền được sống của thai nhi là vấn đề nằm trong ranh giới gây tranh cãi bởi việc thừa nhận nó trong nhiều trường hợp là đi ngược với quyền tự do riêng tư của người phụ nữ. Do đó đối với sự sống của một bào thai, từ trước đến nay đa số pháp luật quốc tế, các cơ quan nhân quyền quốc tế và khu vực cũng như tòa án trên thế giới đã thiết lập rõ ràng rằng bất kỳ biện pháp bảo vệ thai nhi trước khi sinh ra phải phù hợp với các quyền con người của phụ nữ. Đối với hệ thống pháp luật quốc gia thì một số nước đã áp dụng các khuôn khổ pháp lý khác nhau để bảo vệ sự sống trước khi sinh. Một số quốc gia thừa nhận sự sống trước khi sinh ra là một quyền hiến định ghi nhận trong hiến pháp quốc gia. Còn một số quốc gia hướng tới bảo đảm sự công bằng trong cuộc sống của cả hai người đó là phụ nữ mang thai và các trẻ em chưa sinh. Bên cạnh đó thì một số quốc gia lại khẳng định sự sống của thai nhi với cơ thể cùng với mẹ và đặt quyền lợi của ba mẹ lên trên sự sống của thai nhi. Có thể thấy rằng hành lang pháp lý quốc tế và khu vực đó có những mâu thuẫn về vấn đề quyền sống của thai nhi. Và cuộc tranh luận này ngày càng sôi nổi bởi nó liên quan trực tiếp đến một số vấn đề đang được quan tâm trong xã hội, đó là nạo phá thai. Vậy có hay không cho phép phá thai? Quy định của pháp luật các quốc gia và những luồng quan điểm trái chiều từ dư luận ra sao? Pháp luật Việt Nam hiện nay trong lĩnh vực hình sự cũng có quy định về vấn đề này.
1.2. Dấu hiệu pháp lí của tội phá thai trái phép theo Điều 316 của Bộ luật hình sự năm 2015:
Trong hệ thống quan điểm của nhà nước cũng như các quy định pháp luật Việt Nam, không hề đả động đến quyền sống của thai nhi ở đây thực sự là một nội dung còn quá non trẻ. Các vấn đề về thai nhi chỉ dừng ở mức bảo vệ quyền cho bào thai trên cơ sở xác định nó là một phần của người mẹ và là con người tìm năng có mối quan hệ với người bố sau khi sinh ra. Pháp luật liên quan đến nạo phá thai ở Việt Nam bao gồm: hiến pháp tuyên bố rằng những người đàn ông và phụ nữ được hưởng quyền bình đẳng trong tất cả các khía cạnh và các trường học khác như sức khỏe sinh sản … Theo quy định của pháp luật dân sự ghi nhận: người thừa kế phải là cá nhân còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản mất, với quy định như vậy thì đứa trẻ ngay từ khi mới là thai nhi đã có thể được hưởng di sản thừa kế sau khi thai nhi đó được sinh ra và sống sau thời điểm mở thừa kế. Quan điểm của nhà nước Việt Nam coi thai nhi chính là cá thể có tiềm năng con người và sẽ được xác định khi đứa bé được sinh ra và sống sót trong vòng 24 giờ. Đặc biệt văn bản có liên quan thể hiện tính nghiêm khắc nhất của pháp luật Việt Nam đó là quy định của pháp luật hình sự cụ thể là tại Điều 316 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), dấu hiệu pháp lí cơ bản của tội này như sau:
Thứ nhất, mặt khách quan của tội phạm. Hành vi khách quan của tội phạm này được quy định là hành vi thực hiện việc phá thai trái phép cho người khác. Đây là hành vi thực hiện các thủ thuật nạo phá thai mà không có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ Y tế hoặc cơ sở y tế cấp phép. Về dấu hiệu hậu quả thì hậu quả của tội phạm này được quy định có thể là:
– Chết người;
– Thương tích hoặc tổn hại cơ thể với mức độ tỷ lệ tổn thương cơ thể của một người/tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của nhiều người là 61 % trở lên.
Hậu quả thiệt hại trên đây phải có quan hệ nhân quả với hành vi thực hiện việc phá thai trái phép của chủ thể. Dấu hiệu hậu quả trên đây có thể được thay thế bằng dấu hiệu nhân thân “đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính” hoặc “đã bị kết án” về hành vi này mà chưa được xóa án tích đến nay tiếp tục vi phạm.
Thứ hai, dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm. Lỗi của người phạm tội trong trường hợp gây hậu quả thiệt hại được quy định là lỗi vô ý. Người phạm tội khi thực hiện hành vi phá thai trái phép không mong muốn gây ra hậu quả thiệt hại mà tin rằng hậu quả đó không xảy ra và không thể thấy trước được hậu quả do bản chất cẩu thả của hành vi. Trong trường hợp dấu hiệu nhân thân được thay cho dấu hiệu hậu quả thiệt hại thì lỗi của chủ thể được xác định là lỗi cố ý đối với hành vi phá thai trái phép vi phạm quy định của pháp luật về hình sự.
Thứ ba, dấu hiệu chủ thể của tội phạm. Chủ thể của tội phạm này là chủ thể thường, không phải là chủ thể đặc biệt. Chủ thể của tội phạm có thể là bác sĩ hoặc dược sĩ hoặc người dân bình thường … Chủ thể của tội phạm phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Bộ luật Hình sự hiện hành không quy định thế nào là năng lực trách nhiệm hình sự nhưng có quy định loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự tại Điều 21 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Theo đó thì có thể hiểu, người nào mà thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng mắc các bệnh về tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất đi khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Khi đó những chủ thể như vậy thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi liên quan đến tuổi nạo phá thai trái phép. Còn lại những người đáp ứng quy định về độ tuổi và năng lực hình sự thì đều phải chịu trách nhiệm hình sự theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ tư, dấu hiệu khách thể của tội phạm. Phá thai trái phép đi ngược với quy định của pháp luật, tuy trực tiếp xâm phạm đến tính mạng và sức khoẻ của con người nhưng xâm phạm đến khách thể mà luật hình sự bảo vệ, tức là loại tội phạm nhằm vào là trật tự quản lý của Nhà nước về việc phá thai. Ngoài ra thì đối tượng tác động của tội phạm này không phải là thai nhi mà cũng không phải là tính mạng, sức khoẻ của người phụ nữ mang thai, mà chỉ là các quy định của Nhà nước về phá thai trái phép, trái quy định.
2. Khung hình phạt đối với tội phá thai trái phép theo Điều 316 của Bộ luật hình sự năm 2015:
Về hình phạt theo quy định của pháp luật hình sự hiện nay có ghi nhận rằng, điều luật quy định 03 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung đối với loại tội phạm này.
Thứ nhất, khung hình phạt cơ bản được quy định là hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc là hình phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
Thứ hai, khung hình phạt tăng nặng được quy định cho loại tội phạm này là phạt tù từ 03 năm đến bẩy năm hoặc từ 07 năm đến 15 năm.
Thứ ba, các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng được quy định là các dấu hiệu về thiệt hại liên quan đến tính mạng và sức khỏe của con người. Khung hình phạt bổ sung (có thể áp dụng theo quy định của nhà nước) là hình phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
3. Phụ nữ mang thai được phép nạo phá thai trong trường hợp nào?
Theo quy định tại hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản Ban hành kèm theo quyết định 4128/QĐ-BYT ban hành tạm thời bổ sung danh mục kĩ thuật áp dụng trong hội chẩn, tư vấn khám bệnh, chữa bệnh từ xa năm 2020, thì việc nạo phá thai chỉ được thực hiện cho đến khi thai nhi phát triển đủ 22 tuần tuổi. Cụ thể là các phương pháp phá thai từ tuần 13 đến hết 22 tuần.
+ Phá thai bằng thuốc được áp dụng cho thai nhi phát triển từ tuần thứ 13 đến hết 22 tuần;
+ Phương pháp nong và gắp (pháp luật không khuyến khích): sử dụng bơm hút chân không và kẹp gắp thai sau khi cổ tử cung đã được chuẩn bị bằng misoprostol được áp dụng cho thai từ tuần 13 đến hết 18 tuần. Ngoài ra thì không có bất kì văn bản pháp luật nào cấm hoàn toàn việc nạo phá thai.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Hiến pháp năm 2013;
– Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
– Quyết định 4128/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành tạm thời bổ sung danh mục kĩ thuật áp dụng trong hội chẩn, tư vấn khám bệnh, chữa bệnh từ xa năm 2020.